PandaLabs, phòng nghiên cứu chống malware tại Panda Security đã cảnh báo sự gia tăng gần đây của các virus giả (thường được biết đến như rougeware), chiếm 40% tổng số antivirus giả được tạo trong năm nay.

Kể từ khi các loại mã độc được báo cáo lần đầu tiên cách đây 4 năm, thì đã có 5.651.786 chủng rougeware đặc biệt bị phát hiện, trong đó có 2.285.629 chủng loại đã xuất hiện từ tháng Giêng đến tháng 10/2010.

Nếu chúng ta so sánh số lượng các mẫu rogueware với tổng số dòng phần mềm độc hại có trong cơ sở dữ liệu Collective Intelligence (các hệ thống tự động phát hiện, phân tích và phân loại 99,4% của 63.000 mối đe dọa mới xuất hiện mỗi ngày), 11,6% của tất cả các mẫu tương ứng với antivirus giả. Đây là một con số đáng kinh ngạc, đặc biệt là nếu bạn xem xét rằng cơ sở dữ liệu này có tất cả phần mềm độc hại được phát hiện trong lịch sử của công ty 21 năm và rogueware chỉ xuất hiện cách đây bốn năm.

Sự tinh vi, các phương pháp kĩ thuật khai thác hành vi thực tế của người dùng là cơ sở cho sự thành công của rougeware, được thể hiện bởi thực tế là ngày càng nhiều người dùng trở thành nạn nhân của việc lừa đảo này. Vì vậy, năm nay, 46,8% của tất cả các máy tính trên toàn thế giới đã bị nhiễm một số loại phần mềm độc hại, và 5,40% đã bị ảnh hưởng bởi rogueware.

Tuy vậy chúng ta vẫn phát hiện được những chủng loại rougeware thường xuất hiện nhất, dưới đây liệt kê top các antivirus giả được phát hiện:

Ngành kinh doanh mới nhiều lợi nhuận

Mỗi nạn nhân mới của các âm mưu vi rút giả này cho phép các hacker kiếm tiền bằng việc bán các bản quyền antivirus giả mà các user sẽ không bao giờ được nhận. Chúng ăn cắp thông tin tài khoản thẻ và rao bán trên thị trường chợ đen để mua hàng online,… .

Theo một nghiên cứu thực hiện bởi PandaLabs, "Việc kinh doanh của Rogueware", các tác giả viết rogueware đã kiếm được hơn 34 triệu USD/tháng (xấp xỉ 415 triệu USD/ năm)

Antivirus giả đã làm như thế nào?

Mặc dù việc kinh doanh gian lận của rogueware lần đầu tiên được báo cáo trong năm 2006, nhưng nó vẫn chưa thực sự thành công cho đến năm 2008 khi các chủng loại mã độc thực sự bắt đầu để sinh sôi nảy nở. Người dùng có thể bị lây nhiễm chỉ đơn giản bằng cách duyệt web, tải mã cho người chơi media, nhấp vào liên kết trong email...

Một khi họ đã bị nhiễm một hệ thống, các ứng dụng này cố gắng đánh lạc hướng và vờ như là một giải pháp chống vi rút, phát hiện hàng trăm các mối đe dọa trên máy tính của nạn nhân. Khi người dùng bắt đầu cố gắng gỡ bỏ các mối nguy hại, họ được yêu cầu để mua bản quyền sản phẩm "đầy đủ", và thế là họ đã dính bẫy của chúng. Tuy nhiên, một khi người dùng đã mua bản quyền, họ sẽ không bao giờ nhận được hồi đáp từ “người bán” nữa và máy tính của họ vẫn đầy những vi rút giả mạo.

Theo PandaLabs



Bình luận

  • TTCN (5)
Ngọc Huy  86

Người nước ngoài cũng "gà" nhỉ? Nếu không nhầm, trên Youtube có đoạn phỏng vấn ngẫu nhiên người đi đường khi được hỏi: Có biết Google không, hay đại loại Google là gì? thì có câu trả lời... có thể đó là 1 trình duyệt, hay đại loại là không hề biết Google!

Ở Việt Nam, nếu không dùng các phần mềm bản quyền hẳn hoi thì "dùng lậu", hay đơn giản là dùng các chương trình miễn phí từ nước ngoài đến tiếng Việt (BKAV, CMC, D32...), hoa ra người VN lại có nhiều lựa chọn phần mềm diệt virus hơn nước ngoài?

zqn

ho ga that

nhung cai doan phong van do la ko co that, chi la lam cho vui thoi

David Tran

Đúng là có nhiều đứa hơi gà

Có lần mình ngồi nói chuyện với một hacker người Mỹ 25 tuồi. Hỏi anh ta biết VN không anh ta trả lời vô tư là VN là nước nào?! Potay

Khách Quốc Tế

Vn là cái nước nhỏ nhỏ mà chém gió thì to đó hả Laughing

jamiescott

cai nay la mot kieu spyware..khi mi`nh co' mot thang ban bi dinh cai nay..phai lay mot cai hard drive dock de noi cai hard drive cua no voi laptop cua minh de quet...minh dung bit defender total security 2010 co' ban quyen quet..the la moi thu lai binh thuong