Chắc hẳn 10 lí do đầu tiên "vẫn chưa" đủ sức thuyết phục nhiều bạn chuyển sang Linux, hãy cùng khám phá tiếp 10 lí do nữa xem sao nhé!

11. Không mang tính thương mại

Việc phát hành một hệ điều hành thương mại yêu cầu nhiều về lên kế hoạch, maketing và quảng bá sản phẩm, vì vậy, ngày phát hành có ý nghĩa rất quan trọng, thậm chí ngay cả khi phần mềm chưa thực sự hoàn chỉnh.

Các bản phân phối của Linux không phải chịu nhiều áp lực đến vậy. Tất cả sẽ được phát hành khi đã thực sự sẵn sàng, điều này cũng có nghĩa sẽ có ít lỗi cần giải quyết hơn sau khi cài đặt.

12. Khả năng liên kết

Linux hoạt động khá tốt với các hệ thống khác. Bạn có thể nhận ra Windows có thể hoạt động chung rất tốt với Mac OS X. Điều này rất khác với việc bạn lựa chọn giữa Windows 7 và Vista từ menu khởi động.

13. Hỗ trợ từ cộng đồng

Sự hỗ trợ từ cộng đồng Linux là rất lớn. Bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ từ các diễn đàn hay email từ chính các nhà phát triển phần mềm. Người dùng cũng có thể đưa ra phản hồi cũng như các đề xuất tới các nhà phát triển.

14. Bạn có thể thay thế mọi thứ

Mọi thứ trên Linux đều có thể thay thế, từ desktop bạn vẫn thường sử dụng cho tới trình quản lí các gói cài đặt hay hệ thống tập tin. Bạn có thể chọn cho mình những gì tốt nhất theo nhu cầu, thâm chí cả thay đổi sang phần cứng mới.

15. Chọn và kết hợp

Với Linux, không có tổ chức thương mại nào giới hạn bạn vào các sản phẩm hay các giao thức. Vì vậy bạn có thể chọn và kết hợp những gì tốt nhất cho doanh nghiệp của mình. Bạn có thể chạy một chương trình KDE trên Gnome hoặc ngược lại.

16. Vấn đề bảo mật

Linux dường như bảo mật hơn Windows, bởi vì bảo mật là một phần cốt lõi của hệ thống. Với một tường lửa ở nhân giúp ngăn chặn các phần mềm độc hại tấn công vào kho phần mềm. Máy tính chạy Linux có thể sử dụng tất cả tài nguyên cho chương trình của bạn mà không bị chiếm dụng bởi các phần mềm bảo mật nào khác.

17. “Anti” phần mềm độc hại

Phần mềm độc hại dường như là một khái niệm hầu như không xuất hiện trên Linux. Nếu bạn cài đặt các phần mềm từ kho phân phối phần mềm của bạn thì bạn sẽ biết chắc rằng phần mềm đã được kiểm tra bởi nhà phân phối.

18. Bao gồm hàng nghìn chương trình khác

Một bản phân phối Linux không chỉ là một hệ điều hành. Nó còn bao gồm hàng nghìn ứng dụng miễn phí khác. Một bản phân phối Linux bao gồm mọi thứ bạn cần, từ các công cụ Internet cho tới các phần mềm văn phòng, đa phương tiện và trò chơi. Nếu không có sẵn trên đĩa cài đặt, bạn có thể tải về từ hàng ngàn ứng dụng có sẵn trên Internet.

19. Không cần cài đặt lại

Khi một sự cố xảy ra trên Linux, chúng sẽ được sửa một cách trực tiếp, bạn sẽ không cần phải cài đặt lại khi bạn muốn cập nhật bản mới hơn cho phần mềm của mình.

20. Chọn một bản phân phối cho mình

Bạn không thích bản phân phối này?. Bạn có thể chọn cho mình một bản phân phối khác, hoặc khác nữa. Hầu hết các bản phân phối đều giữ lại dữ liệu của người dùng ở một phân vùng riêng vì vậy bạn có thể chọn bản phân phối khác mà vẫn giữ lại tất cả các thiết lập của mình.

Theo Techradar



Bình luận

  • TTCN (52)
Ngọc Huy  86

Mình đã dùng qua Linux, và với những gì mình biết thì... Không phải tất cả những bản phân phối Linux đều miễn phí, vẫn có những bản phân phối tính phí. Thêm nữa, khi tất cả người dùng trên thế giới đều dùng Linux một cách phổ biến như hiện nay thì việc hacker tấn công và "chế biến" linux là điều dễ thấy, khi đó liệu có còn miễn nhiễm với Virus nữa không? Những phần mềm chuyên ngành mới như AutoCAD, Photoshop... không chạy được trên Linux, nhưng với Wine thì những ứng dụng trên Windows có thể chạy được trên Linux. Điều đó không có nghĩa là tất cả.

Hải Nam  30903

Việc tính phí thì phải xem phí nào. Riêng để có & sử dụng phần mềm thì không mất phí, mọi bản Linux đều thế! Cho dù bạn làm ra 1 bản Linux tuyệt vời, bán với giá 1000 USD, sẽ có 1 người mua, sau đó bạn cần cung cấp mã nguồn (kèm cách thức biên dịch...) cho họ, và người mua đó có quyền phân phối lại cho người khác sử dụng miễn phí hoàn toàn. Nghĩa là kinh doanh theo kiểu bán phần mềm sẽ không thành công. Cần bán sự hỗ trợ, tài liệu... kèm theo nữa họ mới mua của bạn.

KCBT

Virus không thích quậy virus vì mục tiêu kinh tế là... phá sản

Thêm nữa, khi tất cả người dùng trên thế giới đều dùng Linux một cách phổ biến như hiện nay thì việc hacker tấn công và "chế biến" linux là điều dễ thấy, khi đó liệu có còn miễn nhiễm với Virus nữa không?

Dĩ nhiên là có virus trên Linux nhưng chỉ để nuôi làm cảnh, bởi vì bạn phải cấp quyền cho virus thì nó mới có thể chạy, vì thế, không nên quá lo lắng về virus. Còn việc xài phần mềm lậu (bên Linux vẫn có phần mềm thương mại) thì phải hạ mức bảo mật tường lửa, tắt trình diệt virus đi thì mới chạy được (do các trình keygen, crack yêu cầu thế) thì nhiễm virus là điều không tránh khỏi. Phần lớn người dùng Windows dính virus cũng bởi điều này. Nếu tuân thủ bản quyền 100% và tuân theo các khuyến cáo về bảo mật, một người dùng có thể yên tâm rằng khả năng virus xâm nhập là 2 năm/lần, không đáng ngại lắm Smile

Đỗ Văn Thái  3073

Trong khi đó, hầu hết người dùng Windows đều sử dụng với quyền Administrator.

Nên khả năng nhiễm cũng cao hơn nhiều.

Hải Nam  30903

Trên lí thuyết thì trên Windows khi can thiệp đến hệ thống, bạn cần xác nhận (nhấn Enter là xong). Trên Linux nhiêu khê hơn, còn phải gõ lại mật khẩu. Nếu hacker dụ bạn xác nhận lần đầu, thì bạn tạm có quyền admin, và thời gian ngắn sau đó kích hoạt vi rút thì hệ thống không đòi xác nhận nữa.

Điểm thứ hai, chẳng cần sao siêu gì, một con vi rút chạy lệnh rm ~/* dưới quyền user thông thường cũng đủ làm bạn tan cửa nát nhà. Vi rút chỉ cần hoạt động trong thư mục ~, vẫn lây lan tốt chứ dại dột chui vào /usr/bin hay làm gì nó mới hỏi mật khẩu.

Có điều người dùng Linux ít quan tâm đến hàng lậu, đó là nguồn chính phát sinh vi rút. Mình dùng Windows cả năm trời mà không gặp con vi rút nào, khi nhận được mail vớ vẩn thì mình biết trước là vi rút, không click vào thì sao mà bị lây được.

Còn bạn dùng Linux mà ai đưa gì bạn chạy nấy, thì mình không tin rằng bạn sẽ được an toàn Big Grin

Kháchvip

Tôi đã xem nhiều bài viết của ông Nam này rồi anh em ạ

Ông này có 1 cái tôi thấy là hay thích khoe mẽ. Kiểu như ông ra vẻ hiểu biết. Đôi khi còn thích sử dụng các từ ngữ chuyên ngành hay diễn giải theo kiểu lập trình viên chứ không hướng tới người dùng. Cái gì mà "Điểm thứ hai, chẳng cần sao siêu gì, một con vi rút chạy lệnh rm ~/* dưới quyền user thông thường cũng đủ làm bạn tan cửa nát nhà" Đúng là nực cười

Hải Nam  30903

Thông tin trên mạng, không phải ai cũng hiểu hết 100%.

Nguyễn Văn Thoan

Giống như Windows, cho dù virus chạy quyền người dùng, thì chỉ với lệnh rm, quả thật là tan nát cửa nhà, rất nguy hiểm!!!

Cũng may, tài khoản của người khác vẫn bình an vô sự.

Còn việc dò mật khẩu root. Việc này tiêu tốn khá nhiều CPU nên máy chạy chậm, do đó  rất dễ bị phát hiện. Nếu đánh lừa Administrator để lấy mật khẩu, khó đấy! Vì những người thuộc hạng Admin không phải thứ dễ xơi...

Khach134

Nên cân nhắc kỹ

Tôi đả dùng Linux (cụ thể là Fedora) được hơn 4 năm nay! Tuy nhiên, lý do duy nhất là vì tôi cần phát triển ứng dụng trên nhiều nền tảng (Windows, Linux,MAC OS, ...).Tôi phải công nhận một điều là Linux đả phát triển vượt bật trong những năm gần đây, cần thứ gì cũng có và rất dễ dàng. Nhưng chỉ tiếc duy nhất một điều: phần đồ họa cho Linux còn quá kém so với Windows!

Nói cụ thể về phần đồ họa. Đa phần người dùng Linux đều dùng Driver từ phía OpenSource (như nouveau). Các Driver này chạy khá tốt nhưng nếu bạn cần tốc độ thì nó vẩn chưa đáp ứng được. Hơn nửa, các công nghệ của card đồ họa cũng ko chạy đc với các driver này. Cụ thể trên máy tôi, Driver từ ATI chạy nhanh hơn 5 lần so với Driver từ OpenSource với Card ATI Mobility HD 5470.

Nếu bạn dùng Driver trực tiếp từ nhà sản xuất (NVIDIA hay ATI) thì cũng khá thất vọng. Họ cập nhật khá chậm chạp (so với Windows)! Điển hình là tôi cần viết chương trình sử dụng GPU (như CUDA hay ATI Stream) thì phải chờ đợi khá lâu so với Windows.

Nếu bạn định chuyển sang dùng Linux, bạn nên xem card đồ họa của bạn là hãng nào. Card NVIDIA thì có thể dùng Driver từ chính hãng, chạy khá tốt. Còn ATI, dùng Driver từ chính hãng thì chạy 3D khá tốt với tốc độ cao nhưng 2D thì cực kỳ tồi tệ!

khoapro

photoshop đã chạy đc tốt chưa

bản wine mới nhất chưa hỗ trợ tốt các phần mềm như photoshop hay autocad nên mình chưa muốn dùnhgg.có bạn nào chạy tốt các phần mềm đó chưa?

Firestork

AutoCAD thì chắc là chưa. Còn Photoshop thì có thể. Xem HD tại đây

Hải Nam  30903

Vào thấy ngay CS5 Portable Big Grin Nếu dùng Linux mà còn vậy thì cứ Windows cho đỡ mệt. Giá bộ CS5 chắc cũng gấp 10 lần cái Win7 Premium.

Firestork

Đôi khi muốn đạt được mục đích (dụ người ta dùng Linux) thì phải dùng thủ đoạn chứ bác :). Mà dân mình quen dùng PM ko có bản quyền rồi nên .....

KeWorld

Có.

Dùng PlayOnlinux có thể chạy tốt Autocad 2008 và Photoshop CS4, các phiên bản cao hơn chưa hỗ trợ. Thật ra thì PlayOnlinux phát triển từ Wine mà thôi, nó tự cập nhật các gói cần thiết để phần mềm có thể chạy suôn sẻ.

Bạn có thể vào trang chủ của Playonlinux để download phiên bản mới nhất về cài, hoặc vào trong Center Software của Ubuntu để cài phiên bản được hỗ trợ.

tranhao  91

suy nghĩ lại

khi nào linux chạy được các phần mềm chạy trên Windows thì mình sẽ suy nghĩ lại. Khi chuyển sang linux sẽ mất nhiều thời gian và tiền để đào tạo người dùng.

Nguyễn Văn Thoan

Bạn có bao giờ nghĩ đến kho phần mềm của bạn sẽ bị lỗi thời? Windows 7 chưa quen dùng, Windows 8 đã điểm. XP vừa thành thạo thì đã bị Microsoft khai tử. Chuyện bạn phải đào tạo người dùng lại là chuyện tất yếu.

Trần Văn Tú  10

Bó cuốc

Phát biểu linh tinh Plain Face

Nguyễn Văn Thoan

Thế bạn không tin Windows 8 sắp ra lò rồi à?

tuananh85

Đa màn hình

Có bạn nào biết sử dụng 2 màn hình trên ubuntu không? mình có 2 màn hình mà không biết làm sao trên win thì mình làm được nhưng ubuntu thì mình không hiểu

Hải Nam  30903

Mình làm bình thường mà, cắm cáp tự nhận luôn. Nếu xài laptop, thì trên bàn phím cũng có phím cho bạn chuyển các chế độ. Không thì theo cách truyền thống: chọn "Detect monitors" trong System -> Settings - > Display.

tuananh85

cảm ơn mình sẽ thử thế nao

KeWorld

Tại sao các siêu máy tính dùng hệ điều hành Linux mà không dùng Windows nhỉ ??? 

kekeke

Đâu hẳn thế

Máy chủ thường dùng các hệ điều hành WIN SEVER, SUN, LINUX.. nhưng mà không phải là toàn sử dụng linux, linux không chiếm nhiều thế đâu. Nếu ngại virut trên WIN thì chuyển qua linux sẽ an toàn... Còn về tính năng thì ngay cả với kỹ sư CNTT hàng đầu Việt Nam thì thử hết khả năng của WIN cũng là điều khó (thầy dạy ở đại học, BKHN, bảo thế); 

Nguyễn Văn Thoan

À, các máy chủ sử dụng nền tảng x86/x64 nên có thể chạy được tất cả các hệ điều hành, từ Linux, UNIX, Windows và thậm chí MAC OS

Các siêu máy tính chạy nền tảng POWER PC dĩ nhiên không thể chạy được Windows Server rồi...

Khách324234234234

vấn vở

vớ vẩn quá , toàn nói cái hay cái đẹp , chốt lại 1 câu , đưa 1 bản ubuntu cho 1 người bt đi , chả ai thèm xài , có biết dùng đâu , cài phần mềm trên ubuntu và windows cái nào dễ hơn , cái nào hỗ trợ nhiều hơn , cái bạn gì đấy bảo win 7 chưa thành thạo ..... , thật là nực cười , với bất cứ hệ điều hành nào thì cơ chế của windows vẫn thế , cách sử dụng ko khác là mấy nên rất dễ để làm quen , nếu khó sử dụng tại sao bây giờ đang xài xp thấy cái win 7 đẹp tôi có thể chạy ra mua cái đĩa về cài và dùng ngay, ai cũng có thể dùng windows cho dù sau này windows có phát triển đến thế nào đi nữa  , linux chỉ để xài cho người thích cái mới và am hiểu thôi 

Nguyễn Văn Thoan

Nếu bạn muốn kể tội Ubuntu, để tôi kể vài tội của Windows cho bạn nhé.

Cài phần mềm trên Ubuntu và Windows có mức độ khó bằng nhau. Bên Windows bạn phải mất công tìm kiếm phần mềm. Còn Ubuntu thì có sẵn, chỉ vào bấm nút Install là xong.

Các file cài đặt bên ngoài cũng giống Windows. Nhấp kép chuột lên file để hoàn thành quá trình cài đặt. Vậy xong!

Cả nhà mình đều xài Ubuntu, chả sao cả. Họ cũng là người bình thường, có được ăn học cao xa gì đâu. Ngày ngày cũng chỉ chạy Firefox + Openoffice là hết đất!

Còn mình thì nói thiệt, tuy biết dùng Windows 7, nhưng không thành thạo. Bạn bè mình toàn xài Windows 7. Hôm thằng bạn muốn vào Facebook, nhờ mình cấu hình dùm (chỉ đổi DNS thôi). Mình tuy không biết cấu hình thế nào, nghĩ nó giống WIndows XP, nhưng tìm hoài không ra. Mất hơn tiếng đồng hồ mới vào được Facebook. Đó là chưa kể việc đem laptop lên cơ quan hay trường học, có thể phải đổi IP lại. Mà đổi IP, thì lại gặp thảm cảnh như trên. Bên Ubuntu thì chỉ cần đổi IP 1 lần (nhấn phải lên Network Connection). Lần sau nó lưu sẵn cấu hình rồi, chỉ nhấn vào Network Connection, chọn cấu hình là xong!

Còn chuyện giao diện thuận tiện, xin thưa, có rất nhiều gói giao diện cho Linux và Windows, trong đó giao diện GNOME cho Linux là thuận tiện nhất. Nó có tính năng chia đôi cửa sổ, có thể dùng phím tắt. Bạn cứ chép 1 file từ trong máy vào USB sẽ thấy thao tác ngắn gọn hơn Windows: Cắm USB. Bấm F3 (hoặc vào View/Extra Pane) để chia đôi cửa sổ. Duyệt tìm file cần copy, kéo qua nửa cửa sổ USB. Còn Windows. Cắm USB, chọn duyệt tìm file, duyệt tìm file cần copy, nhấn phải lên file, chọn Send to, chọn USB.

Trong Ubuntu, các thư mục Bookmark bên trái luôn sẵn có, bạn có thể copy tập tin vào trong nó bằng cách kéo thả file lên đó. Trong khi Windows phải duyệt file mới có được menu bên trái.

Windows chạy ngày càng chậm, phải để hệ thống chạy chống phân mảnh. Ubuntu không cần.

Windows thì phải cài Antivirus. Cài xong khởi động chậm như rùa. Chạy cái gì cũng bị nó kiểm soát. Nhiều khi phải đợi nó kiểm soát xong mới cho chạy. Ubuntu không cần.

Máy bàn của tôi có 2 ổ cứng, Ubuntu hỗ trợ cài hệ thống lên nhiều ổ cứng: phân vùng RAID mềm! Còn Windows thì không. RAID mềm giúp hệ thống truy xuất ổ cứng nhanh lên 2 hoặc nhiều lần. Máy bàn tôi thời gian khởi động chỉ vẻn vẹn 15 giây. Mặc dù mainboard không hỗ trợ RAID.

Chạy phần mềm từ xa, Ubuntu hỗ trợ chạy phần mềm từ máy A, nhưng giao diện nó ở máy B, và người sử dụng phần mềm có thể ở máy C. Windows không hỗ trợ. Điều này là cần thiết vì Laptop tôi khá yếu so với máy bàn, muốn chạy nhanh thì cứ chạy phần mềm trên máy bàn. Còn máy bàn thì để người khác dùng. Điều này cũng rất thuận tiện. Bạn mua 1 cái key bản quyền phần mềm cho nhiều người sử dụng. Bạn mua 1 máy tính thật mạnh, rồi cài bản quyền lên đó. Người dùng mang laptop và cắm dây mạng vào để dùng. Bạn không cần mua nhiều bản quyền cho nhiều người dùng. Cảm nhận là rất mượt, thông qua sóng Wifi, tôi thấy giống như mình đang chạy trên máy bàn vậy!

Điều tôi muốn nói ở đây là cái nào cũng có cái mạnh riêng, đừng nói cái nào mạnh hơn cái nào. Ai quen bên nào thì sẽ thấy bên đó tiện dụng.

ai lop ziu  335

hi, bac chỉ cho em cách "Chạy phần mềm từ xa" trên ubuntu nhé

thanks

Thích Linux  175

Bạn vào đây http://bit.ly/hdvW6q để hỏi thì hay hơn Smile

Nguyễn Văn Thoan

Chiến trường khói lửa bập bùng. Binh lính Linux và Windows bắn nhau đùng đoàng. Tôi và bạn sẽ phải chạy nhanh. Nếu bạn cần hướng dẫn thì gửi mail cho tôi nhé [email protected] 

lequanghung

thật là ??? bạn

Dùng win 7 sẽ có nhiều cái khác XP, vậy mà cứ quen theo kiểu đổi IP để vào facebook trong XP thì thôi. Thao tác rất đơn giản, chỉ do bạn không chịu quan sát, chứ không phải là rắc rối.