Hội nghị tổng kết kiểm tra đại lí internet tại Hà Nội chiều 31-8. Ảnh: Nhân Dân.

Đại lí internet tỏ thái độ bất hợp tác khi bị kiểm tra; doanh nghiệp viễn thông thiếu dứt khoát trong việc cắt đường truyền cho đại lí vi phạm, cửa hàng game online tìm cách “lách luật” để tồn tại cạnh trường học… Đó là một số hiện tượng bị phát hiện khi kế hoạch tăng cường quản lí dịch vụ internet được triển khai tại Hà Nội từ đầu tháng 8/2010.

313 đại lí internet bị yêu cầu đóng cửa

Cụ thể, trong tháng 8/2010, Sở TT&TT Hà Nội đã trực tiếp tổ chức kiểm tra 30 đại lí internet, đồng thời yêu cầu các phòng văn hóa địa phương rà soát lại việc đảm bảo quy định pháp luật tại các đại lí internet trên địa bàn.

Sau 1 tháng, hiện mới có 27/29 đơn vị hoàn thành yêu cầu này. Các số liệu cung cấp cho thấy, rất nhiều đại lí tại Hà Nội vi phạm các yêu cầu về giờ đóng mở cửa, cài phần mềm quản lí internet, có sổ lưu trữ thông tin người sử dụng trong 30 ngày... Riêng ở quy định về địa điểm kinh doanh (cách cổng trường học tối thiểu 200 m), có 313/ 2.110 đại lí internet không đáp ứng đủ khoảng cách cần thiết.

Đáng chú ý, khi tiến hành đo đạc trực tiếp, nhiều địa phương phát hiện thêm những đại lí internet vi phạm “quy định 200 m” so với những thống kê trước khi đợt tổng kiểm tra diễn ra. Điển hình, thống kê trước tháng 8 tại quận Hà Đông cho biết có 33 trường hợp vi phạm, nhưng ban kiểm tra phát hiện có tới 62 đại lí internet vi phạm trên thực tế. Số lượng phát sinh này chủ yếu nằm ở các đại lí internet không có giấy phép kinh doanh hoặc nằm khuất sâu trong ngõ. Ngoài ra, thực tế cũng cho thấy: rất nhiều trường hợp đại lí internet nằm sát cạnh trường học nhưng lại cách cổng trường học hơn 200 m vì lí do... đường vào trường học phải đi vòng.

Hiện, 313 đại lí vi phạm quy định này đã nhận được yêu cầu đóng cửa dịch vụ. Tuy vậy, tới nay nhiều trường hợp trong số đó vẫn chưa được đóng cửa, chẳng hạn quận Hoàn Kiếm có 4 đại lí, quận Hà Đông có 30 đại lí, Long Biên có 10 đại lí, Thanh Xuân có 2 đại lí... Theo phản ánh chung, các đại lí này có nhiều biện pháp đối phó: kiên quyết không chịu đóng cửa, khiếu kiện, ngấm ngầm kinh doanh.

Cắt đương truyền này lại có đường truyền của… nhà mạng khác

Trường hợp đầu tiên tại Hà Nội bị yêu cầu cắt đường truyền từ nhà cung cấp là cửa hàng Game Đạt 3 tại 111 D6 Giảng Võ. Ông Nguyễn Văn Minh, Chánh thanh tra Sở TT&TT Hà Nội cho biết: chúng tôi đã tiến hành công việc này từ giữa tháng 8/2010. Nhưng trên thực tế, cửa hàng này đã ngấm ngầm đăng kí tới... 3 đường truyền của các nhà cung cấp khác nhau. Bởi vậy, tính tới tối 30/8/2010, khi đột xuất kiểm tra, cửa hàng này bị phát hiện vẫn đang tiếp tục hoạt động.

Tại cuộc họp tổng kết đợt kiểm tra vào chiều qua 31/8/2010, ông Phạm Quốc Bản, Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội tỏ ra rất bức xúc trước việc một số nhà cung cấp Internet thiếu trách nhiệm và chậm trễ trong việc cắt đường truyền internet tại các điểm vi phạm. Theo lời giải thích của một nhà cung cấp, việc thực hiện yêu cầu này gặp khá nhiều khó khăn từ thực tế, khi một số đại lí Internet đăng kí sử dụng dịch vụ này với tư cách cá nhân (không đăng kí kinh doanh).

Ngoài ra, việc mỗi địa phương tự quy định một khoảng thời gian cắt đường truyền khác nhau (có nơi từ 23h- 6h sáng, có nơi từ 24h- 6h sáng hoặc 7h sáng) cũng gây khó khăn cho nhà cung cấp khi xử lí các trường hợp vi phạm.

“Quản” được đại lí Internet là “quản” được game online

Dự kiến, trong vài ngày tới, Sở TT&TT Hà Nội và các phòng văn hóa địa phương sẽ xử lí nốt những trường hợp vi phạm và ngoan cố không chấp hành yêu cầu đóng cửa dịch vụ. Tiếp sau đó, việc xử lí các dịch vụ game online vi phạm quy định sẽ được tiến hành tổng kết.

Theo lời ông Phạm Quốc Bản, hoàn thành việc quản lí các dịch vụ internet cũng có nghĩa là đã “triệt tận gốc” các cửa hàng kinh doanh game online vi phạm quy định. Bởi lẽ, thực tế cho thấy, gần như 99% các cửa hàng kinh doanh internet hiện nay đều kết hợp với việc kinh doanh game online.

Theo TT&VH



Bình luận

  • TTCN (7)
Hải Nam  30903

Theo lời giải thích của một nhà cung cấp, việc thực hiện yêu cầu này gặp khá nhiều khó khăn từ thực tế, khi một số đại lí Internet đăng kí sử dụng dịch vụ này với tư cách cá nhân (không đăng kí kinh doanh).

Như vậy thì làm sao có quyền cắt của họ. Phải tới tận nơi kiểm tra thôi.

Hồ Khánh Phong

Theo tôi thì ra lệnh cấm hẳn game online cho nó lành. Game online ở Việt Nam đã trở nên méo mó đáng sợ làm sao..đa số game online là game kiếm hiệp Tàu đang đầu độc tuyệt đối thế hệ trẻ Việt Nam. Việt Nam có doanh số game online lớn nhất đông nam á trong khi Việt Nam lại là một trong những nước nghèo nhất đông nam á??!!!(thu nhập đầu người của Thái lan gấp bốn lần ta)...nên đập hết và xây lại nền móng game online của nước nhà cho nó lành mạnh..Nhà nước nên hổ trợ những công ty đễ phát triển những game của riêng độc đáo của Việt Nam..chứ cái kiểu để mấy cái game kiếm hiệp cùi bắp tàu hàng ngày móc túi đồng thời làm mụ mẫn đầu óc thế hệ trẻ Việt Nam đau lòng lắm...nên nhớ là hàng năm hàng trăm triệu đô la chảy ra khỏi Việt Nam cho game online ngoại mà đổi lại đất nước ta được gì ngoài một thế hệ thanh thiếu niên sẽ ương ương dở dở??? còn nữa..mấy ông Vinagame đừng có khoe tài cùng lắm là chỉ làm đại lý cấp 2 cho game tàu không hơn không kém mà thôi

Hải Nam  30903

Ừ đồng ý là mấy cái game này phát triển nhiều hơn mức cần thiết. Mà làm kinh doanh thì cái nào có lợi nhuận cao thì làm thôi. Nhà nước vẫn chưa có chính sách khuyến khích game "tốt".

sfsdfsdfd

ga

giỏi đi mà cấm.

ngồi nói dễ như ăn kẹo. cấm rồi bị kiện thì còn tệ hơn

Giáp Văn Tuấn

Game online chỉ là một phần của internet.

Rõ ràng game online bị cấm thì có thể đúng nhưng chỉ vì thế mà cắt internet thì rất vô lý.Các ông thấy game nào bạo lực thì cấm nhà phát hành ấy, internet đâu phải chỉ là game online? nó còn nhiều cái tốt chứ???

nguyen duc son  41

Nhà nước nên viết ra phần mềm quản lí

Theo mình viết một phần mềm quản lí account của đại lí , đại lí quản lí account users ,như thế cũng tốt vậy !!! + thêm phần nhận dạng khuôn mặt users => không dùng pass . users cứ chơi đúng 3-4 tiếng thì logout thôi.

Cái này là ý tưởng thôi! đừng ... em tội nghiệp

Ta

;)

Thế thì cấm mở Đại Lý Internet luôn cho khoe,  cấm học sinh, rồi cấm giờ chơi... rồi giờ thêm ông này nghĩ ra nhận dạng khuôn mặt.. rảnh Wink cứ làm như kỹ thuật đơn giản như ăn kem Wink Đơn giản là dẹp luôn cho rồi Wink đỡ cho mấy bác làm đại lý...