Còn 1 ngày để Apple giới thiệu mẫu máy tính bảng “hot” nhất hiện nay iPad 2, hãy cùng nhìn lại những mốc sự kiện đáng nhớ trong quá trình phát triển của máy tính bảng trong lịch sử công nghệ.

Kể từ khi Apple giới thiệu iPad, thuật ngữ "máy tính bảng" đã trở nên quen thuộc và thông dụng hơn. Nhưng thực ra, máy tính bảng đã xuất hiện từ khá lâu, nhưng lại không được mấy chú ý. Dưới đây là 10 mốc đáng nhớ trong lịch sử phát triển của Tablet.

Dynabook (1986)

Ý tưởng về máy tính bảng từng xuất hiện vào những năm 60 của thế kỷ trước khi Alan Key và trung tâm nghiên cứu của Xeror xây dựng ý tưởng về Dynabook, là một thiết bị cầm tay mà đến trẻ em cũng có thể dễ dàng truy cập các thông tin đã được số hóa trên đó.

Dynabook được mô tả như một sự kết hợp giữa giấy, viết chì, tẩy, máy đánh chữ và nhạc cụ.

Tuy nhiên, với sự hạn chế về công nghệ, thiết bị và phần mềm vào thời điểm bấy giờ đã khiến Dynabook vẫn chỉ dừng ở mức độ ý tưởng.

GRiDPad (1989)

Được thiết kế và xây dựng bởi tập đoàn công nghệ GRiD Systems Corporation, mẫu máy tính bảng này sử dụng nền tảng hệ điều hành MS-DOS của Microsoft, hỗ trợ màn hình công nghệ monochrome đơn sắc 10-inch và có pin với 3 giờ sử dụng.

GRiDPad được đánh giá là đã có sáng tạo trong thiết kế máy tính laptop.

Tuy nhiên, giá thành cao là một trong những nguyên do khiến sản phẩm không thể “sống thọ”. Nếu cho rằng iPad có giá quá cao, thì vẫn chưa là gì so với GRiDPad, với mức giá 2,370 USD.

Tandy Zoomer (1992)

Sau sự thất bại của GRiDPad, Jeff Hawkins, một trong những kỹ sư tham gia thiết kế GriDPad đã có ý ưởng xây dựng một mẫu máy tính bảng mới với kích cỡ gọn nhẹ hơn.
Hawkins gia nhập hãng Palm Computing rồi kết hợp với Tandy và Casio để cho ra mắt thiết bị cầm tay, với màn hình cảm ứng mang tên Zommer.

Tuy được đánh giá cao nhưng giá thành vẫn là một trong những trở ngại để Tandy Zoomer trở nên phổ biến.

Apple Newton MassagePad (1993)

Đây là sản phẩm đầu tiên đánh dấu sự gia nhập của Apple vào thị trường máy tính bảng.

Newton MassagePad được trang bị vi xử lý ARM 610 tốc độ 20MHz, 640KB dung lượng RAM và màn hình cảm ứng đơn sắc độ phân giải 320x240.

Nhiều người vào thời điểm bấy giờ đã nhận định sản phẩm này của Apple là tiên phong và đi trước thời đại.

Microsoft Tablet PC (2000)

Ý tưởng về chiếc máy tính cá nhân di động được Bill Gates đề xuất trong buổi diễn thuyết của công tại hội chợ công nghệ Comdex năm 2000.

“Tablet là một chiếc PC mà không có giới hạn nào. Trong vòng 5 năm tới, tôi cho rằng Tablet sẽ trở thành mẫu PC bán chạy nhất trên thị trường Mỹ” – Bill Gates tuyên bố trong bài phát biểu.

Sau đó, các hãng sản xuất đã sử dụng Windows XP làm nền tảng để xây dựng và phát triển ý tưởng Microsoft Tablet PC.

Thực tế đúng như dự đoán của Bill Gates, tuy nhiên, tablet đã trở nên thông dụng trên toàn cầu, nhờ vào iPad của đối thủ Apple, chứ không phải các mẫu máy tính bảng sử dụng hệ điều hành Windows của Microsoft.

Compad TC1000 (2003)

Sản phẩm này của Compad đã khiến giới công nghệ tin rằng thời điểm của máy tính bảng đã đến, với thiết kế nhỏ gọn đẹp mắt, màn hình cảm ứng 10,4-inch và lớp vỏ tráng bạc…

Thành công về thiết nhưng lại thất bại về hiệu suất, Compad TC1000 được đánh giá chỉ là sản phẩm để… duyệt web, và không đủ sức để đáp ứng những yêu cầu của công việc đã khiến Compad TC1000 không thành công như đã được kỳ vọng.

Amazon Kindle (2007)

Trong khi giới công nghệ đang trông chờ 1 mẫu sản phẩm máy tính bảng với các tính năng mạnh mẽ không thua kém gì máy tính cá nhân, thì Amazon lại đi ngược sự trông đợi này khi cho ra mắt Kindle.

Với tính năng đọc sách ebooks không hơn không kém, nhưng thật bất ngờ khi Kindle lại trở nên một trong những sản phẩm bán chạy nhất của Amazon.

Nối tiếp thành công, hãng tiếp tục tung ra những thế hệ 2, 3 của sản phẩm. Các ứng dụng của Kindle cũng lần lượt xuất hiện trên các nền tảng khác như iPhone, Android, BlackBerry, Windwos Phone 7, Mac và PC…

Apple iPad (2010)

Apple trình làng iPad vào tháng 4/2010 với màn hình 9,7-inch, pin cho thời lượng sử dụng lên đến 10 giờ, vi xử lý A4 do chính Apple thiết kế tốc độ 1GHz, cùng với thư viện ứng dụng khổng lồ dành cho sản phẩm.

Vẫn còn nhiều khuyết điểm như không hỗ trợ Flash, không có camera, không hỗ trợ thẻ nhớ mở rộng hay vẫn giữ tỷ lệ màn hình 4:3… , song iPad vẫn tạo nên cơn sốt thực sự trên toàn cầu.

Dù không phải là sản phẩm đầu tiên của thị trường máy tính bảng, nhưng iPad thực sự là người tiên phong và tạo nên cuộc đua nóng bỏng trên phân khúc thị trường này.

Sau sự ra mắt của iPad, dường như mục tiêu của các hãng công nghệ khác đó là đánh bại iPad, và hàng loạt các mẫu máy tính bảng mới được ra mắt, khiến thị trường máy tính bảng trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết.

Motorola Xoom (2011)

Với mục tiêu “đánh bại iPad”, máy tính bảng Xoom là một trong những sản phẩm được đặt nhiều kỳ vọng nhất.

Trang bị cấu hình “khủng”, vi xử lý 2 nhân tốc độ 1GHz, màn hình 10-inch (1280x800), 1GB bộ nhớ RAM… và trang bị đầy đủ để khỏa lấp những khiếm khuyết của iPad, như hỗ trợ Flash, camera trước và sau, hỗ trợ thẻ nhớ gắn ngoài…

Đặc biệt, đây là mẫu máy tính bảng đầu tiên trên thế giới được trang bị hệ điều hành Android 3.0, là hệ điều hàng được Google tối ưu cho máy tính bảng, Xoom đang rất được kỳ vọng để trở thành đối thủ xứng tầm với iPad.

iPad 2 (2011)

Cuộc chiến trên thị trường máy tính bảng vẫn nóng lên từng ngày với những sản phẩm mới, được trang bị những công nghệ tiên tiến hơn, thiết kế đẹp mắt hơn và cấu hình ngày càng “khủng” hơn.

Mọi thắc mắc về iPad 2 sẽ được giải đáp vào ngày 2/3 tới đây

Cũng như iPod tạo ra xu hướng máy nghe nhạc, iPhone tạo ra xu hướng smartphone và iPad tạo ra xu hướng của máy tính bảng, với sự ra mắt của iPad 2 vào ngày 2/3 tới đây, giới công nghệ đang nóng lòng chờ đợi những xu hướng mới được tạo ra từ phía Apple, và chờ xem Apple sẽ làm gì để đánh bại các đối thủ đang rất hừng hực khí thế để đánh bại mình.

Theo Dân trí



Bình luận

  • TTCN (2)
ai lop ziu  335

các nhà báo mù công nghệ cứ tự ý nhét chữ "đánh bại" vào là sao ?

trong kinh doanh nhà sản xuất nào làm hài lòng khách hàng với chi phí thấp nhất thì đó là người chiến thắng.

ko ai sản xuất hàng hóa ra để đánh bại ai cả.

khoai  42

....

Về mặt lĩnh vực công nghệ thì anh bạn nói đúng.Không ai thực sự đánh bại được ai. Nhưng về mặt kinh doanh thì anh bạn lại sai hoàn toàn, thương trường là chiến trường, nếu bạn không tìm cách đánh bại sản phẩm của đối thủ thì bạn là kẻ thua cuộc.