Diễn viên Boryanna Trifonova với tấm biển có hình dấu chấm hỏi, nhấn mạnh tình trạng ẩn danh online - Ảnh: China Daily.

Để giúp giới trẻ ý thức hơn những nguy cơ tiềm ẩn của mạng xã hội Facebook, nhóm sinh viên Trung Quốc và sinh viên quốc tế đã thực hiện một vở kịch dưới sự hướng dẫn của đạo diễn kiêm nhà soạn kịch người Anh.

Cập nhật trạng thái, yêu cầu kết bạn, đăng bài lên tường… là một trong số những hoạt động thường xuyên của mạng xã hội Facebook, nơi có thể dẫn đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn trong tương lai cho những người sử dụng mạng Internet.

Chính vì thế, nữ đạo diễn kiêm nhà soạn kịch người Anh Oda Fiskum quyết định thực hiện vở kịch về Facebook với tựa đề mới nhất là Con voi trong phòng sản xuất tại Trung Quốc nhằm giúp mọi người có thể tự ý thức được bản thân khi lên mạng. “Chúng tôi muốn mọi người bắt đầu suy nghĩ và đặt câu hỏi cộng đồng mạng là gì. Chúng đang làm thay đổi cách nghĩ và hành vi của chúng ta. Đây không phải là đồ chơi. Chúng là những công cụ kiếm tiền” - Oda cho biết.

Ảnh
Diễn viên Elizabeth Ashforth và tấm biển quen thuộc: ảnh đại diện trên Facebook - Ảnh: China Daily.

Lấy cảm hứng từ bài thơ gây tranh cãi File zero (1994) của nhà thơ Trung Quốc Yu Jian, nội dung của vở kịch tập trung tìm hiểu những mối nguy cơ từ việc xâm phạm quyền riêng tư, cô lập xã hội và nghiện mạng xã hội của giới trẻ.

Oda Fiskum cho biết cô cũng từng bị nghiện Facebook. Tuy nhiên, cô đã nhìn nhận lại thói quen sẵn lòng đưa những thông tin cá nhân của mình lên trang mạng xã hội rằng “đó là một quá trình đau đớn. Chúng ta phát hiện nhiều điều về bản thân và mọi người xung quanh. Điều đó khiến chúng ta không mấy hài lòng về người khác”.

Đạo diễn Fabrizio Massini, người cùng tham gia dự án này với Fiskum, cho biết vở kịch này không chỉ là cách gây chú ý tại Nhà hát Bắc Kinh mà còn là cách giúp những người dùng trực tuyến trung bình nhận ra rằng các trang web này không an toàn như vẻ bề ngoài. Anh nói: “Rất nhiều người khi nghĩ về Trung Quốc đều nghĩ rằng đây là một nước lớn, đặc biệt là ở phía Tây, nơi mọi thứ có khoảng gần như rất ngắn. Điều đó khiến chúng tôi bắt đầu suy nghĩ liệu một vài người thật sự đã tự do chưa?”. Sau khi đến Trung Quốc, Oda và Fabrizio bắt đầu nghiên cứu tương tự trên Renren, trang mạng xã hội phổ biến nhất Trung Quốc.

Kịch bản được viết 50% bằng tiếng Hoa và 50% bằng tiếng Anh nhằm phổ biến không chỉ cho giới trẻ Trung Quốc mà còn cho giới trẻ thế giới. Vở kịch đã huy động đội ngũ sinh viên Học viện Kịch nghệ trung ương Trung Quốc và một số trường quốc tế khác tham gia diễn xuất.

Ảnh
Đạo diễn kiêm nhà sản xuất trẻ Oda Fiskum - Ảnh: China Daily.

Bulgarian, sinh viên Học viện Boryana Trifonova, chia sẻ: “Ngay khi tôi được nói chuyện với Oda về ý tưởng của cô, tôi nghĩ mình phải tham gia vở kịch này”.

Vở kịch được diễn tại Nhà hát Penghao ở Bắc Kinh (Trung Quốc) trong hai ngày 12 và 13/6.

Theo Tuổi Trẻ Online (China Daily)



Bình luận

  • TTCN (1)
Lâm Thái Sơn  186

vẫn ko hiểu vở kịch muốn truyền đạt điều gì Plain Face