Vấn đề bản quyền giải bóng đá Anh: Nhiều thông tin chưa chính xác, gây hiểu lầm…

VTV cho biết trong rất nhiều thông tin về vấn đề bản quyền phát sóng giải bóng đá ngoại hạng Anh, có khá nhiều thông tin được đăng tải chưa chính xác dẫn đến những sự hiểu lầm từ phía dư luận. Do đó trên Đài truyền hình Việt Nam đã có thông tin đính chính.

Trong những ngày gần đây, báo chí đã đưa nhiều thông tin cũng như phản hồi của bạn đọc liên quan tới việc một đơn vị kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền thuộc Đài THVN nắm giữ bản quyền một số giải bóng đá châu Âu và có mức thuê bao cao so với mặt bằng chung của những đơn vị khác, đồng thời đặt câu hỏi về trách nhiệm của Đài THVN trong việc không phát sóng miễn phí những giải bóng đá châu Âu hấp dẫn này cho người xem truyền hình Việt Nam.

Bảo vệ quyền lợi tối đa của người xem truyền hình và sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các đơn vị kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền cũng như giữa các đơn vị này và các đơn vị thực hiện truyền hình quảng bá cũng là mối quan tâm hang đầu của Đài THVN. Tuy nhiên, nhiều thông tin đăng tải chưa chính xác gây nên những sự hiểu lầm và phản ứng tiêu cực từ dư luận.

1. Việc các giải bóng đá danh tiếng của châu Âu như Giải ngoại hạng Anh, giải vô địch Italia, giải vô địch Tây Ban Nha không được phát sóng miễn phí như trước đây.

Từ vài năm gần đây, hoạt động truyền hình tại Việt Nam hình thành hai phân khúc: truyền hình quảng bá và truyền hình trả tiền. Hoạt động truyền hình trả tiền đã phát triển đặc biệt mạnh mẽ trong thời gian hai năm trở lại đây với gần 50 nhà cung cấp dịch vụ, trong đó có các nhà cung cấp lớn như VCTV, VTC, HTVC, SCTV. Sự phát triển này đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế và phù hợp với xu hướng phát triển chung của hoạt động truyền hình trên thế giới.

Sự hình thành và phát triển của dịch vụ truyền hình trả tiền cũng đi kèm với thực tế là chi phí bản quyền để mua quyền phát sóng các kênh nước ngoài hay những sự kiện thể thao quốc tế cũng tăng lên nhanh chóng. Cần nói thêm rằng việc mua bản quyền các giải bóng đá hoặc các sự kiện thể thao đều được đấu thầu theo luật pháp quốc tế và việc có bản quyền không chỉ phụ thuộc vào ý chí của Đài THVN mà phục thuộc vào bên nắm giữ bản quyền và các đơn vị có nhu cầu mua bản quyền. Thực tế của ngành truyền hình trên thế giới cũng như thực tế mua bản quyền cho thấy các sự kiện thể thao lớn mang tính khu vực hay toàn cầu như Giải vô địch bóng đá thế giới (World Cup), giải vô địch bóng đá châu Âu (European Champion league), Giải bóng đá vô địch châu Á, Thế vận hội (Olympic), Seagames… sẽ được giành cho hoạt động truyền hình quảng bá để phục vụ toàn thể nhân dân, còn những giải đấu mang tính chất tư nhân như Giải ngoại hạng Anh, La liga, vv với phí bản quyền rất cao chủ yếu sẽ giành cho dịch vụ truyền hình trả tiền. Đài THVN trong khả năng tài chính của mình luôn cố gắng đáp ứng tối đa nhu cầu xem thể thao của người dân và cụ thể đã phục vụ người xem truyền hình Giải vô địch bóng đá thế giới, Cúp C1, Cúp C3 và các sự kiện thể thao trong nước và quốc tế phổ biến khác. Tuy nhiên, đối với những giải bóng đá như Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, do chi phí bản quyền là quá lớn, các đài truyền hình quảng bá với nguồn thu chủ yếu từ quảng cáo gần như không thể có đủ năng lực tài chính để mua bản quyền phát sóng toàn bộ những giải đấu này.

Đài THVN với nhiệm vụ truyền hình quảng bá: thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và cung ứng các dịch vụ công; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình truyền hình cần tập trung nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ chính của mình, khai thác và quảng bá cho các giải đấu và môn thể thao trong nước cũng như các giải thể thao toàn cầu và khu vực và phải cân nhắc rất kỹ lưỡng việc mua bản quyền các giải bóng đá mang tính chất giải trí cao cấp và trở nên xa xỉ như giải Ngoại hạng Anh hay La Liga.

2. Có ý kiến cho rằng do có sự cạnh tranh giữa các đơn vị kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền của Việt Nam nên chi phí bản quyền đã bị đối tác nước ngoài đẩy lên quá cao.

Với bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào, khi chỉ có một người bán và nhiều người mua thì khả năng đàm phán cho bên mua sẽ khó khăn hơn, điều này càng đúng khi sản phẩm hay dịch vụ đó là loại hàng hóa được nhiều người ưa thích. Người dân Việt Nam đặc biệt yêu bóng đá và gần 50 nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam đều cố gắng đáp ứng niềm đam mê này của người xem truyền hình: các bên nắm giữ bản quyền các giải thể thao lớn hiểu rất rõ điều này. Kinh nghiệm từ việc mua bản quyền cho mùa giải vừa qua cho thấy các nhà kinh doanh truyền hình trả tiền tại Việt Nam rất cần phối hợp với nhau để có thể nâng cao vị thế đàm phán của mình so với bên nắm giữ bản quyền nước ngoài. Mặc dù điều này không dễ do văn hóa kinh doanh của người Việt Nam còn rất cục bộ và trên hết là các nhà kinh doanh cũng phải có chiến lược kinh doanh của riêng mình để tồn tại và phát triển, Đài THVN cùng các cơ quan quản lý nhà nước đang thúc đẩy việc thành lập hiệp hội truyền hình trả tiền với mục đích điều hòa lợi ích chung của các đơn vị kinh doanh và đảm bảo sự phát triển bền vững và cạnh tranh lành mạnh của hoạt động truyền hình trả tiền.

Cũng cần nói thêm rằng việc chí phí bản quyền tăng dần theo thời gian không chỉ có nguyên nhân từ sự phát triển của thị trường truyền hình trả tiền của Việt Nam mà có nguyên nhân chủ yếu từ việc chi phí chuyển nhượng cầu thủ và chi phí cho hoạt động của các câu lạc bộ ngày càng cao. Chi phí mua bản quyền tăng trên bình diện chung chứ không chỉ ở Việt Nam (ví dụ như chi phí mua bản quyền giải ngoại hạng Anh tại Hồng Kông đã tăng từ 700 triệu HK$ cho mùa giải 2004 - 2005, 2006-2007 lên thành 1.56 tỉ HK$ cho mùa giải 2007-2008, 2008-2009, 2009-2010).

Như vậy, việc tham gia của K+, thương hiệu dịch vụ truyền hình trả tiền qua vệ tinh của công ty TNHH Truyền hình số Vệ tinh Việt Nam, một liên doanh giữa Đài THVN và tập đoàn truyền thông Canal+ của Pháp, vào thị trường truyền hình trả tiền không phải là nguyên nhân chính dẫn đến chí phí mua bản quyền giải bóng đá tăng cao. Cố gắng của K+ và các đơn vị truyền hình trả tiền khác trong việc mua bản quyền phát sóng các giải bóng đá quốc tế cần được nhìn nhận dưới khía cạnh vì quyền lợi của người xem truyền hình Việt Nam: các giải đấu sẽ được phát sóng trên các kênh truyền hình của Việt Nam được kiểm duyệt chặt chẽ về mặt nội dung, được bình luận bằng tiếng Việt và việc thương lượng giữa các đơn vị truyền hình trả tiền Việt Nam với nhau về việc phát sóng các kênh trong nước này sẽ thuận lợi hơn rất nhiều so với việc bản quyền phát sóng các giải đấu sẽ thuộc về một kênh truyền hình nước ngoài (như ESPN hay StarSport chẳng hạn) và sau đó các đơn vị truyền hình trả tiền Việt Nam lại phải đi thương lượng mua bản quyền phát sóng cả kênh nước ngoài đó.

3. Có ý kiến cho rằng K+ nắm độc quyền việc phát sóng giải Ngoại hạng Anh và tận dụng vị thế này để đưa ra mức phí thuê bao bất hợp lý cho người xem truyền hình.

Những thông tin và lập luận cho rằng, K+ tìm cách có vị trí độc quyền để áp đặt phí thuê bao cao là chưa chính xác vì các lý do sau:

- K+ là một đơn vị truyền hình trả tiền mới, sử dụng công nghệ truyền dẫn DTH là một công nghệ rất tiên tiến nhưng khó có lợi thế tại thị trường Việt Nam so với truyền hình cáp do chi phí đầu tư kỹ thuật và hạ tầng phát sóng rất cao và khả năng bị vi phạm bản quyền rất lớn. Khác với truyền hình quảng bá có nguồn thu chủ yếu từ quảng cáo, truyền hình trả tiền chỉ dựa vào doanh thu thuê bao để bù đắp chi phí và việc thu hút thuê bao là yếu tố quyết định thành công của một đơn vị kinh doanh truyền hình trả tiền. Để có thể phát triển, K+ cần sự khác biệt về nội dung và đó cũng chính là định hướng mà Đài THVN và Canal+ đã thống nhất về chiến lược phát triển của K+. Sự khác biệt về nội dung nằm trong nội dung các kênh trong nước và quốc tế mà K+ sẽ phát sóng và đó cũng là lý do K+ quyết định đầu tư để có được bản quyền phát sóng một số giải thể thao hấp dẫn như giải ngoại hạng Anh, La Liga, Cúp C1, Cúp C3, vv để phát sóng trên các kênh truyền hình K+.

- Giải ngoại hạng Anh bao gồm các trận đấu ngày thứ bẩy và chủ nhật: K+ mua quyền phát sóng tất cả các trận đấu ngày thứ bẩy và chủ nhật, SCTV, VTC mua quyền phát sóng các trận đấu ngày thứ bẩy và VCTV cũng đang đàm phán để phát sóng các trận đấu ngày thứ bẩy. Như vậy sẽ có ít nhất 4 đơn vị cùng phát sóng giải Ngoại hạng Anh. Việc lựa chọn hệ thống để phát sóng (cáp, DTH, SD hay HD) tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của mỗi đơn vị liên quan.

- Đối với cúp C1 và C3, VTV giữ quyền phát sóng các trận đấu trên truyền hình quảng bá và K+ giữ quyền phát sóng trên truyền hình trả tiền. Như vậy, toàn bộ người dân Việt Nam vẫn thưởng thức được các trận đấu của hai giải bóng đá này;

- Các trận đấu của các giải đấu nêu trên dự kiến sẽ được phát trên 3 kênh truyền hình do Đài THVN sản xuất để phát sóng trên hệ thống DTH là K+1, K+ Nhịp sống và K+ 3 và những kênh này sẽ được phát sóng trên 3 gói kênh của K+ là Access có mức thuê bao 50.000 đồng/tháng, Family có mức thuê bao 100.000 đồng/tháng, và Premium có mức thuê bao 250.000 đồng/tháng. Với ba mức thuê bao, K+ đáp ứng được nhu cầu xem bóng đá của người xem truyền hình ở nhiều mức độ thu nhập khác nhau và như vậy, phần lớn người dân Việt Nam sẽ có khả năng chi trả để xem được các giải đấu này.

- K+ cũng đang trao đổi với các đơn vị kinh doanh truyền hình trả tiền khác về việc các đơn vị này có thể phát sóng những kênh của K+ có phát các giải thể thao trên. Các điều kiện phát sóng sẽ được K+ đưa ra giống nhau đối với tất cả các đơn vị hợp tác trên nguyên tắc phù hợp với các yêu cầu của các bên nắm giữ bản quyền, đặc biệt là yêu cầu phải có các biện pháp đảm bảo an toàn cho tín hiệu phát sóng (tránh trường hợp bị ăn cắp bản quyền).

Như vậy, với những cố gắng để mua bản quyền, phát sóng các trận đấu tại ba gói cước thuê bao khác nhau và chia sẻ quyền phát sóng với các đơn vị truyền hình trả tiền khác của Việt Nam trong bối cảnh bắt buộc phải tạo sự khác biệt để tồn tại và cạnh tranh, sẽ là không chính xác khi nói K+ tìm cách giữ vị thế độc quyền và chỉ giành quyền xem các trận cầu đỉnh cao cho người có thu nhập cao.

Liên quan tới mức phí thuê bao được cho là quá cao

Với các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền khác, người tiêu dùng phải trả từ 55.000 đến 70.000 đồng một tháng nhưng với K+, chỉ cần 50.000/tháng là khách hàng có thể sử dụng dịch vụ truyền hình của K+ và thưởng thức một số trận đấu của 7 giải bóng đá lớn như Giải ngoại hạng Anh, La Liga, Cúp 1, vv. Như vậy có thể nói là mức phí mà K+ đưa ra ở gói Access là mức có khả năng chi trả của số đông khách hàng với hơn 31 kênh truyền hình đáp ứng nhu cầu giải trí phổ biến nhất của khách hàng.

Nếu khách hàng có nhu cầu cao hơn thì sẽ lựa chọn các gói dịch vụ cao hơn như Family với mức giá 100.000 đồng/tháng hay Premium với mức giá 255.000 đồng/tháng. Thị hiếu và khả năng chi trả của người xem truyền hình là khác nhau, với công nghệ truyền dẫn qua vệ tinh, dịch vụ truyền hình của K+ có thể tiếp cận tới mọi người dân tại mọi địa hình trên toàn lãnh thổ Việt Nam và K+ đã xây dựng ba mức phí khác nhau với ba gói kênh để người dân với các mức thu nhập và nhu cầu xem truyền hình khác nhau có thể lựa chọn.

Cần phải nhấn mạnh là mức phí này đã được xây dựng trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng định mức đầu tư, kế hoạch kinh doanh và thực tế của thị trường và đây là mức phí mà K+ đã đưa ra từ ngày đầu hoạt động (tháng 9 năm 2009), khi K+ chưa nắm được bản quyền phát sóng của các giải bóng đá như Ngoại hạng Anh hay Seria A, La Liga. Sau khi có bản quyền các giải đấu này và tăng kênh, K+ vẫn duy trì nguyên mức giá và không tăng.

Với mức thuê bao nêu trên, người xem truyền hình không chỉ thưởng thức các trận cầu của 7 giải thể thao lớn mà còn thưởng thức 70 kênh truyền hình trong nước và quốc tế được phát với kỹ thuật số. Tất cả các kênh truyền hình phát sóng trên hệ thống K+ đều có bản quyền, được VTV kiểm duyệt về mặt nội dung và K+ đang nỗ lực Việt hóa tối đa các kênh chương trình nước ngoài để người dân Việt Nam có thể thưởng thức trọn vẹn các nội dung.

Theo VTV



Bình luận

  • TTCN (36)
love1810

Các cơ quan chức năng xem xét về nguồn vốn thành lập K+

Theo tôi các cơ quan chức năng nên xem xét về nguồn vốn thành lập của K+, theo thông tin của vài bài báo tôi được biết cổ phần của VTV trong K+ chiếm tới 51% mà nguồn vốn của VTV lấy từ thuế của dân trong đó đại bộ phận là dân nghèo, vậy K+ đã làm được gì cho nhân dân. Phải chăng họ đang kinh doanh từ mồ hôi nước mắt của dân để làm lợi cho họ? Theo tôi nên khai trừ bộ máy của VTV, làm đầy tớ của dân mà ngang nhiên móc tiền của dân thế à?

xuanchien

gui k+

do sao rong, lua dao

Yêu_bóng_đá

Người dân đang bị lừa.

Yêu_bóng_đá

Gửi K+

Yêu_bóng_đá

K+ cần xem lại giá cước cho người dân có thể được thưởng thức bd

Nếu như K+ không giảm cước thi tôi sẽ chấp nhận không xem bóng đá nữa chứ không thể mua đầu và trả tiền thuê bao cao như thế được.

Dùng tiền của dân để kiếm nhiều tiền của dân! Thật tội nghiệp cho người dân!! Tội nghiệp!!!!!!!!

nghi87pro

BỌN SÂU BỌ ! CHẴNG NGHỈ CHO DÂN TẸO NÀO.NGU SI ! TẪY CHAY K+

BỌN NÀY CHÚNG NÓ ĐỊNH ĂN CẢ CỨT CỦA CHÚNG TA ĐÂY MÀ! THẬT KINH KHỦNG.VỚI GIÁ THUÊ BAO VẬY THÌ BẢO NÓ MANG VỀ NHÀ NÓ MÀ XEM.MỌI NGƯỜI HÃY LÊN TIẾNG ĐỂ CHO CHÚNG TA ĐƯỢC HƯỞNG MỘT SỰ CÔNG BẰNG CHỨ KO PHẢI LÀ 1 SỰ ĐÔC QUYỀN CỦA CHÚNG NÓ.MÌNH KO XEM THÌ NÓ TẮT ĐIỆN LUN.(HAY NOI KO VOI K+)