Những cuộc thi đấu do các nhà phát hành game tổ chức càng làm giới trẻ bị hấp dẫn bởi game online hơn - Ảnh: T.T.D.

Những người chơi game, nghiện game có đủ thành phần từ doanh nhân, trí thức cho đến sinh viên, học sinh và cả những cô cậu nhỏ xíu 12-13 tuổi bỏ học sớm. Họ đều là những người mê muội và chìm đắm trong game online.

Điểm chung là họ mê đắm trò chơi trực tuyến, sẵn sàng bỏ bê việc thật để... phụng sự việc ảo. Nhiều người vì mê chơi mà bỏ việc, càng nhiều hơn là số học sinh, sinh viên bỏ cả học hành.

Dứt không ra

Xinh đẹp và chịu chơi, H.N. (27 tuổi) được phong làm bang chủ một bang trong Phong Hổ của Võ lâm truyền kì 2 và cùng đồng đạo bôn tẩu giang hồ gần ba năm nay. N. nổi tiếng trong giới giang hồ vì level 98 (level cao nhất trong Võ lâm truyền kì 2 là 99). Những ngày này với tư cách là bang chủ, N. chạy xuôi chạy ngược thuê hẳn một tiệm Internet công cộng với 40 máy và hai điểm khác ở Biên Hòa (Đồng Nai), Hà Nội cho gần 100 game thủ trong bang để tập dượt cho đợt đại chiến bang hội sắp được nhà phát hành game tổ chức.

N. nói rất hãnh diện: “Phải xin phép cơ quan nghỉ ốm để dẫn dắt anh em vì không có bang chủ thì tụi nó như rắn mất đầu”. Trong lúc dầu sôi lửa bỏng, anh chàng người yêu của N. lên kế hoạch đi du lịch và nữ bang chủ N. quát vào điện thoại: “Bỏ người yêu chứ không bỏ game” khiến tinh thần anh em lên hẳn (!).

T.C. - game thủ nhí nhất trong bang hội của N., mới học lớp 7 - cho biết đã chơi Võ lâm truyền kì 2 hơn một năm với level 80. Đó là thứ hạng thuộc hàng có “số má” nên dù nhỏ nhưng đã leo lên ngựa là T.C. mặc sức hét và có thể thoải mái mạt sát những nhân vật cấp thấp hơn mình.

“Ảo mà, chuyện này là bình thường. Có khi em còn chửi những con (nhân vật khác) bằng thằng, mày tao dù biết có người chơi lớn tuổi như ba mình” - cậu bé cười hê hê. Nhà bán tạp hóa, cậu bé thường chôm tiền của mẹ để chơi và khoe: “Em thì không sao nhưng có thằng bạn đang chơi kiệt sức phải đưa đi cấp cứu”.

Những bạn nhỏ tuổi như T.C. tham gia các trò chơi này rất nhiều. Ở khu cổng xe lửa số 10 (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) có một cậu bé mà phòng game quen gọi là Nhóc. Cha mẹ đi tù vì ma túy, Nhóc ở với bà ngoại và suốt ngày trong tiệm net. Chơi riết thành giỏi, Nhóc ngoài đời ai cũng nhéo tai đá đít được, nhưng trong game thì khó ai ăn hiếp, thậm chí Nhóc còn đi bắt nạt kẻ khác cho bõ tức. Chơi riết hết tiền, Nhóc chuyển sang “cày” thuê cho người khác, mỗi tháng được 300.000 đồng. Nhóc còn khét tiếng là tay lừa đảo trong game để lấy tài sản của kẻ khác với nhiều chiêu khó lường trước được.

V.H., một game thủ của Chinh đồ là một cử nhân ngành khách sạn và du lịch, nhà có tiệm vàng ở Q.1 (TP.HCM). Ban đầu ý định của V.H. là nối nghiệp gia đình nhưng anh thú nhận: “Cuộc sống của tôi thay đổi từ game và đến giờ không thể nào dứt ra được”. “Mấy lần cũng định bỏ nhưng mình là vua một nước mà bỏ thì thần dân biết đi về đâu” - H. nói chuyện về game mà cứ như đời thực...

Mê muội và chìm đắm

Khi còn là sinh viên năm 1 vào thời điểm cách đây sáu năm, H. đã sống trong thế giới ảo cùng nhân vật của mình trong thế giới kiếm hiệp của Võ lâm truyền kì. Khi trò chơi này không còn gì hấp dẫn, H. chuyển qua Kiếm thế. Kết thúc một buổi học cũng là thời điểm bắt đầu ngao du thiên hạ để bôn tẩu giang hồ.

H. nói: “Trong game nhiều thằng chơi đểu lắm, cứ thấy người yếu hơn hay ăn hiếp nên mình phải ra tay nghĩa hiệp”. H. nghĩa hiệp vì người khác nhưng lại rất ích kỉ với gia đình mình: nhà nghèo, bố mẹ H. chạy ăn từng bữa và đổ mồ hôi kiếm tiền đóng học phí cho con, nhưng điều đó không làm anh sinh viên này bận tâm. Cuối cùng H. bỏ học vì nợ quá nhiều môn.

H. chỉ là một trong số hàng trăm (thậm chí nhiều hơn thế) sinh viên, học sinh bỏ học vì game online. Ông Trần Anh - một người quen của người viết - nói trong nước mắt: “Đứa con trai giỏi giang của tôi đang học năm 2 Đại học Nông lâm. Mới đây, vợ chồng tôi như ngã quỵ khi biết cháu đã bỏ học hơn bốn tháng nay...”. Những ngày này, người cha tội nghiệp đi khắp các tiệm net giữa Sài Gòn mênh mông để tìm con. Ông khóc: “Chẳng lẽ tôi mất con chỉ vì một thứ mà người ta gọi là trò chơi sao...”.

Sức hấp dẫn của game còn ở chỗ những cuộc offline (gặp mặt). Có thể đó là một chầu cà phê sáng, sau đó buổi trưa lai rai và tiếp đó là... đánh trận lớn “nhậu banh xác pháo”. Hải Ng., một nữ game thủ mê hầu hết các loại game và là bang chủ một bang be bé trong Võ lâm truyền kì, cứ vài ba ngày là gom tiền ảo trong game bán để lấy tiền thật... đi nhậu. Xung quanh Hải Ng. là các bang chúng từ trẻ em đến người đứng tuổi. Sau mỗi cuộc nhậu, tùy tâm trạng mà Hải Ng. sẽ trao tình cho anh chàng nào đó trong hội qua đêm.

Giới chơi game cũng từng biết đến một nữ “sát thủ” tên D., một cô gái không đẹp, không chân dài nhưng dễ thương. Giới game thủ nam khi gặp nhau luôn hỏi đã “chiến đấu” với D. chưa mà không hề ngại. Mỗi tuần một anh, không hơn. D. còn nổi tiếng là cao thủ trong làng uống rượu và cô gái trẻ luôn thấy tự hào về tửu lượng của mình. Cô gái nói “mình thấy trong thế giới ảo cuộc đời sòng phẳng hơn ngoài đời” và đó là lí do cô online chơi game mỗi ngày, có khi thâu đêm suốt sáng.

Những trận chơi đó bào mòn tuổi trẻ của hàng triệu thanh niên. Rất nhiều trong số đó tới một ngày “game over” (trò chơi kết thúc) thì họ tỉnh dậy và thấy mình trong bệnh viện.

PHI LONG

Ảnh
Game online làm giới trẻ chìm đắm khiến nhiều gia đình mất con - Ảnh: Phi Long.

Thư của một người mẹ

Tôi chưa bao giờ nghĩ con trai mình có một ngày phải như thế này. Trước đây cháu từng là một đứa trẻ rất hồn nhiên, hiền lành, thông minh, học tập rất tốt và được lĩnh thưởng nhiều năm liền vào thời kì còn học cấp 2. Cháu là niềm tự hào của tôi. Và chính trong giai đoạn này cháu bắt đầu tiếp xúc với game online... Sang cấp 3 cháu tiếp tục trượt dài, ngày càng mê đắm vào những trò chơi ảo ảnh.

Mặc cho nước mắt tôi rơi, con trai gạt bỏ ngoài tai mọi lời khuyên bảo, bỏ bê học hành. Cháu không còn vẻ hồn nhiên, thông minh, dí dỏm như ngày nào, mà giờ đây là một thiếu niên với hình hài gầy guộc, đờ đẫn, chai lì, biếng ăn biếng nói. Tôi đã từng khóc trong đêm...

“Con ơi! Những trò chơi đó có phải là lẽ sống của con? Mẹ đã dành cho con tất cả từ vật chất đến tinh thần. Sinh con ra, nuôi dạy con khôn lớn, mong cho con nên người để con có được một cuộc sống ổn định, tốt đẹp sau này. Chưa bao giờ mẹ nghĩ nhiều đến bản thân mình, mẹ không cần con phải báo hiếu cho mẹ trong những ngày tuổi già. Mẹ không biết mình sẽ sống được bao lâu nữa nhưng mẹ cũng không hề sợ cái chết. Vì thật ra trong mẹ giờ có quá nhiều nỗi đau, tổn thương và đã trở thành tâm bệnh. Mẹ không còn sợ gì nữa. Chỉ canh cánh trong lòng một điều là làm sao phải cứu lấy con trước khi mẹ nhắm mắt.

Con ơi! Con hãy suy nghĩ lại, phải có quyết tâm, làm người phải biết suy nghĩ đúng sai, biết phân biệt giữa cái tốt và cái xấu, biết dùng lí trí để suy xét, dùng ý chí để chế ngự, khắc phục mình. Con phải thấy rằng mình rất may mắn và vinh dự khi được làm người. Con không thấy sao, xung quanh mình còn biết bao nhiêu mảnh đời bất hạnh, đáng thương. Vậy mà họ đã luôn cố gắng đấu tranh, vượt qua để vươn lên, chọn con đường đúng, tốt đẹp để đi, để sống như một con người. Còn con, chẳng lẽ đợi đến khi mẹ nằm xuống rồi con mới nhận ra sao? Con không thấy những giờ phút mê muội, đắm chìm vào ảo ảnh của con là những giờ phút giày vò, giết chết dần mẹ hay sao?...”.

Tôi tự hỏi dịch vụ game online đã góp phần làm lợi ích cho địa phương, đất nước chúng ta bao nhiêu? Nhưng dù bao nhiêu đi nữa thì điều ấy cũng vô nghĩa nếu nó góp phần làm hư hỏng, làm hại dù chỉ một con người.

Bao nhiêu đứa trẻ đã bị game online tước đoạt phần đời đẹp nhất, trong đó có con tôi?

LÊ THỊ HOÀNG OANH

Hàng trăm sinh viên bỏ học vì game online

Theo thầy Nguyễn Tiến Dũng (trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sư phạm kĩ thuật TP.HCM), vào năm 2009 nhà trường đã buộc thôi học đối với 281 sinh viên có học lực kém. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là các bạn trẻ mê chơi game, đàn đúm bạn bè. Tuy nhiên hiện nay nhà trường đang xem xét khoảng 90 đơn xin chuyển xuống trình độ hoặc bậc học thấp hơn theo quy chế 43 của Bộ Giáo dục - đào tạo của các sinh viên này.

Trong năm 2009, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM có khoảng 180 trường hợp bị đình chỉ học tập do học lực kém.

Với Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, con số này lên đến 414 sinh viên (năm 2009). Thầy Huỳnh Thanh Hùng, phó hiệu trưởng nhà trường, đồng tình rằng nguyên nhân sâu xa do sinh viên chìm đắm vào các trò chơi trực tuyến, không thể bảo đảm việc học tại trường. Thầy Thanh Hùng đưa ra vài trường hợp đáng tiếc về các sinh viên vốn là học sinh giỏi cấp tỉnh nhưng vì mải chơi game mà con đường học vấn bỏ dở giữa chừng.

Theo TuoitreOnline



Bình luận

  • TTCN (9)
Nguyễn Hoàng Hiếu  1

ừk

em bỏ game được 2 năm rồi... nhờ ngày trước ba má đánh mún chết, với lại tụi bạn rủ bỏ game, nên dứt ra luôn. Đang tính thi đh đợt này xong có nên quay lại hok ^^!

Mà em nghĩ người ta buồn, thất thế, mờ nhạt trong cuộc sống mới tìm niềm vui từ game, từ bạn ảo, và cũng để khẳng định mình nhỉ?

Han_doi_vo_doi  113

Chúc chú thi ĐH tốt. Đã dứt thì dứt luôn đi, theo nó chẳng có tương lai gì Smile

Trong đời thiếu gì thứ để vui, để giải trí, để khẳng định mình, đâu nhất thiết phải là games online. Thấy mấy tên "nghiện" games trong bài mà thấy buồn cười, đúng là mấy tên nhảm nhí, ngu muội. Tương lai rồi về đâu, lãng phí đời người, làm hỏng cả thế hệ tương lai của họ (Bố mẹ ham chơi, ko có tương lai thì con cái họ sao có tương lai tốt được Big Grin )

Lê Minh Trung

Chính trang web này cũng hào hứng giới thiệu game online! Nếu các bạn đọc báo vụ giết người của em Phan Quốc Thái mà tôi có mặt như một người bạn của gia đình, bạn sẽ thấy nó sẽ kinh hải vô cùng. Chỉ vì ông ngoai không cho tiền chơi game, đẩn đến hậu quả vô cùng thảm khốc là bị chặt đầu như những nhân vật bị chặt đầu trong game, rồi thản nhiên ra tiệm game chơi cho đến khi bị công an bắt tại chổ, mà mặt sắc vẫn tỉnh bơ. Không biết ông giám đốc game ví dụ vinagame có con chơi game không nhỉ?

Hải Nam  30903

Bạn quy nạp kiểu đó không ổn mấy. Có một giáo viên phạt học sinh phải vào bệnh viện, suy ra mọi giáo viên đều hư hỏng, giáo viên không nên tồn tại à? Hoặc có vài phóng viên viết tin lá cải, suy ra nên cấm nghề "phóng viên"? Xem tivi thấy phim bạo lực (13+) đi giết người, vậy phải cấm tivi (mọi kênh luôn)?

Nên có cái nhìn khách quan, biết được một vấn đề có nhiều mặt.

Không biết ông giám đốc game ví dụ vinagame có con chơi game không nhỉ?

Ổng cũng chơi game, ổng có con không chưa biết, nhưng nếu có mình tin rằng nó cũng chơi game Smile Chỉ có điều ổng và con ổng không giết người, chặt đầu... như bạn nói. Khác biệt ở chỗ đó bạn à.

Vô...vi...

Dù bạn có sắt mỏng vấn đề đó đến đâu nó vẫn luôn có hai mặt.Chúng ta đã biết những ảnh hưởng  lớn về Vật Lí của Anbert Einstein nhưng nhờ những nghiên cứu này mà 2 quả bom nguyên tử đã được gửi tặng Nagasaki và Hirosima gần như dân cư trong thành phố bị thiệt mạng.Tôi nghĩ những ai chơi game phải biết điều độ và cân bằng trong cuộc sống khai thác triệt để mặt tốt của nó (Tôi biết điều này  rất khó với những ai nghiền game).

kazeit

Chia sẽ cảm nhận của...

Cái này tuy mỗi người thôi... mình chơi game từ lúc lớp 10. Game online đầu tiên mình chơi là audition. Game tạo cho mình cảm hứng tìm hiểu... và cố gắng học để thi vào đại học công nghệ thông tin... tới giờ cũng dc 2 năm đại học rồi... đứng dưới gốc độ người làm phần mềm thì game là một sản phẩm phần mềm được nhiều người sử dụng... đứng dưới gốc độ người sử dụng thì còn tuỳ vào người nào nữa... nếu như biết cân đối thời gian, chơi game để vui thì rất tốt... còn chơi game mà chửi nhau ý ới rồi bực mình thì cũng như không.... người làm game luôn muốn tốt nhất cho khách hàng của mình chứ không phải là họ muốn đầu độc hay làm hư hỏng khách hàng của mình, họ chỉ muốn khách hàng của mình hài lòng nhất, thoải mái nhất... Còn đối với người không chơi game chỉ đứng ngoài nhìn vào luôn là người sáng suốt nhất, tỉnh táo nhận ra vấn đề này... nó không xấu, chỉ xấu với những ai không biết cân đo đông đếm giá trị cuộc sống của mình thôi....

// Game nào mới ra tôi cũng test ào ào Big Grin - chơi xong rút kinh nghiệm coi nó hay dở thế nào... cũng làm quen mấy nhóc cấp 2,3 có tinh thần giống mình vậy... chơi game để học hỏi, mấy nhóc đó cũng muốn thi cntt để học game... nhờ game mà mình làm quen được mấy đứa bạn... tới giờ tuy không còn chơi cùng game nữa nhưng vẫn thường liên lạc đi cafe nè.... vẫn học bình thường.. sv trường mình làm đồ án game cũng kha khá... lập clb phát triển game nè....

Nhớ ngày xưa, lúc mình xin mẹ đi quán net... hẹn giờ về rõ ràng, mẹ chỉ cho đủ tiền... tuần được ngày chủ nhật... nhớ có lần rủ mẹ đi chơi luôn... vì mẹ nói "mẹ muốn biết chat là thế nào..." (thật ra mẹ muốn biết mình lên mạng làm gì) rồi mình hào hứng kể chuyện game, chuyện quen anh này anh kia trên mạng cho mẹ nghe... ngây thơ vậy đấy... <= mẹ mình đang quản lý mình đấy... mẹ luôn biết mình hôm nay giao lưu những ai, họ là người thế nào... rồi thấy mình chơi game nhiều quá, tới giờ mình muốn đi chơi là mẹ rủ đi ăn chè, kêu đi chùa với mẹ... rồi dần dần cũng giảm game lại... Nếu như được gia đình gần gũi mọi chuyện sẽ khác... Hôm nào đó vị phụ huynh nào có thể nói dc câu này "ba muốn chơi game online mà con đang chơi, hướng dẫn cho ba chơi với"... rồi cha con chở nhau đi chơi vài bửa... sau giả vờ bận kéo thời gian chơi ít lại "hôm nay đi ăn kem với mẹ nên cha con mình về sớm đi - mai mình train tiếp nhe con trai" (đố nó không nghe theo Laughing rồi từ từ giảm giờ chơi lại... (làm nó tự chán game chứ đừng nói "tao cấm mày, mày phải ở nhà !" - "xí, cấm hả, ta trốn học đi chơi,  đố ai biết")

// tại đang stress, nói hơi nhiều, các bạn thông cảm nhé, dù sao thì đó cũng là suy nghĩ của tui, sau này tôi có con - tôi sẽ dẫn nó đi chơi game chứ không để nó đi 1 mình...

Quốc Việt  12

Tư tưởng tiến bộ

Công nhận 

kazeit có tư tưởng tiến bộ ghê! Đúng là các bậc phụ huynh nên tâm sự với con cái nhiều hơn, chứ không nên ép buộc! 

Mà kazeit sao stress vậy, chơi game stress hay bị bồ đá Smile


Summer-Sky

Game Online

Chơi game không gì là xấu , chơi ở mức độ là được mà . Đừng có nghiện như báo đăng lên là được . Big Grin

Lúc trước cũng giống như thằng nghiện , ngày nào không chơi là chịu không nỗi .... Giờ dứt cái cảnh đó rồi . Mừng dễ sợ ....

blacklist  21

chơi game đúng cách

mình là dân IT, nhiều khi làm việc căng thẳng muốn giải trí thì cũng chơi game online như thường, chủ yếu là flash vì game nhập vai thì không có thời gian (mình chỉ chơi khoảng được 30 phút là quá nhiều rồi), sau khi chơi thấy thoải mái và làm việc tốt hơn, mình chưa chơi game nhập vai nên không biết sức hút nào để dẫn tới con người có thể nghiện tới đó nhưng mình nghĩ cái gì cũng có hay mặt của nó, nếu chơi hợp lí và đúng cách thì game online không chỉ có lợi mà còn giúp con người thoải mái hơn để làm việc đó chứ