Yêu cầu bồi thường với chi phí lên tới hàng chục triệu đô la, hiệu chỉnh quảng cáo... là những mức hình phạt đang được áp dụng mạnh mẽ đối với những quảng cáo sai sự thật ở các nước phương Tây.

Quy định chặt chẽ từ hình thức sai phạm

Đạo luật Lanham Act - một trong hai đạo luật giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống pháp luật về nhãn hiệu của Hoa Kì, có lịch sử lâu đời với những quy định tương đối đầy đủ, có tính thực thi trong một thời gian dài.

Luật này quy định rất rõ về ba hành động chính tạo thành sai phạm trong quảng cáo: những quảng cáo bên ngoài của sản phẩm không phản ánh đúng chất lượng bên trong; sai sót trong nghiên cứu (những lời miêu tả bên ngoài của sản phẩm không phù hợp với các tài liệu nghiên cứu từ thực tiễn được phổ biến rộng rãi); quảng cáo sai làm mất uy tín của sản phẩm khác.

Có rất nhiều dạng quảng cáo không trung thực mà người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết. Một kiểu rất phổ biến, đó là sự thổi phồng mức chênh lệch giá cả. Người bán hàng tự ý tăng giá sản phẩm, rồi lại bán với mức giá ưu đãi thấp hơn nhiều, khiến cho khách hàng lầm tưởng là họ đã được "hời" lớn.

Một dạng quảng cáo sai phạm khác là kiểu bán sản phẩm kèm với phiếu hoàn tiền. Với phiếu này, khách hàng sẽ được trả lại một phần tiền mà mình đã chi, nhưng không phải ngay lập tức mà sau khi sự việc mua bán diễn ra. Một số công ty có thói chây ỳ, đã không hoàn tiền đúng hạn, thậm chí là im lặng?!

Ở Pháp cấm mọi hành vi quảng cáo gian dối. Người cung cấp thông tin quảng cáo gian dối sẽ bị xử lí, còn các kênh truyền hình có thể bị xử lí về trách nhiệm trong khâu kiểm duyệt thông tin. Chế tài do Hội đồng quốc gia về quảng cáo áp dụng. Nếu thông tin đã được Hội đồng này cho phép lưu hành thì các kênh truyền hình được loại trừ nghĩa vụ.

Có thể nói rằng, quảng cáo sai sự thật là bất kì dạng quảng cáo nào lừa dối người tiêu dùng. Thậm chí cả những quảng cáo mới chỉ có nguy cơ làm cho khách hàng hiểu lầm. Họ đã nghĩ rằng mình mua được một món hàng với giá không quá đắt, hoặc món hàng đó có những chức năng hay giá trị đặc biệt. Nhưng thực tế thì lợi thế nghiêng về cả hai phía: nhà quảng cáo và công ty sản xuất. Khách hàng hầu như không được hưởng bất kì một lợi ích nào.

Tương tự ở Áo cũng có một hội đồng thẩm định độc lập kiểm duyệt quảng cáo trước khi được đăng, phát trên báo, đài.

Sai đâu, bồi thường đấy

Năm 2007, Hội đồng Thương mại Liên bang Hoa Kì (FTC - The Federal Trade Commission) đã ra lệnh phạt các công ty phân phối 4 loại thuốc giảm cân (Xenadrine EFX, One A Day Weight Smart, Cortislim và TrimSpa) tổng số tiền 25 triệu USD vì quảng cáo sai sự thật với những dòng chữ quảng cáo lừa gạt người tiêu dùng như: "giảm cân nhanh chóng", "giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư". Một phần trong tổng số tiền phạt sẽ được dùng để bồi thường cho người tiêu dùng.

Ở Nga, những quảng cáo "vô duyên", trái luật cũng bị các tổ chức bảo vệ người dùng cho vào "sổ đen", bị đả phá trên các trang web có uy tín.

Chẳng hạn như quảng cáo món xúp bắp cải đóng gói có ghi dòng chữ giật gân: "Biết nấu xúp bắp cải là có thể lấy chồng được rồi!" và in hình ảnh một cô bé gái xinh tươi chừng 6 tuổi đang cầm gói xúp. Quảng cáo này bị chỉ trích là vi phạm luật Liên bang Nga vì hình ảnh trên bao bì sản phẩm làm cho trẻ em nhầm lẫn về khả năng thiết lập quan hệ vợ chồng (Luật của Nga quy định tuổi kết hôn là 18).

Hiệu chỉnh quảng cáo cũng như tính toán thiệt hại cũng là những việc mà các nhà quảng cáo, cũng như các tổ chức có trách nhiệm trong việc quảng cáo không trung thực ở nước ta chưa từng làm được. Trong khi đó, những điều này lại được đưa vào trong hệ thống pháp luật của nhiều nước và đặc biệt được coi trọng ở Mỹ.

Việc chỉnh sửa quảng cáo có thể được thực hiện theo cách phổ biến nhất là toà án sẽ yêu cầu bị đơn tiến hành chiến lược quảng cáo hiệu chỉnh, để xác nhận và sửa lại nội dung bị sai.

Cách thứ hai, tòa án có thể quyết định cho bên nguyên đơn (người tiêu dùng) một khoản bồi thường để bên này tự tiến hành một chiến lược quảng cáo hiệu chỉnh ngược lại với quảng cáo sai sự thật của bị đơn.

Để tính toán thiệt hại, nguyên đơn thường phải chỉ ra rằng, người tiêu dùng đã thực sự bị lừa hoặc bên bị đơn đã cố tình quảng cáo sai sự thật. Bốn loại thiệt hại sẽ được bồi thường là: lợi nhuận mà nguyên đơn bị mất doanh số được chuyển sang nhà quảng cáo, lợi nhuận mà bên nguyên đơn bị mất do phải giảm giá bán từ hậu quả của quảng cáo sai sự thật, chi phí thực tế và hợp lí của chiến dịch quảng cáo hiệu chỉnh.

Không để "con kiến kiện củ khoai"

Hội đồng Thương mại Liên bang Hoa Kì cũng có quyền can thiệp và gỡ bỏ bất kì quảng cáo nào gây hiểu lầm cho khách hàng. FTC cũng định nghĩa tính không trung thực trong quảng cáo là khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về sản phẩm.

Đa số các khiếu kiện quảng cáo sai sự thật là của các đối thủ cạnh tranh, nhưng người tiêu dùng cũng có thể nộp đơn kiện và tòa án sẽ xử lí những trường hợp cụ thể, mà không theo quy tắc xử lí đơn kiện từ các đối thủ cạnh tranh. Họ phải chứng minh được rằng họ có lợi ích hợp pháp cần được bảo vệ.

Một cách khác, người tiêu dùng có thể được bảo vệ bởi Luật liên bang khi có những hành vi gian lận thương mại. Một vài luật liên bang định nghĩa những hành vi này là việc quảng cáo hàng hoá dịch vụ theo mục đích không giống như khi bán chúng.

Nói về cơ sở pháp lí để người tiêu dùng ở Việt Nam có thể dựa vào đó để bảo vệ mình, luật sư Vũ Ngọc Dũng - Tổng Giám đốc Bắc Việt luật, cho biết: "Hiện nay có rất nhiều có nhiều cơ sở pháp lí về vấn đề này. Tuy nhiên trong quan hệ dân sự, người tiêu dùng phải tự chứng minh mình bị thiệt hại và chứng minh là mình bị bán hàng không đúng chất lượng cam kết trong quảng cáo. Cụ thể, các văn bản quy phạm pháp luật như: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật thương mại...".

Luật bảo vệ người tiêu dùng vừa được Quốc hội thông qua 17/11/2010 và sẽ có hiệu lực từ 1/7/2011 được kì vọng rằng quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng, cũng như công tác quản lí bảo vệ người tiêu dùng sẽ được minh bạch và không còn ở trạng thái của những "tuyên ngôn".

Luật Lanham Act quy định: Để chứng minh một quảng cáo là sai sự thật, nguyên đơn phải chứng minh 5 điều sau:

  1. Đã có một thông điệp sai sự thật về đoạn quảng cáo hay 1 loại hàng hóa, dịch vụ hoặc hoạt động thương mại nào khác.
  2. Thông điệp này đã lừa dối, hay có nguy cơ sẽ lừa dối nhiều khán giả mục tiêu.
  3. Sự lừa dối này cỏ thể ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của khách hàng.
  4. Đoạn quảng cáo liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ trong lĩnh vực thương mại đa quốc gia.
  5. Sự gian dối này gây ra hoặc có thể gây ra tổn thất cho nguyên đơn.

Yếu tố có tính quyết định nhất là khả năng gây tổn thất cho khách hàng. Tổn thất ở đây thường quy ra số tiền mà khách hàng mất do hoạt động mua hàng điều mà đáng lẽ sẽ không xảy ra nếu như đoạn quảng cáo không gây ra những nhầm lẫn. Thông điệp sai có thể được hiểu theo 2 cách: hoặc là chỉ sai về mặt hình thức hoặc sai hoàn.

Theo VietNamNet.



Bình luận

  • TTCN (10)
Kháchhách

Mr Quảng mà sống ở Mỹ chắc đứt

Le Hong Minh

Không quá 1 tuần bị Luật pháp hỏi thăm liền

mrcom

po tay

tiếc là cả đài truyền hình quốc gia cũng ko có một ai biết tiếng anh , nên đến nỗi di tuyên truyền BKAV là top 10 phần mềm tốt nhất TG . Pó tay toàn diện

Thích Linux  175

Đọc xong bài này là thấy thấm rồi đó nha :D.

typhubinhduong

Ở VN mình quảng cáo đầy, mở TV lên là thấy nhan nhãn. Tết tới, các hãng tranh nhau khuyến mãi, thực sự làm đúng thì có mấy. Tôi còn nhớ 1 hãng bột giặt nổi tiếng, năm ngoái "giở chiêu" khui may mắn trúng thưởng tiền tỉ, quảng cáo rầm rộ, sau tết lại bặt tăm. Năm nay, trò cũ lại lôi ra. Không tin, mở TV lên xem sẽ thấy!

Không hiểu sao Pháp luật chúng ta không mạnh tay!

Gh0st Da7e

Hihi

Như bác nào trong GameVN nói, đi kiện BKAV mà thắng thì nó đền cho cái gói sp dùng suốt đời thì mang hoa Big Grin

Quang_Bomb

Nếu Việt Nam có luật này thì hay nhỉ

Nếu Việt Nam có luật này thì hay nhỉ. Sẽ sạch sẽ những vụ lừa đảo kiểu BKAV vào top 10 thế giới

Kháchhách

Ở VN, các cụ có câu : "Không ai đánh thuế quảng cáo" cơ mà, sợ gì phải không anh Quảng ơi

bbvc  31

Khá là hay

Nội dung cũng như mục đích của bài viết khá là hay Big Grin

Xachen

Anh Quảng là "hót'boy mà. Big Grin