Ngày 15 tháng Giêng này, Wikipedia sẽ tổ chức một bữa tiệc để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 10 của mình. Sau 10 năm, Wikipedia không những đã trở thành bộ bách khoa toàn thư lớn nhất trên thế giới mà nó còn tạo nên một phong cách trên thế giới mạng - phong cách wiki.

Đáng tự hào hơn nữa khi nó là website duy nhất nằm trong top 10 website lớn nhất thế giới đang tồn tại mà không cần đến quảng cáo, nguồn chi phí dành cho nó chủ yếu nhờ vào sự đóng góp kinh phí của người đọc và người dùng Wikipedia.

10 năm trước, để tìm thông tin tử tế trên internet phải tốn kha khá công sức - cứ như là lục lọi trong một cửa hàng đồ cũ lớn: thỉnh thoảng mới thấy và chủ yếu là đồ phế thải. Rồi năm 1999, một ý tưởng đơn giản bắt nguồn từ Jimmy Wales - ông chủ của một công cụ tìm kiếm: một cuốn bách khoa toàn thư miễn phí được các chuyên gia bỏ thời gian viết và ủng hộ ngang hàng. Nội dung được chia sẻ và cho phép quảng cáo. Nó có tên là Nupedia.

Đội ngũ tiến sỹ của Nupedia đã làm việc với tốc độ "rùa bò". Trong năm đầu tiên, họ chỉ tạo được một tá mục. Wales nhận ra rằng Nupedia cần phải có một trang web cung cấp chỉ mục, một cái gì đó ít chuyên biệt hơn có thể thu hút người viết. Ở trang mới này bất kỳ ai đến thăm cũng có thể viết về bất cứ thứ gì họ muốn.

Các thử nghiệm đã không được lòng các biên tập viên của Nupedia và ban cố vấn. Họ cho rằng những bài viết được khuyến khích đóng góp chưa qua đánh giá có thể làm ảnh hưởng đến uy tín của bộ Bách khoa toàn thư. Sau đó chưa đầy một tuần, trang mới được tách hẳn thành một dự án riêng biệt có tên là Wikipedia. Một "wiki" (tiếng Hawai nghĩa là nhanh) là phần mềm cho phép người dùng viết, sửa, liên kết các trang web khác trên một tài liệu duy nhất. Trong năm đó, nó đã có 20.000 bài viết. Khi Nupedia đóng cửa năm 2003, nó chỉ vẻn vẹn 24 bài viết.

Theo Wikipedia, nó đón sinh nhật lần thứ 10 với 17 triệu bài viết trên hơn 250 ngôn ngữ trong khi Bách khoa toàn thư Britannica (Bách khoa toàn thư lâu đời và uy tín nhấn thế giới) chỉ có 120.000 và chỉ có bằng tiếng Anh. Nó cũng là trang web duy nhất miễn phí và không có quảng cáo trong số những trang web lớn nhất thế giới. Wikipedia cập nhật thông tin từng ngày, thậm chí là từng giờ. Nó là nơi đầu tiên mà một người dùng bình thường, một sinh viên, một nghiên cứu sinh hay thậm chí là một giáo sư tiến sỹ tìm kiếm thông tin trên internet.

Ý tưởng này nghe giống như một thử nghiệm xã hội không tưởng: một hồ sơ khổng lồ về tri thức nhân loại, sản xuất và an ninh được tạo ra bởi tình nguyện viên. Ngày nay, bất cứ ai cũng có thể góp công sức vào đó và nhiều người vẫn còn làm. Nhưng thay vì sụp đổ vào hỗn loạn, thế giới mà những tình nguyện viên của Wikipedia tự dựng lên trở thành một thế giới trực tuyến phát triển mạnh.

Wikipedia không phải là bộ Bách khoa toàn thư trực tuyến duy nhất, nhưng tại sao nó lại thành công đến thế?. Theo Benjamin Mako Hill, một nhà nghiên cứu ở viện Công nghệ Massachusett, Wikipedia có được thành công ngày hôm nay là do vài lý do sau. Thứ nhất, nó rất thu hút người viết - bây giờ chúng ta online và làm cái gì đó hoàn toàn khác biệt so với những gì người ta đã làm trước đó. Wikipedia đã sản sinh ra một hệ thống viết chỉ mục cho Bách khoa toàn thư mới, nhưng nó vẫn được đọc như kiểu cũ của Britannica. Thứ 2, Wikipedia rất thân thiện. Ai đó có thể tìm thấy lỗi hoặc biết một cái gì đó về chủ đề mà chưa đựoc viết, họ chỉ cần click chuột một hai cái để viết thêm vào. Wikipedia đã thành công trong việc thu hút đóng góp.

Tuy vậy, Wikipedia không phải là không có nhược điểm. Do những chỉ mục được viết bằng các tình nguyện viên và ai cũng có quyền sửa nên thỉnh thoảng Wikipedia cũng có những lỗi sai. Nhiều lỗi sai được khắc phục ngay lập tức nhưng có nhiều lỗi để đến hàng tháng trời không được cập nhật. Đôi khi những lỗi này là do tai nạn hoặc người viết vô tình mắc phải nhưng có những lúc đó là hành vi phá hoại có mục đích. Bên cạnh đó, sở thích của các biên tập viên và tình nguyện viên cũng làm cho mức độ chi tiết của các bài viết khác hẳn nhau. Ví dụ chỉ mục cho trò chơi điện tử Hallo dài hơn đáng kể so với chỉ mục của cuộc cải cách Kháng cách.

Wikipedia đã thử nghiệm trao quyền lực vào tay những "quản trị viên" - một nhóm các biên tập viên được lựa chọn có quyền xóa và phục hồi trang, có thể khóa các trang ngăn không cho chỉnh sửa. Những thay đổi này mang đến một thước đo chuẩn mực nhất định cho các chỉ mục.

Sự lo lắng mà một số người theo dõi quá trình trưởng thành của Wikipedia trong 1 thập kỷ vừa qua dành cho nó đó là Wikipedia càng ngày càng khó thu hút và giữ chân các tính nguyện viên. Số lượng các tình nguyện viên hoạt động và số bài tạo ra lên đến đỉnh điểm năm 2007. Wikipedia giờ không còn gống như một hệ sinh thái vô hạn thông tin mà giờ nó như một thế giới hạn chế tài nguyên cạnh tranh khốc liệt. Gần như mọi chỉ mục đều đã có một cách rất rõ ràng. Cơ hội dành cho một người mới viết bài giảm đi và nguy cơ để một bài viết mới đăng lên bị xóa tăng lên bởi một nguyên nhân mà Wikipedia thường nói: thiếu độ nổi bật.

Với những thành công hiện thời cũng như những thử thách trước mắt, 10 năm sau Wikipedia sẽ như thế nào?. Sẽ thay đổi ra sao để phù hợp với thời cuộc?. Thời gian rồi sẽ trả lời câu hỏi đó. Còn bây giờ, hãy chúc mừng sinh nhật tuổi lên 10 của Wikipedia.

Lược dịch theo Bloomberg Bussinessweek



Bình luận

  • TTCN (3)
Miky_Miky

Cảm ơn bạn. Một bài viết thú vị. Cố gắng lên. Chúc bạn có nhiều bài viết hay hơn nữa

Tuấn Ngoc  22

Wikipedia

Wikipedia rất tuyệt vời. Cố lên nào.

canh ph

W la cua nhan loai

tai san cua quoc te, cua ca nha. toi hi vong W se co nhieu vu tao bao hon. YEU W rat nhieu