Quản lí chặt để hạn chế người chơi thâu đêm suốt sáng. Ảnh minh hoạ.

Ngày 7/4, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã họp Ban soạn thảo xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Quản lí trò chơi trực tuyến (game online). Các quy định về chơi, giờ đóng mở cử của đại lí Internet và khoảng cách từ đại lí đến trường học trong dự thảo vẫn áp dụng theo các quy định hiện hành.

Nghị định 97/2008/NÐ-CP đã giao trách nhiệm cho UBND các tỉnh, thành phố quy định giờ đóng mở cửa đại lí Internet. Nếu địa phương nào chưa ban hành quy định cụ thể thì các đại lí Internet không được cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến sau 22 giờ đêm.

Trưởng Ban soạn thảo, Cục trưởng cục Quản lí Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Lưu Vũ Hải cho biết, quy định về giờ đóng cửa đại lí đối với dịch vụ trò chơi trực tuyến nhằm hạn chế người chơi thâu đêm suốt sáng tại đại lí Internet.

Chơi không quá 3 giờ/ngày

Theo dự thảo, trò chơi trực tuyến là trò chơi điện tử trên mạng Internet có sự tương tác giữa những người chơi thông qua thiết bị đầu cuối với hệ thống máy chủ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi. Với trò chơi này, người chơi không được vượt quá 3 giờ/một trò chơi trong vòng 24 giờ.

Trò chơi trực tuyến đơn giản là trò chơi trực tuyến có sự giới hạn số lượng người chơi tham gia đồng thời một trò chơi, trong đó sự tương tác giữa các người chơi chỉ ở mức độ đơn giản, có nội dung kịch bản và theo các quy tắc đơn giản, không gây tác động tâm lí căng thẳng tới người chơi. Ví dụ như trò cờ tướng, ô ăn quan… Với những trò chơi này, doanh nghiệp được cung cấp 24/24h.

Riêng những trò chơi văn hoá, giáo dục được khuyến khích hơn bằng việc cho chơi 4-5 giờ/trò chơi.

Trước thực tế thời gian qua, trong xã hội có nhiều bức xúc về mặt trái do trò chơi trực tuyến gây ra, một số ý kiến đề xuất nên xem xét kinh nghiệm quản đại lí Internet của Trung Quốc để quản lí chặt chẽ người chơi và đại lí nhằm phát huy mặt mạnh của trò chơi trực tuyến, hạn chế tối đa mặt trái. Chẳng hạn, nếu đại lí Internet cho trẻ em vào lần 1 sẽ bị phạt tiền, lần 2 bị thu hồi giấy phép và lần 3 sẽ bị đóng cửa. Hay như Malaysia và Singapore cũng cấm học sinh mặc đồng phục vào đại lí Internet trong giờ học.

Siết chặt nhà phát hành game

Để hạn chế những doanh nghiệp nhỏ, yếu kém về tài chính và kỹ thuật cũng phát hành game làm manh mún thị trường, Bộ TT&TT và Bộ Tài chính sẽ ban hành lệ phí cấp phép. Đồng thời, dự thảo quy định cụ thể việc thu hồi giấy phép trong thời hạn một năm đối với doanh nghiệp vi phạm.

Dự thảo cũng khuyến khích phát triển trò chơi sản xuất trong nước, hạn chế trò chơi nhập khẩu bằng cách quy định doanh nghiệp phải đăng ký trước 1 năm những trò chơi dự kiến phát hành hoặc nhập khẩu hàng năm.

Để tránh tình trạng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trốn phép, trốn thuế, sẽ cấm doanh nghiệp không xin cấp phép ở Việt Nam nhưng cung cấp dịch vụ vào Việt Nam và cấm doanh nghiệp Việt Nam cấu kết với doanh nghiệp nước ngoài không được cấp phép cung cấp dịch vụ ở Việt Nam.

Tài sản ảo không được quy thành tiền

Vấn đề tài sản ảo trong Thông tư 60 vốn còn tranh cãi lâu nay được thay mới bằng khái niệm vật phẩm ảo. Theo dự thảo, vật phẩm ảo chỉ được sử dụng trong phạm vi trò chơi và theo đúng mục đích quy định trong nội dung kịch bản đã cấp phép. Vật phẩm ảo không phải là tài sản, không có giá trị quy đổi ngược lại thành tiền hoặc tài sản dưới bất kỳ hình thức nào.

Ông Hải cho biết, chưa có nước nào trên thế giới công nhận vật phẩm trong game là tài sản và việc xử lí tranh chấp chỉ giải quyết trong nội bộ trò chơi giữa người chơi và doanh nghiệp, không liên quan đến tranh chấp dân sự.

Ngoài ra, một đại diện đến từ Thanh tra Bộ TT&TT đề xuất nên đưa thêm yêu cầu doanh nghiệp phải đảm bảo sự trong sáng của tiếng Việt vào game bởi hiện nay, ngôn ngữ trong game bị biến thế, rất khó hiểu.

Cũng có ý kiến đề xuất cấm quảng cáo game online trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các pano ngoài trời hay chạy road show trên đường phố tương tự như cấm quảng cáo rượu và thuốc lá.

Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn đã yêu cầu ban soạn thảo tiếp thu các ý kiến đóng góp để hoàn chỉnh dự thảo, để đưa lên website lấy ý kiến và tổ chức hội thảo trong quý II.

Theo VietNamNet.




Bình luận

  • TTCN (35)
Tào Văn Nghệ

Cấm là phải

Lẽ ra nhà Nước phải làm sớm hơn mới đúng..để đến giờ này thì hơi muộn, nhưng muộn còn hơn không để cứu vớt phần nào thế hệ trẻ của Việt Nam đang băng hoại vì game online.

Khách

Tui ung ho nha nuoc VN

Nha nuoc lam vay la dung,nhung thay vi lam cho game nham di ko ai choi thi tutu nguoi ta se ko choi nua, chu cam thang than nhu vay e rang ko on chut nao,se co noi loan cho ma sem.

Kẻ sắp chết đói

Theo tôi nghĩ thì tại sao lại phải cắt mạng internet các phòng net sau 23h ,trong khi chỉ cần bắt các NPH game đóng cửa sever sau 23h thì gamer lấy gì đễ mà chơi không lẽ chơi game offline cả đêm àh. Tôi là 1 chủ pnet, thường 22h là tôi đã mời khách nghĩ. Rồi mướn người vào làm việc (chủ yếu là người khuyết tật )nhập liệu. Cắt mạng thì tôi còn làm việc gì được. Thu nhập chủ yếu nhờ vào làm việc nhập liệu( khốn nạn thay việc này chỉ có năng xuất khi làm buổi tối) và còn tạo công ăn việc làm hợp pháp cho người khuyết tật. Cắt mạng  rồi chết đói àh. Mấy bác trên bộ giàu quá rồi nên nghĩ ra việc không cho người khác làm giàu àh. Dân có giàu nước mới mạnh mấy bác quên lời dạy của bác hồ àh.

Kiến nghị

cấm thì cứ cấm thoải máy. Ngày 1/09 anh em gamer ai làm công ty thì nghĩ học sinh thì cup học toàn bộ ra đường biểu tình nào hehe

nam  1

không được cấm chơi game

ừ , cứ cấm đi con người mà , càng ngày cấm thì họ chán nản họ qua nước ngoài hoặc chán cài nước việt này mà cũng sẽ có ngày nó quay sang phản đừng có trách .... cấm chơi game , cấm đá gà , cấm rượu chè ..tất cả cấm 1 số thành phần vì nhiều cái họ làm giàu mà có giàu mới đóng thuế và xây nhà và đường phố mới cứ cấm thế nước ta nghèo hoài