Mặc dù Eric Schmidt đã nhận được quyết định thôi giữ chức tổng giám đốc điều hành Google, ông vẫn hào hứng với tương lai của Google, tương lai của điện toán trong 50 năm tới.

Chúng ta cùng theo dõi cuộc trò chuyện thú vị giữa ngài tổng giám đốc điều hành đương nhiệm Google cùng phóng viên của Telegraph, tờ nhật báo bán chạy nhất nước Anh, tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ở Thuỵ Sĩ vào tuần trước.

50 năm trước...

Schmidt sinh năm 1955. Ở thời ông còn trẻ, người ta tìm đường bằng những tập bản đồ in thành sách. Khi ông đi học, mọi người chia nhau dùng chung máy tính, để tiết kiệm chi phí và khai thác được tối đa sức mạnh tính toán. Ông dùng máy tính vào buổi đêm, vì đường dây điện thoại trống trải hơn, và ông tự đặt ra quy tắc cho mình: phải đi ngủ trước khi mặt trời mọc. Ở thời đó, sức mạnh một chiếc máy tính với khả năng phục vụ nhiều người một lúc vẫn chưa bằng được 1/100.000 chiếc smartphone Eric đang sử dụng bây giờ (BlackBerry).

Hiện nay

Tại Diễn đàn kinh tế thế giới, Schmidt nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến việc bàn giao chức vụ CEO cho Larry Page: liệu ông sẽ nghỉ hưu "bán thời gian", liệu có phải do sức ép từ Facebook, liệu do các vấn đề về riêng tư và cạnh tranh từ nhiều đối thủ? Câu trả lời của Eric Schmidt: không.

Khi nhìn về tương lai 10 năm tới, Eric biết ông đang ở trên đỉnh một một sự đổi mới công nghệ. Google là công ty tìm kiếm, Facebook là công ty truyền thông xã hội, nhưng Eric cho biết: tìm kiếm ngày càng được xã hội hoá hơn. Tuy nhiên Eric rất lạc quan về tương lai Google: “Ai nghĩ rằng Google đang ở bên kia đỉnh dốc, người đó nên suy nghĩ lại.

Trong tuần vừa rồi, Google đạt được hàng loạt thành công: điện thoại Android đánh bại Nokia Symbian, công cụ tìm kiếm đẩy lùi nạn webspam“lật tẩy” Bing, máy tính bảng Honeycomb đe doạ iPad và tương lai có thể giống như Android đang lấn át iPhone.

Schmidt cho rằng Facebook không phải là kẻ cạnh tranh, vì càng nhiều người dùng Facebook, sẽ có càng nhiều người dùng Google. Ở trong một bức tranh lớn, thì hiện nay đang là thời điểm của rất nhiều sự đổi mới. Bạn không còn cô đơn, buồn chán. Sự hội tụ của tìm kiếm, địa điểm và giao lưu sẽ là điều Schmidt sẽ trình bày.

Và tương lai của 50 năm tới

Ông giải thích: nếu bạn cho phép hệ thống nhận thông tin của bạn, bạn sẽ có trải nghiệm phong phú hơn. Hệ thống biết bạn đang ở đâu, biết quá khứ của bạn và sẽ có xử lí thích hợp. Chẳng hạn, năm ngoái bạn đến Davos và tham dự WEF, ở lại trong 15 phút. Năm nay, bạn cũng đến Davos, nhưng chỉ ở lại 5 phút. Hệ thống biết tất cả điều đó, nhận ra rằng bạn ít quan tâm đến WEF hơn, và dự đoán là có vấn đề gì đó.

Eric luôn nhấn mạnh cụm từ “nếu bạn cho phép”, vì cả Facebook lẫn Google đều đã nếm mùi toà án khi thông tin được xử lí mà người dùng không biết.

Một đứa trẻ sinh vào thời đại này sẽ có tuổi trung bình là 90, do đó tương lai của 50 năm nữa không phải là quá xa. Trong 50 năm tới, sẽ không còn khác biệt giữa máy tính và đám mây. Máy tính sẽ trợ thành phụ tá cho bạn: nó biết bạn là ai, bạn làm gì, đưa ra những gợi ý thích hợp và ngay cả "đoán" được bạn.

Máy tính làm rất tốt những thứ mà con người không làm được, như ghi nhớ, hoặc làm những việc liên quan đến nhiều người, chẳng hạn: đặt câu hỏi cho một triệu người. Có những thứ con người làm tốt, mà máy tính không cần làm, chẳng hạn như phán xử.

Cách nhìn nhận tương lai

50 năm trước, nước Mỹ háo hức chuyển từ tivi trắng đen sang tivi màu. Điện toán ngày đó là những tấm thẻ đục lỗ, những cái máy tính có dung lượng 1 MB và có kích thước bằng cả căn phòng.

Định luật Moore cho biết, cứ 18 tháng thì sức mạnh tính toán sẽ tăng gấp đôi, nghĩa là tăng 10 lần trong 5 năm, tăng 100.000 lần trong 25 năm.

10, 15 năm trước, bạn không đủ khả năng để thực hiện các việc mà bạn đăng làm: tìm kiếm, bản đồ số... với khả năng tính toán chỉ bằng 1/1000 hiện nay.

50 năm sau, những con người ở tương lai cũng sẽ nhìn chúng ta và hỏi: “Tại sao bọn ngốc này không làm những cái này, cái kia... Đơn giản thế mà!” Cũng như ta thắc mắc về tivi màu của 50 năm trước.

Do đó khi nghĩ về tương lai, đừng quan tâm đến các rào cản công nghệ, mà hay chú ý đến người tiêu dùng, những người không quan tâm đến công nghệ: họ cần gì. Cho đến nay, chỉ duy nhất một công ty làm được điều này, có thể nhìn xa cả thập kỉ: đó là Apple.

Ngoài ra, luật sư là những kẻ bảo thủ, không thể để họ điều khiển công nghệ. Tất nhiên, khi thiết kế sản phẩm, những gì liên quan đến riêng tư cá nhân vẫn phải đặt lên hàng đầu. Các rắc rối pháp lí, chẳng hạn như với Street View, cũng đã được giải quyết thoả đáng.

Eric Schmidt cho biết, khẩu hiệu mới của Google có thể là “Luôn luôn thay đổi”.

Theo Telegraph.




Bình luận

  • TTCN (0)