Với tuyên bố chính thức ngừng hoạt động công cụ tìm kiếm của mình tại Trung Quốc, Google đã “hoàn thành” chặng đường 4 năm phiêu lưu tại thị trường này. Dưới đây là những cột mốc quan trọng đánh dấu bước đường hơn 4 năm của Google tại Trung Quốc.

Năm 2005

Google lôi kéo Lee Kai-fu từ Microsoft và Johnny Chou từ UTStarcom về hãng để điều hành hoạt động của văn phòng tại Trung Quốc. Việc Google tuyển dụng Lee Kai-fu đã khiến họ bị Microsoft khởi kiện cho đến khi 2 bên tiến hành thỏa thuận giải quyết vụ việc này vào tháng 12 năm đó.

Năm 2006

Tháng 1: Google.cn chính thức ra mắt.

Tháng 2: Các nhà làm luật Mĩ đã kịch liệt chỉ trích Google và Yahoo đã “tiếp tay” cho chính quyền Trung Quốc trong việc kiểm duyệt các kết quả tìm kiếm.

Tháng 6: Google bán lại toàn bộ số cổ phần của họ tại Baidu – một công cụ tìm kiếm bản địa.

Tháng 12: Johnny Chou từ chức đồng chủ tịch và chỉ còn một mình Lee Kai- fu giữ chức Chủ tịch Google tại Trung Quốc.

Năm 2007

Tháng 1: Google hợp tác với China Mobile – mạng di động lớn nhất Trung Quốc để cung cấp dịch vụ tìm kiếm trên di động và Internet tịa Trung Quốc.

Tháng 4: Google lên tiếng xin lỗi vì đã sử dụng dữ liệu của đối thủ Sohu.com để đoạt quyền kinh doanh quảng cáo trên 400 website của China Telecom.

Tháng 6: Google hợp tác với Sina, cổng thông tin trực tuyến lớn nhất Trung Quốc để cung cấp dịch vụ tìm kiếm, quảng cáo và tin tức tại Trung Quốc.

Năm 2008

Trung Quốc chính thức vượt qua Mĩ để trở thành quốc gia có số người sử dụng Internet lớn nhất thế giới.

Năm 2009

Tháng 1: Trung Quốc tuyên bố phát động chiến dịch truy quét những website phát tán nội dung khiêu dâm, đồi trụy thông qua các công cụ tìm kiếm như Baidu và Google. Hai ngày sau Baidu lên tiếng xin lỗi vì đã để lọt những thông tin độc hại này trên công cụ tìm kiếm của họ.

Tháng 3: Dịch vụ chia sẻ video YouTube của Google không thể truy cập được tại Trung Quốc. Google bắt đầu cung cấp dịch vụ âm nhạc trực tuyến miễn phí.

Tháng 6: Trung Quốc yêu cầu tất cả các máy tính tại nước này phải được cài đặt phần mềm “Green Dam-Youth Escort” kể từ ngày 1/7/2009 để chặn các website khiêu dâm.

Tháng 7: Trung Quốc tạm hoãn kế hoạch cài đặt “Green Dam - Youth Escort”. Facebook bắt đầu không thể truy cập tại Trung Quốc.

Tháng 9: Lee Kai-fu từ chức và đứng ra thành lập một công ty riêng tại Bắc Kinh.

Năm 2010

Ngày 12/1: Google tuyên bố đang xem xét việc đóng cửa của họ tại Trung Quốc sau khi phát hiện ra một vụ tấn công “cực kỳ tinh vi” nhằm đột nhập hệ thống cơ sở dữ liệu thư điện tử của họ tại Trung Quốc.

Ngày 21/1: Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton kêu gọi Trung Quốc tiến hành điều tra vụ đột nhập này.

Ngày 29/1: Tổng giám đốc Google Eric Schmidt tuyên bố hãng này phản đối việc kiểm duyệt và lọc các kết quả tìm kiếm tại Trung Quốc.

Ngày 5/2: Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Yang Jiechi tuyên bố Trung Quốc không thể bị đổ tội vì Google bị tấn công.

Ngày 10/3: Eric Schmidt tiết lộ “số phận của Google tại Trung Quốc sẽ sớm có quyết định cuối cùng”.

Ngày 12/3: Li Yizhong, Bộ trưởng Công nghiệp và CNTT Trung Quốc tuyên bố Google sẽ “rất thiếu trách nhiệm” nếu không tuân thủ các quy định của luật pháp Trung Quốc.

Ngày 13/3: Tờ Financial Times trích dẫn một nguồn tin bí mật cho biết “99,9% Google sẽ đóng cửa dịch vụ tìm kiếm của mình tại Trung Quốc”.

Ngày 15/3: Lần đầu tiên cổ phiếu của Baidu có giá cao hơn cổ phiếu của Google.

Ngày 16/3: website của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đăng tải một mức thư có chữ kí của 27 hãng quảng cáo Trung Quốc yêu cầu Google phải bồi thường cho họ nếu rút khỏi thị trường nước này.

Ngày 17/3: Hãng tin kinh tế Bloomberg đã tiếp cận được 22 trong tổng số 27 chữ kí trong lá thư nhưng không một ai xác nhận họ đã kí vào lá thư đó.

Ngày 19/3: Tờ China Business News tiết lộ thông tin cho biết Google sẽ chính thức ngừng hoạt động tại Trung Quốc kể từ ngày 10/4/2010. CCTV gỡ bỏ lá thư mạo danh khỏi website của họ.

Ngày 21/3: Các hãng truyền thông Trung Quốc bao gồm cả Tân Hoa Xã lên tiến chỉ trích Google đã “chính trị hóa” vấn đề của họ.

Ngày 22/3: Google chính thức tuyên bố ngừng hoạt động công cụ tìm kiếm của hãng tại Trung Quốc, chuyển tất cả những truy cập từ địa chỉ Google.cn sang công cụ đặt tại HongKong.

Theo ICTnews (Business Week)




Bình luận

  • TTCN (11)
Khách

đúng là trung quốc,về độ "thâm" thì không có đối thủ..............

MasterPhoenix  24

Quy luật thôi

Sống gần TQ lâu rồi , chúng ta đều hiểu mà ...

Công nhận , TQ quá "thâm" , ở gần nó , giống như ở gần một quả bom sắp phát nổ ... nhưng dù sao , TQ vẫn là một cường quốc của Châu Á , Đại diện cho Châu Á Đại Lục ...

Chỉ hy vọng , đất nước chúng ta , sẽ cố gắng , giống như Nhật Bản vậy , tuy nhỏ bé , nhưng lại rất mạnh mẽ , cố gắng lên , dân tộc VN

Khách

Hoan hô Google

Mình hoàn toàn ủng hộ hành động anh hùng của Google. Chắc mấy ông chính phủ Tàu nghĩ nước ổng đông dân nên nghĩ Google không dám bỏ thị trường màu mỡ này mà ra đi đấy mà.Về mặt bên ngoài có vẻ Google là kẻ thua cuộc nhưng bên trong họ đã chiến thắng rất vẻ vang(các bạn thử nghĩ xem, nếu họ ở lại và chịu sự kiểm duyệt chặt chẽ của chính phủ TQ thì chính họ mới là kẻ thua cuộc, các bạn có nghĩ vậy không nào?).

Tuấn Phạm  361

Nhìn lại hành trình của Google ở Trung Quốc cũng thấy là vụ Google bị tấn công không phải là lý do duy nhất để Google rời bỏ Trung Quốc. Từ năm 2009, Trung Quốc đã bắt đầu áp dụng thêm nhiều chính sách hạn chế trên những dịch vụ của Google, ví dụ như chặn Youtube. Thêm nữa, Google mới ra mạng xã hội Buzz trên Gmail. Facebook đã bị chặn ở TQ thì mình đoán Buzz (+Gmail) cũng có thể sớm muộn bị chặn nếu nó được người dùng TQ chấp nhận.

Dù sao đi nữa, mình ủng hộ Google rời bỏ TQ cho đến khi nào chính quyền TQ cư xử "biết điều" hơn. 

Tuấn Phạm  361

Theo mình biết, vào năm 2006 khi Google bắt đầu kiểm duyệt thông tin ở TQ, người dùng TQ tìm kiếm những thông tin "nhạy cảm" sẽ được thông báo là kết quả tìm kiếm được kiểm duyệt. Không biết sau này thông báo đó còn được hiển thị không nữa. Mình đoán là không. Bạn nào từng vào google.cn tìm kiếm thì xác nhận hộ mình cái. 

Hải Nam  30903

Chỉ biết là có 2 loại kiểm duyệt:

- Nhập từ khoá bị cấm: error ngay lập tức, xem như trên thế giới này không có từ như vậy

- Nhập từ khoá nhạy cảm (như "Tibet"): do không thể làm cách trên, thành ra cho đám lính ngồi lọc kết quả, lưu lại, nếu ai kiếm những từ này thì lấy kết quả trên trả về Big Grin

Còn việc từ nào lọc, từ nào không chắc dân TQ chẳng mấy quan tâm. Dù muốn kiểm tra thì rất dễ.

Khách

chuyện vặt thui

từ lâu google đã đặt mục tiêu mỗi ngàu thâu tóm 1 công ty , do vậy việc google rời bỏ trung hoa cũng chỉ như tiệm cơm đổ đi 1 suất ăn thui. có nhằm nhò gì....hy vọng VN trong tương lai gần sẽ có những tập đoàn mang thương hiệu quốc tế như Cocacola, google..của Mỹ , Mitsubishi của Nhật.. hay Hyundai của Hàn....I love VN!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Trish

Quả là một hành trình ngắn ngủi và nhiều thăng trầm.  Đôi lúc  nghĩ Trung Quốc có hơi "độc tài" trong việc kiểm duyệt các kết  quả tìm kiếm.

Khách

Đúng là dân "tàu khựa", chính phủ "tàu khựa", thử 1ví dụ: nếu người ta cần tìm thông tin để làm tư liệu về tình dục, đó là mục đích khoa học, không phải là khiêu dâm, thế là search đi search lại vẫn báo error. thử hỏi nếu là người cần tìm thông tin 1cách chính đáng có phải phát điên lên không?

Hollow

Có khi nào TQ đã lấy được mã nguồn của Google rồi nên bây giờ nó không cần Google nữa?

BS6

Mình mới đọc 1 bài trên vietnamnet cũng về chủ đề kiểm duyệt trên google thấy nói rằng VN mình cũng đang tiến hành kiểm duyệt các trang web có nội dung sấu, mình thấy như vậy là đúng nhưng có lẽ không thể kiểm soát nổi hết đâu.

Còn có thông tin là tin tặc VN cũng sâm nhập vào máy chủ của google để chỉnh sửa linh tinh ji đó nữa, không biết chính xác không

Quan điểm cá nhân chút nhé: Mặc kệ ông to lớn thế nào, ứng dụng tốt ra sao nhưng nếu gây thiệt hại về kinh tế hay bất ổn trong nước thì cho ông ăn xôi xéo. Tôi thích một nước VN yên ổn về xã hội và chính trị để bà con làm ăn mặc dù chính phủ chưa phải là tốt nhất.