Một trong những điều mà người mới làm quen với Linux khó hiểu nhất là có bao nhiêu bản phân phối hoặc phiên bản khác nhau của hệ điều hành này. Hầu hết mọi người đã nghe nói về Ubuntu, tuy nhiên, có hàng trăm bản phân phối khác, cung cấp những biến thể của Linux theo các hướng cơ bản.

Việc chọn bản phân phối Linux nào là quyền của người dùng, bạn có thể tham khảo bài viết mô tả 5 yếu tố quan trọng đưa đến quyết định chọn bản Linux phù hợp, đã được giới thiệu trên TTCN. Dưới đây là danh sách 10 bản phân phối tốt nhất hiện nay.

1. Ubuntu

Không có gì phải ngạc nhiên khi Ubuntu là bản phân phối Linux phổ biến nhất. Với hơn 2.200 lượt xem mỗi ngày trên distrowatch.com, vượt xa con số 1.400 lượt của Fedora, bản phân phối được xếp ở vị trí thứ hai.

Ubuntu là một đứa con sinh sau đẻ muộn của họ hàng Linux, bản phát hành đầu tiên của Ubuntu là vào 20/10/2004, nhưng sự phát triển vượt bậc đã đưa nó đến vị trí hàng đầu kể từ năm 2007. Được thành lập bởi tỉ phú người Nam Phi Mark Shuttleworth, Canonical, công ty phát hành Ubuntu, nhiều năm qua đã vận chuyển CD Ubuntu tới tận tay người dùng quan tâm đến hệ điều hành mã nguồn mở này trên toàn thế giới. Việc làm đó đã thúc đẩy nhanh chóng sự phổ biến của Ubuntu.

Ubuntu dựa trên Debian và bao gồm các ứng dụng nổi tiếng như Firefox và OpenOffice.org. Ubuntu được phát hành đều đặn 6 tháng một lần, với phiên bản hỗ trợ lâu dài (LTS) sẽ được hỗ trợ và cập nhật trong 3 đến 5 năm.

Ubuntu cũng có các biến thể riêng của mình nhằm vào các mục tiêu khác nhau. Kubuntu và Xubuntu, sử dụng KDE và Xfce như là môi trường desktop thay cho hệ thống GNOME mặc định được sử dụng bởi Ubuntu; Edubuntu, một dự án con và là phần bổ sung cho Ubuntu, được thiết kế cho môi trường học tập và sử dụng ở nhà; Ubuntu JeOS (phát âm "ju:s"), một phiên bản khác của Ubuntu, thiết kế cho các máy ảo.

Có thể cài Ubuntu ngay trên Windows thông qua Wubi.

2. Fedora

Fedora là một phiên bản miễn phí của Red Hat trong khi Red Hat Enterprise Linux (RHEL) đã trở thành phiên bản thương mại kể từ năm 2003. Do quan hệ khăng khít này, Fedora đặc biệt mạnh về các tính năng dành cho doanh nghiệp, và thường được cung cấp trước mỗi phiên bản mới của RHEL.

Fedora cũng có chu kì phát hành 6 tháng một lần với các tính năng bảo mật tuyệt vời. Các cải tiến trong những năm qua và sự phổ biến ngày càng tăng làm cho Fedora trở thành một sự lựa chọn tốt cho người dùng.

3. Linux Mint

Đây cũng là một bản phân phối non trẻ khác của Linux, Linux Mint mới chỉ được phát hành từ năm 2006.

Linux Mint dựa trên bản phân phối Ubuntu, thêm vào các chủ đề riêng, các bộ ứng dụng độc đáo và đặc biệt mạnh về đồ hoạ. Nó sử dụng môi trường desktop mintDesktop, mintInstall để thuận tiện trong cài đặt ứng dụng và mintMenu giúp điều hướng dễ dàng.

Mint nổi tiếng dễ dùng, thích hợp cho người mới bắt đầu sử dụng Linux. Nó cũng bao gồm một số codec đa phương tiện độc quyền, thường vắng mặt trong các phân phối lớn hơn, do đó nâng cao khả năng tương thích phần cứng. Linux Mint không có một lịch trình phát hành cố định, nhưng thường là một phiên bản mới sẽ có mặt ngay sau mỗi bản phát hành ổn định của Ubuntu.

4. openSUSE

Bản phân phối này giử vị trí cao trên Distrowatch, đồng thời là nền tảng cho Novell SUSE Linux Enterprise Desktop và SUSE Linux Enterprise Server.

Gói tiện ích quản lí YaST của openSUSE được đánh giá là một trong những công cụ tốt nhất. Phiên bản đóng gói của bản phân phối này đi kèm với các tài liệu in hữu ích mà bạn không thể tìm thấy ở bất kì bản Linux nào khác. openSUSE cũng được đánh giá có độ khó dùng ở mức trung bình.

5. PCLinuxOS

Thay vì GNOME, PCLinuxOS sử dụng KDE làm môi trường desktop. Về cơ bản, PCLinuxOS là một phiên bản gọn nhẹ của Mandriva. Bản phân phối này hỗ trợ tốt các trình điều khiển đồ hoạ, bổ sung trình duyệt và các code đa phương tiện.

PCLinuxOS có thể là một sự lựa chọn tốt cho người tập làm quen với Linux. Chu kì phát hành của bản phân phối này không ổn định và cũng không có phiên bản dành cho hệ thống 64 bit.

6. Debian

Có mặt từ năm 1993, bản phân phối "cổ xưa" này được đánh giá là bản Linux tốt nhất được thử nghiệm. Dù là nền tảng của bản phân phối thân thiện Ubuntu, nhưng Debian dường như thích hợp hơn với người dùng có kinh nghiệm. Debian sử dụng các thành phần mã nguồn mở, đó là điều tốt, tuy nhiên sẽ gặp khó khăn trong việc tương thích với các thành phần độc quyền, chẳng hạn như trình điều khiển mạng không dây.

Debian có chu kì phát hành tương đối chậm, khoảng từ 1 đến 3 năm cho một bản ổn định.

7. Mandriva

Trước đây được biết đến với tên gọi Mandrake, Mandriva trứ danh về
kho phần mềm tiên tiến của mình, bộ quản lí xuất sắc và phiên bản 64 bit. Nó cũng có bước đi quan trọng đầu tiên trong việc hỗ trợ Netbook. Tuy nhiên, gần đây có nhiều tranh cãi về Mandriva, kết quả là nó đã được cấu trúc lại, có khả năng những phiên bản với chức năng đầy đủ sẽ không còn dành cho cộng đồng.

8. Sabayon/Gentoo

Sabayon là phiên bản Live CD của Gentoo, được biết đến với khả năng cho phép người dùng tối ưu mạnh mẽ các thành phần. Cả hai được coi là bản phân phối tiên tiến dành cho người dùng đã có kinh nghiệm với Linux.

9. Arch Linux cùng với Slackware

Arch là bản phân phối nhắm vào người dùng có kinh nghiệm, quan tâm đến việc tinh chỉnh và tối ưu hoá hệ thống của họ. Dù không nằm trong top 10, nhưng Slackware có định hướng tương tự dành cho người dùng đã quen với Linux.

10. Puppy Linux

Dù là một bản phân phối khá nhỏ, nhưng Puppy Linux dành được nhiều sự quan tâm của người sử dụng. Chính sự nhỏ gọn lại lí tưởng cho các phần cứng cũ và tài nguyên nghèo nàn. Trong điều kiện như vậy, Puppy vẫn đầy đủ các tính năng, bao gồm nhiều cấu hình và các trình thuật sĩ cài đặt ứng dụng. Toàn bộ hệ điều hành đủ nhỏ để chạy trực tiếp từ bộ nhớ RAM của hệ thống, do đó, các ứng dụng khởi động một cách nhanh chóng và đáp ứng ngay lập tức.

Theo PC World




Bình luận

  • TTCN (13)
Hiếu Tròn  25905

Có vài chi tiết về thứ hạng mà tác giả trên PCW  nói khác so với thực tế trên distrowatch.com. 

KCBT

Theo mình hiểu thì trên DistroWatch xếp hạng mức độ thông dụng / phổ biến là chính, còn độ xuất sắc thì có lẽ là tiêu chí nào để xếp hạng khá mơ hồ.

Hiếu Tròn  25905

Bài này cũng không phải tính theo thứ tự trên đó, nhưng trong bài viết gốc, tác giả trên PCW có đề cập đến thứ tự này, tuy nhiên, khi mình tham khảo lại trên DistroWatch thì lại không giống như vậy, có lẽ từ khi viết bài tới lúc đăng cách một thời gian, tới bây giờ thì nó đã khác.

luxer

Gây hiều lầm !

"Ubuntu cũng được chú ý với việc cung cấp khả năng sử dụng các phần mềm của Windows thông qua Wine"

=> Gây hiểu lầm cho người mới sủ dùng là " Wine được tích hợp sẵn trông Ubuntu, là 1 phần của Ubuntu " Trong khi Wine là 1 phần mềm mã nguồn mở độc lập.

Hiếu Tròn  25905

Câu đó chỉ có nghĩa là, bằng cách dùng Wine thì Ubuntu có thể chạy các phần mềm của Windows (đuôi .exe).

sonbabys

chính tả

đều đặng, khăn khít, xuất xắc

tái cấu trúc lại (đã tái cấu trúc rồi còn thêm lại chi nữa?)

Hiếu Tròn  25905

Cảm ơn bạn đã phát hiện lỗi, mong sẽ tiếp tục nhận thêm những góp ý khác!

sonbabys

chính tả

khắn khít cũng không đúng

Hiếu Tròn  25905

Lần này chắc đúng rồi chứ bạn!

Có lẽ nên dùng từ dễ hơn :p

Nguyễn Văn Thoan

Máy mình hiện tại không còn Windows nữa, các phân vùng dữ liệu bây giờ là EXT4 thay vì NTFS. Mình dùng Linux Ubuntu vì tính cộng đồng, vì lý tưởng Ubuntu, vì tính ổn định và mạnh mẽ.

Ubuntu rất dễ dùng, kho phần mềm rất lớn, bảo mật cao. Cài đặt dễ dàng. Các phần mềm luôn có sẵn, chỉ vào kho lấy là xong, khỏi tìm kiếm mất công.

Nguyễn Sáng  1

Ảnh và Link

Mỗi bản phân phối cần có cái ảnh cảu nó và link đến trang chủ của nó hay wiki đại loại như thế, chứ viết kiểu này nói chung chung :-s.

Le Hậu

đánh giá tuỳ theo tiêu chí.

chử tốt nhất là quá chung chung, dĩ nhiên không thể chọn được. có người thích giao diện, đặt nó làm tiêu chí cho tốt nhất, có người thích trình quản lý gói, người thích bảo mật, và củng một phần do thói quen. đã sài quen rồi. vì vậy tiêu chí tốt nhất này không có giá trị, sự đánh giá chủ yếu dựa vào khảo sát. có thể đối tượng khảo sát khác nhau củng cho ra kết quả khác nhau, nên mình nghỉ thứ tự không quan trọng. nhưng đây là 10 bản được sử dụng nhiều nhất cho client. theo mình thì ubuntu hổ trợ cài đặt tốt hơn, và không khắt khe về việc dependencies lắm vì nó tự quản lý rồi.

daochich102

Nghe tui nói nè (người từng trải)!!!!!

Mình xài cái puppy (bản tí hon nhất trong số đó ấy), thấy khá tốt (chuẩn hok cần chính) cái ubuntu mình cũng cài..xài...vứt...rồi, nó dành cho máy vip thôi (ram 1GB trở lên , chip intel dual 2 core trở lên mới nên xài, nếu không thì đang chạy là nó tự reboot đấy (ức chế lắm), linux mint thì haha, mình cài rồi, nhưng người sử dụng phải biết các lệnh trong linux mới vào được, không thì lạy nó lun (nó hok cho vào đâu)!, nếu các bạn đang sở hữu một cái máy thời nguyên thuỷ thì mình giới thiệu cái TINY CORE LINUX 10Mb thôi (khiếp chưa), nhưng theo mình thì nó khá tốt, các bạn tự tải chương trình trong cái list có sẵn của nó (xem được youtube, openoffice, pigin,..... tự tìm hiểu nha), nhưng bạn mà cài chương trình xong thì tốn cũng 300 --> 400 mb đó. Nói chung ai mới xài linux thì xài puppy ấy, tốt, khoẻ, ngon. Không thì xài cái xPUD cũng được (cài như file exe ấy), không thì slitaz (cũng tốt),..... vậy ha. Nghe mấy bố ở trên thì thà xài winXp tốt hơn (^_^)!!!!