Cách đây không lâu, Việt Nam gia nhập Công ước Bern bảo vệ bản quyền của các sản phẩm trí tuệ. Ngay lập tức, chính phủ yêu cầu các cơ quan, doanh nghiệp chuyển qua sử dụng phần mềm mã nguồn mở (Open Source - PMMNM) để tiết kiệm chi phí.

Tuy vậy, PMMNM cho tới nay vẫn bị đánh giá là con dao hai lưỡi. Đó cũng là lý do tại sao các hãng sản xuất máy tính, thà chấp nhận bỏ tiền mua hệ điều hành Microsoft Windows còn hơn sử dụng các hệ điều hành nguồn mở miễn phí như Hacao hay Ubuntu.

Có quá nhiều lợi ích của những PMMNM mà những người kêu gọi sử dụng đưa ra. Bên cạnh tiêu chí chi phí sử dụng gần như bằng 0, một lợi thế của các PMMNM là không cần cấu hình cao để sử dụng. Theo các chuyên gia, PMMNM mới nhất có thể chạy trên các máy tính cấu hình cực yếu, thậm chí những dòng máy tính Pentium II, III ổ cứng 6GB vẫn có thể biến thành các máy chủ hoạt động 24/24 nhờ hệ điều hành Ubuntu một cách hiệu quả - điều mà những phần mềm thu phí khác không bao giờ có thể làm được. Ngoài ra, PMMNM có một lợi thế khi có thể đáp ứng được nhu cầu của nhiều người sử dụng khác nhau bởi một code ban đầu có thể được “chế biến” ra muôn vàn phần mềm với những tính năng riêng biệt.

Ảnh
Ubuntu - Một trong những HĐH mã nguồn mở được ưa chuộng nhất hiện nay.

Tại Việt Nam, PMMNM cũng đã được đầu tư khá quy mô và nhận được nhiều sự quan tâm từ các cơ quan có liên quan. Bên cạnh hệ điều hành mã nguồn mở nhân Linux là Hacao được nhiều tạp chí công nghệ hỗ trợ đưa tin, các phần mềm mã nguồn mở khác như NukeViet, Unikey, PHP-Nuke,… hiện tại đang được dùng khá phổ biến đến mức không có những công cụ cùng loại từ nước ngoài có thể thay thế chúng tại Việt Nam.

Hạn chế tính năng

Hiện tại, ở Việt Nam, theo đánh giá của Liên minh phần mềm doanh nghiệp BSA và công ty Dữ liệu Quốc tế IDC thì tỉ lệ vi phạm bản quyền PM còn ở mức khá cao, khoảng 85%. Mặc dù, các PMMNM là hoàn toàn miễn phí nhưng vì sao vẫn có rất nhiều người chấp nhận vi phạm bản quyền hơn là sử dụng các PMMNM?

Theo giới chuyên môn, các PMMNM nói chung vẫn còn kém xa về chất lượng so với các PM có thu phí. Chẳng hạn những PM trong ngành dầu khí tại Việt Nam có cái lên tới 10.000 đô la và hiện nay vẫn chưa có PM miễn phí nào có thể sánh kịp. Riêng phần mềm office của Windows thì đã có vô số những sản phẩm cạnh tranh với nó như OpenOffice, Google Docs, Zoho,… nhưng thực tế tại Việt Nam, gần như không ai sử dụng các phần mềm này vì chúng còn thiếu nhiều tính năng so với bản của Microsoft.

Thiếu sáng tạo

Điểm hạn chế thứ hai của PMMNM là thiếu tính sáng tạo. 100% các phiên bản của những PM này thường chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là bắt chước y chang các tính năng của bản nâng cấp các PM thu phí. Điển hình nhất là Ubuntu với Mac và Windows. Khi Windows và Mac phát triển một loạt các tính năng giao diện mới thì Ubuntu cũng xây dựng bổ sung các tính năng đó. Một vài chuyên gia cho rằng, nếu thực sự những PMMNM giành được thị phần lớn, nó sẽ vấp phải một rào cản cực lớn đó là bản quyền – vì tất cả những nội dung của các phần mềm này đều là sao chép lại các phần mềm bản quyền. Bởi vì lý do đó, theo đánh giá của cộng đồng mạng, khá nhiều người đã chán nản quay lại dùng các PM trả phí (đã crack) vì tính năng của chúng được cập nhật thường xuyên hơn.

Bảo mật không bảo đảm

Mặc dù được quảng cáo là có độ bảo mật tốt nhưng không ai dám khẳng định những PMMNM là an toàn. Nếu như với Windows hay Apple, những sản phẩm của họ do các lập trình viên giỏi nhất trên thế giới sáng tạo ra thì các PMMNM lại do một nhóm các lập trình viên đủ mọi trình độ từ khắp nơi trên thế giới xây dựng nên. Nhiều người thường có sự nhầm lẫn về độ bảo mật của các PM và không phải PM ít bị tấn công, ít lỗ hổng là an toàn.

Báo chí thường xuyên phanh phui các lỗ hổng của trình duyệt web Internet Explorer trong hệ điều hành Windows và chê rằng hệ điều hành này có nhiều lỗi và kém an toàn hơn so trình duyệt web Safari trong hệ điều hành Macintosh của hãng Apple. Tuy thế, theo đánh giá của các chuyên gia, Internet Explorer là trình duyệt web an toàn nhất so với các trình duyệt khác, nhưng nó bị tấn công nhiều vì được sử dụng nhiều trên thế giới. Safari thậm chí còn “dính” rất nhiều lỗi bảo mật hơn cả Internet Explorer nhưng lại ít bị hacker tấn công, đơn giản vì hệ điều hành Macintosh chiếm một tỷ trọng quá nhỏ trên thế giới.

Điều này cũng tương tự với các hệ điều hành mã nguồn mở và dễ bị tấn công hơn rất nhiều lần vì code thiết kế được cung cấp sẵn trên mạng. Nếu như một PMMNM có thể do nhiều người thiết kế nhưng đến lúc nó bị tấn công thì lại không có ai đứng ra chịu trách nhiệm. Không những thế, các phiên bản những hệ điều hành dạng này khá nhiều và phức tạp nên người dùng đôi khi sẽ không biết họ đang dùng sản phẩm nào. Đó cũng là lý do, tại sao các hãng sản xuất máy tính, thà chấp nhận bỏ tiền mua hệ điều hành Microsoft Windows còn hơn sử dụng các hệ điều hành nguồn mở miễn phí như Hacao hay Ubuntu.

Mã nguồn mở sẽ… hết mở

Các PMMNM hiện tại là miễn phí nhưng trong tương lai các chuyên gia cho rằng, chúng sẽ hết miễn phí. Các code thiết kế ban đầu của các PM ban đầu được cung cấp miễn phí trên mạng, nhưng khá nhiều công ty đã đi theo hướng sử dụng các code này để biến chúng thành sản phẩm của riêng mình. Công ty Mozilla bỏ tiền thuê nhân viên phát triển trình duyệt web mã nguồn mở Firefox và cung cấp miễn phí trên mạng. Nếu miễn phí thì tiền đâu để Mozilla trả lương cho nhân viên? Theo thông cáo báo chí, năm 2009, Firefox kiếm được gần 100 triệu đô là nhờ việc tích hợp các công cụ search vào bên trong nó. Hiện tại, Hoa Kỳ đang dự định đánh thuế công ty này vì mục đích phi lợi nhuận ban đầu của Firefox đã không còn nữa.

Google với các dự án Google Chromium và Android cũng được quảng bá là hoàn toàn miễn phí nhưng nhiều chuyên gia không tin vào việc này. Kho ứng dụng cho Android mà Google đang nắm giữ và thu phí giúp mang lại cho hãng này một khoản tiền không nhỏ từ cái danh hiệu “miễn phí” của Android. Với trình duyệt web Google Chrome miễn phí, hãng Google đang đi một bước xa hơn trong việc đóng cửa các hệ điều hành mã nguồn mở bằng việc tăng cường sự phát triển của công cụ tìm kiếm Google Search (và thu lại lợi nhuận từ quảng cáo). Hay với hệ điều hành Google Chromium, hãng này sẽ góp phần xóa bỏ việc crack các phần mềm nhưng đồng thời lại có thể hưởng lợi từ việc bán phần mềm của các ty khác thông qua website của mình.

Các PMMNM, muốn phát triển tốt, phải có một tổ chức đầu tư nghiên cứu chuyên sâu. Và một khi đã dày công nghiên cứu, phát triển thì chẳng ai chấp nhận cho không chất xám và công sức của chính mình. Những PMMNM tốt nhất, sau này, theo các chuyên gia, sẽ… “đóng” lại.

Theo XHTT




Bình luận

  • TTCN (27)
Cao Việt Phong  13

CHẤT LƯỢNG BÀI KÉM - TÁC GIẢ CẦN XEM LẠI

Trước tiên tôi đồng ý với ý kiến của tác giả rằng PMMNM hạn chế tính năng. Đơn giản vì đa số các PMMNM đc phát triển từ các cá nhân (đa phần là sinh viên tin học muốn thử sức mình), ko phải từ những tập đoàn lớn thu lợi nhuận.

Về mức độ bảo mật tôi thì tôi không rõ lắm vì tôi không làm trong ngành bảo mật.

Nhưng tôi KHÔNG đồng ý với:

1. THIẾU SÁNG TẠO ????:
Ubuntu không phải là PMMNM duy nhất. Việc tác giả lôi Ubuntu, OpenOffice ra để vơ đũa cả nắm rằng tất cả các PMMNM còn lại đều thiếu sáng tạo là phi lý . Điều này thể hiện kiến thức hạn chế của cả người viết bài và người copy paste bài.

Tác giả nghĩ sao về MySQL, PHP, Drupal, Joomla! và nhiều PMMNM khác? Theo như tôi biết thì PHP là một trong các server language ra đời sớm nhất và phổ biến nhất hiện nay (với thị phần gấp nhiều lần các server language khác - lên Google Search để biết thêm chi tiết). MySQL cũng ra đời rất sớm và được sử dụng nhiều trong các doanh nghiệp. Bạn hãy thử lên Google gõ PHP marketshare hoặc MySQL marketshare là sẽ rõ.

Tiện thể, nếu tôi không nhầm, IE9 (nguồn đóng) có giao diện bắt chước giống hệt của Google Chromium (nguồn mở) . Rolling On The Floor Và hiện tại thì tốc độ lẫn giao diện của IE9 vẫn thua xa Chromium (nếu không sử dụng 2D accelerator)

Việc PMMNM có nhiều chức năng hay không, có bảo mật hay không, vv... phụ thuộc vào công ty đứng sau nó, chứ không liên quan gì đến việc nó mở hay đóng cả . Nếu người đứng sau PMMNM là IBM, Google, Oracle hay Microsoft hay tất cả cộng lại thì tôi tin chất lượng phần mềm sẽ không thua kém bất cứ phần mềm nguồn đóng nào. Quan trọng nhất là đội ngũ kỹ sư và tiền vốn.

2. MÃ NGUỒN MỞ SẼ HẾT MỞ VÌ … “CHUYỂN GIA” BẢO VẬY????
Dường như tác giả bài viết này bị nhầm lẫn giữa "nguồn mở" và "miễn phí" :). Nguồn mở không có nghĩa là miễn phí. Ví dụ: MySQL có bản thu phí, Redhat nguồn mở và vẫn thu phí, etc...

Vì thế nếu như 1 PMMNM thu phí không có nghĩa là nó hết nguồn mở. Và không phải vì một phần mềm là nguồn mở mà công ty sản xuất ra nó không được quyên gián tiếp kiếm lợi nhuận từ nó. (Giấy phép GPLv2 và v3 đều không đề cập tới vấn đề này). Tôi nghĩ điều này không hề xấu mà ngược lại còn làm cho PMMNM tốt hơn vì nó đem lại lợi nhuận cho công ty mà không khiến công ty đó phải đóng nguồn phần mềm hay biến phần mềm đó thành phần mềm thu phí để lấy lợi nhuận.

Tôi không hiểu vì sao bạn lại nghĩ là Firefox hoặc Chromium sẽ đóng nguồn? Nếu họ đóng nguồn lại thì họ được lợi gì, nhất là khi có cả chục trình duyệt miễn phí nguồn mở khác trên thị trường? Bạn nghĩ rằng một ngày nào đó có người sẽ bỏ tiền ra mua Firefox hay Chrome để lướt web? Rolling On The Floor

3. PMMNM SẼ LUÔN TỒN TẠI !!!
Tôi nghĩ rằng Ubuntu sẽ không bao giờ đóng nguồn. Bằng chứng là Ubuntu đã lập ra Ubuntu Foundation, và khi đã là Foundation thì mã nguồn phần mềm đó sẽ luôn mở. Chi tiết: http://bit.ly/gMGVC4

Đặc điểm và thế mạnh của phần mềm nguồn mở không phải là đa chức năng. Phần mềm nguồn mở rất ít chức năng, một số phần mềm thậm chí chỉ có duy nhất một. Tuy nhiên, hầu hết các phần mềm nguồn mở đều làm tốt (thậm chí là rất tốt) nhiệm vụ của nó. Các PMMNM thường nhỏ hơn, code ngắn hơn, tiêu hao ít tài nguyên hơn so với phần mềm thu phí nguồn đóng VD: Text editor (như vim, emacs) thì chuyên edit text, vượt xa Notepad++

Chú ý: Rất nhiều phần mềm nguồn đóng (Avast!, Windows Media Player, IE, etc...) dựa trên các engine nguồn mở do cộng đồng đóng góp. Nếu bạn đã từng viết một phần mềm trên desktop, bạn sẽ hiểu rằng bạn không thể viết phần mềm đó từ con số 0 được (Một phần mềm nguồn đóng lớn có thể có đến vài triệu dòng code). Bạn sẽ phải dùng các libraries, packages... để link lại thành PM hoàn chỉnh. Các libraries vs packages này đa phần đều nguồn mở.

Hiếu Tròn  25905

Không biết bạn có hiểu lầm không nên mình nói rõ cho đỡ bị hiểu lầm Big Grin
Bài này đăng lại từ trang XHTT, không chỉnh sửa gì ngoại trừ thêm cái hình Ubuntu (vì nếu mình sửa cả quan điểm của người viết bài thì đăng lại làm gì nữa). Cho nên bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, một cây bút của XHTT.

Bản thân mình ủng hộ phần mềm mã nguồn mở (ở TTCN ngoài anh Hải Nam ra hình như mình là người duy nhất viết giới thiệu về Ubuntu) và tán đồng với quan điểm của BTQ :D.
Khi đọc bài mình cũng cảm thấy đắng đo, nhưng nghĩ sẽ có giá trị thảo luận nên đăng lại.
Mình cũng có nhiều điểm không tán đồng, bên cạnh đó cũng có nhiều điểm đồng tình.
Lúc trước có đọc một bài trên PCWorld cũng khá hay: Desktop Linux: The Dream Is Dead
Hy vọng nhận được nhiều phản hồi từ đọc giả.

Cao Việt Phong  13

Cảm ơn bạn vì đường link!

Cảm ơn bạn mình cũng vừa đọc qua bài "Desktop Linux: The Dream Is Dead".

Quan điểm của mình là Linux Dream có thể Dead nhưng Linux thì sẽ không dead chừng nào bạn, Hải Nam và mình còn alive (mình là SV Computer Science ở Mỹ năm thứ nhất).

Linus Torvald tạo ra Linux không phải để cạnh tranh vs Windows hay MacOSX. Đây không phải mục đích của Linux

Mục đích của Torvald khi viết Linux là "to have a free OS in my computer so that I won't have to buy an operating system". Khi vẫn còn những người đồng quan điểm này thì Linux sẽ không dead. Đấy mới chính là Linux Dream.

Mình cũng vừa làm một quả comment lên PCWorld rồi. Hi vọng tác giả trên PCWorld sẽ rút kinh nghiệm.

Nguyễn Anh Duy  628

Hạn chế tính năng: mình đang dùng rất nhiều phần mềm nguồn mở: OpenOffice, Unikey, ccleaner... không biết phản biện ra sao với ý trên nhưng... "vậy là đủ, còn cần gì thêm".
Thiếu sáng tạo: Ai dùng qua Openoffice (tuy không đầy đủ) nhưng cũng biết nó có nhiều điểm hay hơn MO.
Mã nguồn mở sẽ hết mở: hy vọng rằng nó hết mở nhưng sẽ còn "miễn" Rolling On The Floor

Lê Minh Trung  64

Thật sự PMMNM thật sự có 1 rào cản rất lớn bởi người sử dụng. Tôi thật sự muốn đưa 02 phần mềm là Mozilla Firefox, OpenOffice(bây giờ chuyển qua LibreOffice)hay IBM Symphony. Trước tới giờ nhân viên trao đổi với nhau bằng các file xls, doc, ppt hoặc với khách hàng. Nhưng khi nhận các file khách hàng thì thiếu nội dụng chủ yếu là hình ảnh không đúng hay chạy không đúng, ngược lại gởi cho người ta thì người ta lại phàn nàn chất lượng file. Vã lại nhân viên thường hay than không giống với chương trình trình củ. Thật sự có hướng dẫn nhưng chỉ là hướng đẫn nội bộ, nhưng họ vẫn không thay đổi. Họ nói lương không tăng mà thay đổi cái họ đã sử dụng rất lâu rồi, họ phải tốn thời gian học lại. Mới đầu chúng tôi phản ứng dử dội nhưng theo thời gian thì công việc kinh doanh chúng tôi cũng phải cài lại những nhưng chương trình này(dùng bản crack). Sau một năm nhìn đi nhìn đi nhìn lại chỉ có 1 mình tôi sử dụng bản thân tôi cũng cảm thấy cô độc giửa công ty.

jaselg  19

Bài viết đánh giá không khách quan, có cái nhìn phiến diện kiểu như đúng 10, sai 1.

Tôi đồng ý là PM OpenSource còn nhiều hạn chế nhưng không hẳn là phần mềm mã đóng thì không có hạn chế.

Không lấy ví dụ OpenOffice, Firefox hay MSSQL làm gì, vì đã có nhiều người đề cập rồi. Điều quan trọng ở PMNM cũng như bao PM nguồn đóng khác là, không phần mềm nào có thể đáp ứng tất cả nhu cầu của mọi người, không phải cần gì là có đó mà là cần gì thì kiếm đó (chắc chắn đã có và sẽ có).

Ví dụ như phần mềm giải nén Winrar, ai cũng biết và xài. Tôi cũng đang xài nhưng luôn đi đôi với 7-zip vì nó có những cái mà winrar không có.

Phần mềm downloader ư, tôi đã gỡ bỏ IDM sau bao nhiêu năm sử dụng mà thay bằng FDM (Free Download Manager) - Opensource đấy, dám chê nó ư, xài thử xem. Nếu ai đó nói rằng không có IDM thì không download được videos từ Youtube, hay nhạc mp3 ẩn từ mấy trang nhạc, thì xin nói rằng chả lẽ bây giờ trình duyệt thiếu addons để không hỗ trợ bạn những cái đấy à.

Nói qua nói lại thì, ai cần gì thì xài đó, chứ 2 phe mã mở và mã đóng cứ chém nhau thế thì hoá ra khỏi xài cho rồi.

Nguyễn Văn Thoan  115

Tôi chỉ thấy PMMNM có 1 hạn chế là người sử dụng. 1 phần hạn chế vì thiếu tiền.

Nếu nói PMMNM không sáng tạo? Chưa chắc! Một thằng hacker, suốt ngày đầu óc mơ tưởng về những đoạn code, chắc chắn sẽ nhiều ý tưởng hơn so với thằng nhân viên chỉ biết làm cho xong việc. Bạn xài Linux sẽ thấy Linux không giống Windows chút nào. Giao diện GNOME sử dụng thuận tiện hơn giao diện Windows. Firefox cũng không giống bất cứ thằng IE hay thằng nào khác. Từ khi Unikey xuất hiện, thằng Vietkey lặn mất tăm! Còn tôi, hồi còn xài Windows, mua bản quyền Lạc Việt xài được mấy bữa xong thì xoá bỏ. Nó nặng và khó xài quá!

PMMNM sẽ đóng mã nguồn? Cái này cũng không chắc! Vì một khi mở rồi, đóng lại cũng chẳng kịp. Mã nguồn của phần mềm đã được những người yêu CNTT chế biến thành hàng chục loại khác nhau. Cũng chính vì thế, PMMNM cũng đã kết tinh được nhiều tinh hoa của công nghệ.

Sự đóng góp của PMMNM là rất lớn. Bạn đừng quên chỉ với hạt nhân Linux, nhưng giờ đây bạn có thể nhìn thấy nó ở khắp nơi. Cái modem ở nhà bạn cũng được nhúng Linux bên trong. Thiết kế hệ thống tự động không thể thiếu PMMNM.

CPU, chip nhớ, và các vi mạch tích hợp khác đều được thiết kế bằng các công cụ chạy trên Linux.

Nếu năm xưa, Giáo sư Linus không viết ra hạt nhân Linux, thì ngày nay chiếc máy tính, điện thoại và tất cả các thiết bị công nghệ khác, giá của nó sẽ phải đắt gấp đôi đấy!

Tất nhiên, phần mềm nguồn đóng không bao giờ biến mất, và phần mềm nguồn mở cũng vậy. Mỗi cái đều có ưu nhược điểm riêng. Nhưng tôi nghĩ, hướng phát triển của PMMNM là theo hướng kinh doanh thông qua PMMNM. Điều này cũng giúp cho cộng đồng mã nguồn mở phát triển tốt hơn.

Hải Nam  30903

Nói về phần mềm nguồn mở:

- Về phía nhà phát triển: hoặc là họ có đủ tiền rồi, hoặc là họ có kế hoạch đúng để mang lại lợi nhuận.

- Về phía người dùng: với đa số PMNM còn khó dùng (một phần do thói quen), ít chức năng. Với những người mua phần mềm, thì 1 khuyết điểm khác của PMNM là hỗ trợ: với mức lương vài chục nghìn đô/năm trở lên, thì bỏ ra vài chục đô mua phần mềm là chuyện nhỏ, miễn là phải được hỗ trợ tốt.

- Về phía nhà nước: vấn đề làm chủ sản phẩm chỉ quan trọng ở các cơ quan nhà nước chứ không phải đối với người dân. Mặt khác CQNN cũng có cùng các quan điểm như ở phần người dùng. Mặt khác nữa, là PMNM thường "đi cửa sau" (lobby) không tốt bằng các hãng khác.

Về bài viết:

- Thực ra vấn đề không phải là sống hay là chết, PMNM lúc nào cũng có rất nhiều loại, thượng vàng hạ cám, không nên đánh đồng. OOo kém xa và sao chép MSO, đồng ý. Nhưng đi lôi phần mềm chuyên dụng (trong dầu khí) vào so sánh thì potay. PMNM, có thì dùng, không có thì thôi, chứ ủng hộ PMNM không phải là... cái gì cũng mở, không cần biết có không, hay dở.

- Về bảo mật, chất lượng của LTV loại nào cũng có, nhưng với các PMNM loại tốt, thì những LTV chủ chốt của họ toàn người giỏi cả, đa phần là nhân viên các công ty lớn như Microsoft, Google, Novell... Rồi so sánh Safari (phần mềm thương mại) với IE (cũng là phần mềm thương mại) thì không nói lên được cái gì. Các nhà sản xuất chọn Windows thay vì Linux là một sự thật, nhưng dựa vào đâu nói là vì lí do bảo mật?

- Về việc "hết mở": các "chuyên gia" là những ai mà nói "PMNM tốt nhất sau này sẽ đóng lại"? Kể tên vài người đi, cứ kể được 1 chuyên gia mình sẽ kể 10 chuyên gia khác nói điều ngược lại Wink

raovat30s.com  4

Mình không đề cập đến tính sáng tạo, cũng như bảo mật,....

Tuy nhiên vẫn có một băng khoăn rằng các nhà cung cấp PMMNM lấy chi phí ở đâu để nuôi quân, trang trải linh tinh. Chẳng nhẻ ....?

Cao Việt Phong  13

Các nhà cung cấp PMMNM lấy chi phí ở đâu?

@raovat30s.com: Tuy nhiên vẫn có một băng khoăn rằng các nhà cung cấp PMMNM lấy chi phí ở đâu để nuôi quân, trang trải linh tinh. Chẳng nhẻ ....?

Đây là câu hỏi rất nhiều người giống bạn cũng băn khoăn: Lập trình viên (LTV) nguồn mở lấy tiền đâu để trang trải chi phí?

Theo như hiểu biết của tôi thì lập trình viên nguồn mở trang trải chi phí theo 4 nguồn:

(1) TỪ TIỀN LƯƠNG LÀM VIỆC CỦA CHÍNH HỌ:

Đa phần những lập trình viên PMMNM là những người đã có việc làm, thậm chí làm việc cho những hãng lớn (như Google, IBM, Oracle, etc...) Những hãng này không được lợi trực tiếp từ nguồn mở nhưng họ được lợi thông qua nguồn mở (VD như máy chủ của họ dùng Linux chẳng hạn - như vậy họ ko tốn tiền mua Win và mua thêm RAM để chạy Win server)

Nhiều lập trình viên viết PMMNM vì sở thích và vì muốn luyện khả năng cá nhân. Càng lập trình nhiều PM thì kinh nghiệm càng dày dặn. Họ chỉ muốn làm một cái gì đó ngoài giờ để thử sức của bản thân mình, và cũng để kiếm lợi nhuận nếu có thể thông qua dịch vụ đi kèm PMMNM đó.

Lập trình vui lắm bạn à không phải lúc nào cũng vì tiền đâu.

(2) SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN TG LÀ LỰC LƯỢNG LỚN CỦA PMMNM:

Các sinh viên khi mới ra trường thường chưa có kinh nghiệm. Vì thế để chứng tỏ khả năng của mình với công ty tương lai họ thường "lăng xả" vào những dự án nguồn mở để như một cách làm đẹp hồ sơ của bản thân , vì một mình họ và bản thân họ cũng chưa có nhiều kinh nghiệm nên nguồn mở là cách tốt nhất để khởi đầu.

(3) TỪ DỊCH VỤ ĐI KÈM PMMNM:

Một số PMMNM được viết ra với mục đích quảng bá cho dịch vụ đi kèm của hãng PMMNM. VD: Đi kèm với HĐH Ubuntu là dịch vụ lưu giữ trực tuyến Ubuntu One, đi kèm vs Google Chrome là Google Store,...

(4) TỪ QUYÊN GÓP CỦA CỘNG ĐỒNG:

Ví dụ điển hình là Linux Mint, Downthemall, Firefox (nếu tôi nhớ không nhầm đã có thời FF có phần donation). Nghe thì nhỏ nhưng bạn ơi ở các nước trên thế giới có nhiều người donate tiền cho PMMNM lắm bạn ah. Bạn không tin lên trang chủ của Linux Mint xem năm vừa rồi chúng nó quyên góp được bao nhiêu. Nếu tôi nhớ ko nhầm có khoảng 2 - 3 người quyên tặng 1000 USD thì phải...

Hiếu Tròn  25905

Mình thấy Ubuntu còn bán quà lưu niệm in biểu tượng của họ (như áo thun):)

Nhớ đúng rùi http://bit.ly/dE6dp7

Hải Nam  30903

Mặc dù Ubuntu hiện đang là HĐH Linux số 1 trên PC, và ông chủ nó không lo nghĩ về tiền bạc, nhưng gần đây cũng đang tìm cách có lợi nhuận (và đang lúng túng). Vì cho dù giàu có, cho dù sản phẩm tốt, nhưng không có lợi nhuận thì cũng xem như thất bại.

afterlastangel  2

Em đề nghị bác Nam nên thêm 1 cái Note lưu ý nhỏ phía trên bài viết dạng: Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của phóng viên từ XHTT. Người đọc nên xem xét các ý kiến khi đọc... Nếu không người khác không để ý lại khiến họ có thêm định kiến từ người khác và không phản ánh thực tế. Nếu được đề nghị bác lập thêm 1 bài viết đối lập mới và đưa Link vào đầu của bài này sẽ hay hơn. Đwa thông tin từ nhiều chiều hơn.

Hải Nam  30903

Mình đang bận lắm nên không viết một bài đối lập được. Nếu có sẵn thì duyệt đăng thôi.

Hiếu Tròn  25905

Em đang dịch dở dang một bài của techrepublic, nói về 10 lĩnh vực thu lợi nhờ sử dụng PMMNM. Không đầy đủ nhưng cũng khá hay, hy vọng đêm nay xong Smile

Hades Demon  266

Bài viết trình độ quá kém chăng???

Nếu 1 ngày đẹp trời bạn online và nhảy vào trang tìm kiếm Google đang định gõ key word thì nhảy ra thông báo"Bạn phải thanh toán khoản tiền dịch vụ tìm kiếm tháng trước để tiếp tục sử dụng dịch vụ". Bực mình quá nhảy sang Bing cho lành thì tiếp tục"Bạn nhắn tin đến tổng đài 8xxx để nạp tiền"...
Không hiểu cái ông viết bài này trình độ cỡ nào mà làm như không ai biết là google miễn phí người dùng và thu lại từ quảng cáo và dịch vụ. Đó trở thành điều dĩ nhiên và người dùng cũng tự hiểu bằng cách này hay cách khác thì họ sẽ thu lại lợi nhuận để tiếp tục phục vụ, ít nhất là không lấy ngay từ túi của người dùng. Chấp hành với phần mềm trả phí đôi khi gây ra khó chịu khi mà kho phần mềm cả triệu thứ mà cứ phải trả phí cho việc xem video, giải nén... chắc cũng là điều khó chấp nhận. Rõ ràng tương lai của công nghệ là tất cả phần mềm đều miễn phí người dùng và thu lại từ những thứ khác. Lại còn dẫn chứng cả Android, Mozilla firefox, Chrome...Sao không suy nghĩ và so sánh với WP7 còn thu 10-15 USD từ túi tiền người dùng cho tổng chi phí sản phẩm. Và bao nhiêu câu chuyện với cả phần mềm tính phí chứ không riêng gì miễn phí khi mà bạn reset lại Window Mobie với tai nghe, nó thông báo bằng âm tink mà như là có quả bomb bên tai vậy(mặc dù chỉnh volume nhỏ nhất nhưng reset là lên 100%). Phải chăng cứ tính phí là tốt và quan tâm người dùng.Vẫn biết google muốn có nhiều người dùng để có doanh thu nhưng tôi vẫn thầm cảm ơn Google đã đem lại 1 thế giới công nghệ tốt hơn. Mọi người thoải mái vì điều đó, vậy gọi họ là gian xảo hay sao?!?

Hoang Nghia Duc  36

Bình luận bị ẩn

Gõ tiếng Việt không dấu
Lê Lưu Ly  1

Bạn không nên post bài kém chất lượng !

Mình xin thề rằng : " Nếu PMNM chết đi thì mình sẽ đập máy tính ngay lập tức và không bao h dùng máy tính nữa "

Bạn bảo bạn cổ vũ PMNM mà bạn lại đưa bài viết kém chất lượng thế này thì có khác nào tát 1 gáo nước lạnh vào mặt những người đang cân nhắc sử dụng PMNM

Lấn sau mong bạn cân nhắc kĩ khi post bài

Thân !

Cao Việt Phong  13

Bạn yên tâm!

Bạn yên tâm là dù còn nhiều bài như này post lên nữa cũng chẳng hề gì vì chỉ cần post lên thôi là anh em ủng hộ PMMNM lao vào đả kích hết!! Rolling On The Floor

Huy Nguyen  1

Bạn suy nghĩ chỉ có 1 phía .

Phần mền mã mở có cái ưu và nhược điểm của nó . Bạn có thể ko sử dụng máy tính được khi thiếu PMNM vì bạn hiếm khi dùng máy tính . Thử hỏi tại sao Ps và bộ công cụ của adobe chỉ chạy trên mac và windows. Chắc bạn này chưa bao giờ dùng mấy cái này .:)) .
Hơn nữa ai dám so sánh open office với MS office 2010 Cái này là pmnm nha .
Còn so sánh hệ đều hành thì khỏi nói . Nói HDHNM là an toàn Laughing uh đúng . Tại vì mọi thứ đều có thể xem và có thể sửa , buồn buồn nó treo là đập máy , mua cái khác ... quá tiện dụng luôn .(cái này mình chỉ nói với các bản linux cá nhân thôi nhé , bản cho server chưa dùng nên không biết )

Hoang Nghia Duc  36

Bình luận bị ẩn

Gõ tiếng Việt không dấu
Cao Việt Phong  13

Bình luận bị ẩn

Tác giả nhầm!
Cao Việt Phong  13

Thì trong số những người comment (kể cả bạn) làm gì có ai là người Mỹ biết tiếng Việt đâu Rolling On The Floor Vậy bạn nghĩ sao về bài viết?

Tô Thiện  357

thú vị.

Tôi cũng là người rất quan tâm đến nguồn mở ( và cả nguồn mỡ). Theo tôi nguồn mở sẽ không dễ dàng chết, bởi chính lý do nó được tạo ra và cả chính mong muốn của người dùng. Nói về hạn chế tính năng của PMNM thì tôi không đồng ý, vì hiện tại có rất nhiều phần mềm có thể làm được những việc mà PMND chưa có.

Khoan Cắt Bê Tông  30

Dao hai lưỡi cũng tốt

Hiện nay đang cần gọt vỏ trái cây, dùng dao hai lưỡi cũng tiện đấy chứ. Nếu ai đó để ý kỹ, hiện tại dao hai lưỡi thực sự là dao ba lưỡi. Như vậy nó vừa là dao một lưỡi vừa là dao hai lưỡi, thật tiện dụng. Tuy thế, nếu bạn có ý định chặt xương hoặc băm một đống thịt bùng nhùng nào đó bằng dao hai lưỡi có thể bạn sẽ tự gây khó khăn cho bản thân. Việc dao hai lưỡi dễ gây đứt tay hơn dao một lưỡi hay không điều đó có lẽ phải đi hỏi mấy người làm bếp.

Thích Linux  175

Bác cứ lo khoan cắt bê tông đi kẻo khoan tầm bậy.

[email protected]  1

Bài viết quá kém, quá đần về CNTT

"các PMMNM nói chung vẫn còn kém xa về chất lượng so với các PM có thu phí. "
=>Câu này đồng ý.
"Chẳng hạn những PM trong ngành dầu khí tại Việt Nam có cái lên tới 10.000 đô la và hiện nay vẫn chưa có PM miễn phí nào có thể sánh kịp"
=>nhưng câu này có vấn đề, dùng từ "hiện nay" của tác giả, cho hỏi nếu dùng từ "tương lai" thì sao?
Ví dụ về office của Windows và OpenOffice, Google Docs, Zoho,… cũng vậy. Tương lai thì sao?

"100% các phiên bản của những PM này thường chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là bắt chước y chang các tính năng của bản nâng cấp các PM thu phí"
=>Dùng từ 100% có quăng lựu đạn không thế? Có những phần mềm mã nguồn mở mà không một phần mềm có bản quyền nào có thể sánh nổi.
Chắc là tác giả sẽ hỏi: "phần mềm nào?"
Nếu không biết kể tên nó ra thì lại dám viết bài này!

Về bảo mật, cái cách ngụy biện sự dỏm ẹ của Window về bảo mật cho rằng nó nhiều lổ hổng là tại vì nó quá nhiều người dùng thật quá nhàm. Vậy là do nhiều người dùng 1 sản phẩm hàng hóa khiến cho tỷ lệ phát hiện lỗi của sản phẩm hàng hóa đó tăng lên, ý anh là thế chứ gì? Để tôi cho anh một thông tin, thế anh có biết các chuyên gia máy tính, các siêu trùm hacker thâm căng cố đế của hệ thống mạng máy tính trên thế giới này, những người đã chỉ ra các lỗi ngớ ngẫn tào lao trên nền Windows đa số họ đều xài Linux không? Chỉ cho tôi một thằng hacker dùng Windows mỗi ngày để nghiên cứu bảo mật xem nào!

"Nếu như một PMMNM có thể do nhiều người thiết kế nhưng đến lúc nó bị tấn công thì lại không có ai đứng ra chịu trách nhiệm"
=>Thế anh nghĩ Windows Server mà bị tấn công rồi đổ xập xuống chắc anh Microsoft sẽ chạy sang lo lót đền cho công ty của anh chắc? Vậy là lúc anh cài win trên máy anh đã không chịu dừng lại vài phút đề đọc cái license của nó mà đã vội agree rồi. Trong đó nó đã có rành rành chữ "chúng tôi không chịu bất cứ trách nhiệm..." về đọc thử đi!
PMMNM lại hơn hẳn phần mềm bản quyền chính xác là ở chổ này. PMMNM có bao nhiêu người trên thế giới chung tay góp sức? Tập đoàn Windows có bao nhiêu nhân lực? Có một giáo sư đã giả định rất hay, giả sử như một ngày kia Trung Quốc và Mỹ đối đầu, hệ thống mạng của TQ mà dùng phần mềm của một công ty tư bản do Mỹ cung cấp. Nếu có trục trặc mà công ty kia quyết định không hỗ trợ cho họ thì sao? Ai hỗ trợ đây? Cả hệ thống mạng của người ta!
Mã nguồn mở lại khác!

"Firefox kiếm được gần 100 triệu đô là nhờ việc tích hợp các công cụ search vào bên trong nó. Hiện tại, Hoa Kỳ đang dự định đánh thuế công ty này vì mục đích phi lợi nhuận ban đầu của Firefox đã không còn nữa."
=>Anh lại cố tình không hiểu nghĩ của từ "mục đích phi lợi nhuận" là gì. Lợi nhuận ở đây không phải là tiền, chẳng ai lại đi chế tiền cả. Phi lợi nhuận ở đây có nghĩ là không có một ông chủ tư bản nào cả, tức là không có ai trong công ty bị ông chủ tư bản bóc lột giá trị thặng dư cả. Anh có thể về xem mô hình trường đại học Harvard phi lợi nhuận đấy ạ. Xem họ có chê tiền không, họ có cho học sinh học miễn phí không.

"Các PMMNM, muốn phát triển tốt, phải có một tổ chức đầu tư nghiên cứu chuyên sâu. Và một khi đã dày công nghiên cứu, phát triển thì chẳng ai chấp nhận cho không chất xám và công sức của chính mình. Những PMMNM tốt nhất, sau này, theo các chuyên gia, sẽ… “đóng” lại."
=>Anh có bao giờ tự hỏi là tại sao mình sinh ra lại trở thành như vậy không? Đó là tại vì tồn tại xã hội quyết định ý thức của anh. Anh sống trong một thế giới tư bản nơi người ta làm hết mình về lợi nhuận nên cái đầu của anh nó cũng chuyển biến y chang vậy. Anh luôn nghĩ đến cái thế giới mà người ta làm bất cứ việc gì đều bởi vì tiền nên anh cứ suy diễn ra câu chuyện như vậy.
Nếu anh để ý, đâu đó trên mạng anh sẽ thấy hình ảnh Linux luôn hiện diện kế bên một cái lô gô, cái lô gô Xã hội chủ nghĩa, búa lưỡi liềm đấy ạ! Nó thể hiện khát vọng đến một một tương lai con người sẽ sống hết mình, lao động hết mình vì sự phát triển của xã hội chứ không phải vì cá nhân mình như bây giờ.
Người ta bỏ một đời người ra để sống vì xã hội chứ không cầu danh lợi gì cả. Động lực của người ta là đặt tập thế lên hàng đầu. Loại như anh thì làm sao hiểu được loại người ngồi ngày đêm gõ lộc cộc bên bàn phím cống hiên cho nhân loại công không của mình. Đúng là lấy lòng tiểu nhân đo lòng quân tử ạ!