Việc đối soát thông tin thuê bao trả trước sẽ được Bộ TT&TT và Bộ Công an thực hiện trong thời gian tới.

Bộ TT&TT sẽ phối hợp với Bộ Công an thí điểm rà soát thông tin thuê bao trả trước (TBTT) để kiểm tra độ chính xác thông tin đăng ký. Tuy nhiên, xét về yếu tố kỹ thuật cũng như việc phối hợp với nhà mạng, vấn đề này có vẻ khá khó khăn khi thực hiện.

Nhiều thách thức

Theo thống kê của Bộ TT&TT, 100% thuê bao trả trước kích hoạt đã đăng ký thông tin cá nhân. “Tuy nhiên, tồn tại lớn nhất trong công tác quản lý thông tin thuê bao di động trả trước là tính chính xác của những thông tin này chưa cao”, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng nhận định. Một điều đáng bàn đó chính là hệ thống cơ sở dữ liệu của nhà mạng về vấn đề này chưa được hoàn chỉnh và chưa lường hết được những trục trặc khi đăng ký.

Trước đây, trên nhiều phương tiện thông tin đã phản ánh việc đăng ký thông tin cho thuê bao trả trước qua web còn nhiều bất cập và chưa dự trù được phương án sai lệch. Ngay lập tức, vấn đề này đã được các mạng khắc phục bằng cách bỏ luôn hình thức đăng ký thông tin qua web cùng tin nhắn. Thế nhưng đến nay, vẫn còn rất nhiều SIM khuyến mãi bán tràn lan trên thị trường. Thậm chí việc sở hữu SIM không cần đăng ký thông tin là điều hoàn toàn dễ dàng. Vậy vấn đề ở đây không phải là việc quản lý từ cơ quan chức năng mà cần nhanh chóng đưa việc quản lý từ chính nhà mạng, từ những thông tin chính xác từ phía khách hàng có kiểm chứng rõ ràng. Có như vậy mới có thể ngăn ngừa tình trạng thông tin không đủ và đúng. Về việc thông tin sai, phải kể một phần đến hệ thống quản lý nhà mạng về kỹ thuật chưa thật sự hoàn chỉnh và cũng chưa thật sự quyết liệt về hệ thống để có thể đưa thông tin chính xác và rõ ràng về thuê bao. Chính từ điều này, phương án phối hợp với Bộ Công an xem ra khá hiệu quả và có thể được xem là hành động cứng rắn vì mục tiêu quản lý chung.

Khi một thông tin thuê bao được đối soát, nếu có sai lệch sẽ được thấy ngay trên hai cơ sở dữ liệu từ Bộ Công an và từ nhà mạng. Bởi vì mỗi thông tin thuê bao đều có tên, cũng như địa chỉ và số CMND. Đơn cử một thông tin đăng ký có địa chỉ tại tỉnh Đồng Nai nhưng lại làm việc tại TP.HCM và thực hiện việc đăng ký thông tin tại đây thì sẽ dễ dàng kiểm tra được thông tin có chính xác hay không? Vì mỗi tỉnh sẽ có một ID về những con số trên CMND. Cơ sở dữ liệu từ Bộ Công An được xem là cơ sở hoàn toàn đúng cho việc đăng ký TBTT. Nếu một người có địa chỉ đăng ký ở Đồng Nai thì số CMND sẽ mang thứ tự 271xxxxxx hoặc 272xxxxxx. Điều này sẽ dễ dàng nhìn thấy khi trên cơ sở dữ liệu của nhà mạng với một TBTT có địa chỉ tại Đồng Nai nhưng lại sử dụng CMND khác với đầu số ban đầu này…

Nhà mạng ủng hộ, nhưng khó thực hiện

Đại diện VinaPhone khẳng định, hệ thống VinaPhone đã sẵn sàng cho việc phục vụ kiểm kiểm tra này và hiện đã hoàn tất việc chuẩn bị hệ thống để kiểm tra cùng cơ sở dữ liệu của Bộ Công an. Trong trường hợp cần sự hỗ trợ từ Bộ Công an, VinaPhone sẵn sàng phối hợp để việc quản lý TBTT được tốt hơn về sau này. “VinaPhone cũng đã kiến nghị thành lập một cơ sở dữ liệu chung từ Bộ Công an để từ đó đối soát thông tin TBTT được hiệu quả”, ông Phạm Ngọc Tú - Trưởng phòng kinh doanh VinaPhone nhấn mạnh. Trong khi đó, Viettel cho hay sẽ luôn ủng hộ phương án này nhằm mang tính hiệu quả cho việc quản lý từ phía nhà nước. “Viettel hiện đang kiến nghị sớm áp dụng Chứng minh thư Điện tử nhằm thực hiện tốt hơn về công tác quản lý TBTT này”, bà Nguyễn Hà Thành, đại diện truyền thông Viettel cho biết thêm.

Được biết, Bộ TT&TT sẽ làm việc với Bộ Công an để bàn giải pháp đối soát thông tin thuê bao trả trước ở một số thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng nhằm tránh tình trạng đăng ký không chính xác. Tại những thành phố này, số thuê bao đã chiếm khoảng 50% trên toàn mạng. Hiện trên toàn mạng có hơn 100 triệu thuê bao, tức khoảng hơn 50 triệu thuê bao sẽ được quản lý từ các nhà mạng tại 3 thành phố này. Tuy nhiên, những CMND dùng để đăng ký thông tin có thể từ các tỉnh thành trên mọi miền tổ quốc. Vì vậy, việc quản lý TBTT mặc dù là thí điểm nhưng lại mang một yếu tố lan toả cao, nhất là khi thông tin này hoàn toàn chính xác theo database của Bộ Công an quản lý trên 63 tỉnh/thành phố. Chính điều này cũng gây khó khăn cho nhà mạng khi so trùng dữ liệu từ Bộ Công an và từ hệ thống quản lý nhà mạng với con số khổng lồ này.

Về yếu tố kỹ thuật, việc matching (so trùng hai cơ sở dữ liệu - database) giữa nhà mạng và Bộ Công an thì việc quản lý thật sự khó khăn nếu thực hiện trên máy tính với hàng trăm triệu thuê bao so trùng. Nếu làm bằng tay thì cũng thật khó khăn về nhân lực. Đó là chưa kể, nếu hai database khác chuẩn và định dạng (format) thì số lượng này sẽ thật khó thực hiện nếu không có một sự đầu tư kỹ lưỡng về nhân lực và yếu tốt kỹ thuật khi thực hiện.

Ông Nguyễn Xuân Trụ, Phó vụ trưởng Vụ Viễn thông của Bộ TT&TT cho biết, việc Bộ TT&TT phối hợp với Bộ Công an rà soát cơ sở dữ liệu của thuê bao trả trước tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM sẽ được triển khai sau Tết Âm lịch. Bộ TT&TT sẽ chuyển toàn bộ dữ liệu sang Bộ Công an để tiến hành đối soát. Bộ Công an sẽ kiểm tra tính chính xác của các thuê bao trả trước đăng ký thông tin. Trước đó, Bộ TT&TT cho biết sẽ tiến hành xử phạt những thuê bao và đại lý cố tình đăng ký thông tin “ma”.

Theo ICTNews



Bình luận

  • TTCN (5)
KCBT

Bài viết quá tối nghĩa và lủng củng khúc cuối

Đoạn

Về yếu tố kỹ thuật, việc matching (so trùng hai cơ sở dữ liệu - database) giữa nhà mạng và Bộ Công an thì việc quản lý thật sự khó khăn nếu thực hiện trên máy tính với hàng trăm triệu thuê bao so trùng. Nếu làm bằng tay thì cũng thật khó khăn về nhân lực. Đó là chưa kể, nếu hai database khác chuẩn và định dạng (format) thì số lượng này sẽ thật khó thực hiện nếu không có một sự đầu tư kỹ lưỡng về nhân lực và yếu tốt kỹ thuật khi thực hiện.

đọc xong chả hiểu cái quái gì, dù đọc và ba lần. Nó chung là có vẻ ông nhà báo này cũng không hiểu mình viết cá gì nốt. Khó khăn là khó khăn như thế nào? Chả lẽ máy tính dò 100 triệu biểu ghi, mỗi biểu ghi có khoảng 8 trường (theo như chứng minh nhân dân) là "thực sự khó khăn" ư? Vậy vứt hết máy tính đi cho rồi, và nhân lực IT cũng nên đi cày ruộng thì hơn.

Hải Nam  30903

Nhà báo có hiểu không thì không rõ, nhưng mình hiểu Wink Khi matching thì nó là 100 triệu x 100 triệu, nên công việc cũng khá lớn, làm tốt chắc mất... dăm bữa nửa tháng Wink Vì có thể phải so sánh nhiều thứ.

Như VNCERT matching IP tấn công TTCN (30 triệu bản ghi/ngày) với các IP đã DDoS 1 máy chủ VNN trong 7 tiếng, họ cũng mất cả ngày để tìm ra những thông tin thú vị Big Grin (tất nhiên không phải chỉ là lọc danh sách IP ra rồi so sánh)

Kháchvip

Theo ta nghĩ

Thực ra so sánh cả tỉ lần cũng chả sao. Vấn đề nó nằm ở chỗ là so sánh mà nó chỉ có sự khác biệt tí chút thì kết quả trả lại là khác nhau. Giống như nạn chép phim trên rp share. Thay đổi vài byte nhưng nội dung giữ nguyên thì đã là 2 file khác nhau. Nói chung vấn đề này chưa thể thực hiện được. Kể cả là đối với các nước phát triển. Không biết nhà nước đã tốn bao nhiêu tiền cho việc làm ngu xuẩn và vô ích này

Khách qua đường

Giấy tờ nào cho người sở hữu?

Khi đăng ký toàn bộ giấy tờ đều được nhà mạng giữ lại,còn chủ thuê bao thì không có bất cứ giấy gì chứng minh số đang sử dụng là của mình sau khi đã đăng ký .Sau một thời gian sử dụng,kiểm tra thuê bao tự nhiên số ấy lại được đăng ký bởi một người lạ nào đó.

Dạo này rất nhiều trường hợp mất số mà không hiểu tại sao,trong khi chủ thuê bao chắc chắn tk còn tiền và còn hạn sử dụng.

Cần công bằng hơn đối với quyền sở hữu của thuê bao trả trước ít ra cũng trên mặt giấy tờ.

tien trang  17

làm riết một hồi cái gì cũng kiểm tra, gọi điện tý chút cũng bị người ta đặt máy nghe lén.