Biểu đồ tăng trưởng số lượng vụ công trực tuyến mức độ 3 của các cơ quan nhà nước

Theo khảo sát của Bộ TTTT, Bộ GDĐT và tỉnh Thừa Thiên Huế là 2 đơn vị dẫn đầu cả nước về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang/ cổng thông tin điện tử.

Ngày 11/3/2011 tại Hà Nội, Bộ TTTT đã chính thức công bố kết quả đánh giá trang/ cổng thông tin điện tử và tình hình ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước năm 2010. Đây là lần đánh giá thứ 4, kể từ sau lần thứ nhất vào tháng 7/2008 và lần 2 vào tháng 1/2009, lần 3 vào tháng 1/2010.

Việc đánh giá mức độ hiệu quả của trang/ cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước hàng năm được Bộ TTTT tiến hành nhằm thúc đẩy việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến để tạo thuận lợi và minh bạch trong việc phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Phát biểu tại lễ công bố, Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Minh Hồng cho biết: Việc đánh giá website/portal bao gồm 2 nội dung chính là đánh giá về cung cấp thông tin và đánh giá về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin. Kết quả khảo sát là tiền đề quan trọng trong việc hướng tới chính phủ điện tử.

Theo kết quả khảo sát của Bộ TTTT, tình hình cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang/ cổng thông tin điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong năm 2010 đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Về cung cấp thông tin, trang/ cổng thông tin điện tử của các đơn vị đã ngày càng cung cấp đầy đủ và kịp thời những thông tin chủ yếu theo quy định để phục vụ người dân và doanh nghiệp. Một số đơn vị cũng đã cung cấp nhiều tiện ích để phục vụ người khuyết tật tiếp cận tốt thông tin. Đặc biệt, Bộ TTTT đã tích hợp chức năng đọc tự động tin bài phục vụ người khiếm thị.

Tuy nhiên vẫn còn khoảng cách lớn giữa những đơn vị đứng đầu và những đơn vị phía dưới. Tỷ lệ các đơn vị cung cấp thông tin ở mức được đánh giá tốt còn rất hạn chế, đặc biệt là tại các địa phương (dưới 10%).

Năm 2010 đã có sự tăng trưởng vượt bậc cả về số lượng và số địa phương có cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ ba, có 38 địa phương đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 với số lượng dịch vụ là 748 (năm 2009 có 18 địa phương, năm 2008 có 6 địa phương), trong đó địa phương cung cấp nhiều nhất là các tỉnh An Giang (139 dịch vụ) và TP. Đà Nẵng (74 dịch vụ). Cùng với đó số nhóm dịch vụ công trực tuyến cũng được mở rộng.

Đặc biệt, năm 2010 lần đầu tiên TP.HCM đã cung cấp 3 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là: “Đăng ký chấp thuận họp báo”, “Đăng ký chấp thuận tổ chức Hội nghị, hội thảo có yếu tố nước ngoài” và “Nhập khẩu xuất bản phẩm (chưa thẩm định)”.

Năm 2010, Bộ Công Thương là Bộ đầu tiên cung cấp 1 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là “Cấp xác nhận khai báo hóa chất”. Số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 không có nhiều thay đổi so với năm 2009.

Về mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước: Đa số các đơn vị đã sử dụng ứng dụng quản lý văn bản điều hành, thư điện tử, chương trình quản lý nhân sự, kế toán, tài chính đã được sử dụng phổ biến (các ứng dụng này đều có trên 90% đơn vị sử dụng). Tuy nhiên ứng dụng chữ ký số, một ứng dụng quan trọng phục vụ việc xác định định danh, đảm bảo àn toàn, bảo mật thông tin chưa được ứng dụng rộng rãi cả ở các Bộ, ngành và địa phương (tỷ lệ đơn vị có ứng dụng chữ ký là dưới 10% tại địa phương và dưới 40% tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ).

Xếp hạng tổng thể Website/Portal và cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các địa phương:

TT

Địa phương

Xếp hạng 2010
(Điểm tối đa: 215)

Xếp hạng 2009

Xếp hạng 2008

1

Thừa Thiên Huế

1 (177,29)

7

3

2

Hậu Giang

2 (164,71)

42

8

3

Đồng Nai

3 (163,00)

9

5

4

Long An

4 (158,75)

34

39

5

TP. Đà Nẵng

5 (154,18)

14

23

6

Yên Bái

6 (153,24)

23

-

7

TP. Hồ Chí Minh

7 (148,66)

1

1

8

An Giang

8 (145,09)

35

41

9

TP. Hà Nội

9 (143,84)

2

4

10

Quảng Bình

10 (138,52)

3

2

Xếp hạng tổng thể mức độ cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên Website/Portal của các Bộ, cơ quan ngang Bộ:

TT

Bộ, cơ quan ngang Bộ

Xếp hạng và điểm số 2010
(Điểm tối đa: 180)

1

Bộ Giáo dục và Đào tạo

1 (159,50)

2

Bộ Thông tin và Truyền thông

2 (154,81)

3

Bộ Tài chính

3 (144,99)

4

Bộ Công Thương

4 (144,80)

5

Bộ Khoa học và Công nghệ

5 (144,31)

6

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

6 (137,48)

7

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

7 (134,72)

8

Bộ Ngoại giao

8 (132,98)

9

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

9 (127,47)

10

Bộ Y tế

10 (119,78).

Theo PCWorld VN




Bình luận

  • TTCN (0)