Hệ điều hành Macintosh do Apple sáng tạo ra cho đến nay chỉ được cài đặt trên các sản phẩm máy tính của Apple. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu như Apple chia sẻ Mac OS cho các hãng khác?

Lật đổ

Theo các thống kê gần đây, lợi nhuận của Microsoft phần lớn đến từ việc bán bản quyền Windows, Office sau đó là các nguồn thu từ quảng cáo trên Bing, bán máy chơi game... Như vậy, điều tạo nên sức mạnh cho Microsoft chính là Windows. Nếu Apple cũng bán Mac OS và lấy tiền bản quyền từ các công ty sản xuất máy tính và dòng laptop mới được người dùng chấp nhận, rất có thể Microsoft sẽ thực sự bị lâm nguy ngay trên chính “sân nhà” của mình. Apple có thể làm việc đó trong tương lai? Tất cả chỉ còn là vấn đề thời gian.

Hệ điều hành Macintosh do Apple sáng tạo ra cho đến nay chỉ được cài trên các sản phẩm máy tính của Apple. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu như Apple chia sẻ Mac OS cho các hãng khác?

Ẩn số Mac OS

Trên thế giới hiện tại, có 3 hệ điều hành lớn dành cho máy tính, đầu tiên là hệ điều hành Windows do hãng Microsoft phát triển và được chia sẻ theo dạng bản quyền có phí chuyển nhượng giữa Microsoft và các đối tác. Hệ điều hành thứ hai là Mac OS do Apple phát triển, và chưa chia sẻ cho bất kì công ty nào, chỉ có những máy tính hiệu Macbook của Apple mới được cài hệ điều hành này. Hệ điều hành thứ ba còn lại là nhóm nền tảng trên nhân Linux, trong đó nổi tiếng nhất trong thời điểm hiện tại chính là Ubuntu và Google Chromium. Ubuntu hoàn toàn miễn phí do một nhóm lập trình viên quốc tế phát triển, bất kì ai cũng có thể tham gia vào dự án Ubuntu để cải thiện và nâng cao chất lượng cho hệ điều hành này. Google Chromium thì do các kĩ sư của Google phát triển, được Google chia sẻ miễn phí một cách có điều kiện với các đối tác muốn sử dụng.

Theo một thống kê gần đây, Windows vẫn là hệ điều hành lớn nhất trên thế giới với khoảng 89,70% người sử dụng, trong khi Mac OS chiếm vị trí thứ hai với thị phần 5,25% nhưng chủ yếu tập trung tại Hoa Kì.

Theo đánh giá của các chuyên gia công nghệ thì hệ điều hành nhân Linux là hệ điều hành tốt nhất trên thế giới bởi nó hoạt động dựa trên nền tảng ổn định. Mac OS cho tới giờ vẫn là một ẩn số bởi chưa ai được tiếp cận nhiều. Riêng với Windows thì mặc dù bị các chuyên gia chê nhưng thực chất đây lại là hệ điều hành được người dùng thích nhất bởi giao diện trực quan và cách sử dụng đơn giản hơn so với kiểu thao tác bằng mã lệnh như với Linux.

Ảnh
Windows vẫn là hệ điều hành chiếm thị phần lớn nhất thế giới

Hiếm chưa chắc đã hay

Trong thực tế, bất kì công ty nào muốn sử dụng các hệ điều hành trong những máy tính mình đưa ra thị trường thì đều cần phải liên lạc với nhà cung cấp hoặc tổ chức phát triển hệ điều hành ấy để xin bản quyền, ngoại trừ Apple.

Việc Apple không cung cấp Mac OS cho các hãng khác được xem là một “nguyên tắc” của hãng này khi muốn kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất một sản phẩm công nghệ từ khâu chọn phần cứng, cài đặt phần mềm và phân phối ra thị trường. Trên nhiều diễn đàn công nghệ phần mềm hiện nay đang diễn ra khá nhiều tranh luận về khả năng một khi Apple chia sẻ Mac OS cho các đối thủ giống như Microsoft đang làm với Windows. Điều gì sẽ xảy ra?

Trong quá khứ, đã có những cá nhân nỗ lực cài đặt Mac OS lên các máy tính chạy Windows bình thường và gặp khá nhiều hạn chế khi sử dụng các tính năng của hệ điều hành này. Apple cũng từng cho phép một ứng dụng chạy trong Mac OS giúp cài đặt Windows vào trong Macbook để người dùng trải nghiệm cả hai nhưng ngay sau đó, Apple cho ngừng hỗ trợ ứng dụng này.

Theo nhiều luồng ý kiến, sở dĩ Mac OS trở nên hấp dẫn chỉ đơn giản vì nó... hiếm. Điều này cũng giống như Google Chromium, khi chưa được công khai – cộng đồng công nghệ rất háo hức để được dùng thử, các hãng máy tính lập kế hoạch sản xuất hàng loạt những máy tính sử dụng hệ điều hành này, tuy nhiên sau một vài phiên bản được cung cấp ra thị trường thì hàng loạt lời chê bai đã xuất hiện. Cho đến giờ, sau một thời gian tạo được sự chú ý, gần như Google Chromium đã... chìm vào quên lãng.

Mac OS có tương tự? Theo đánh giá của các chuyên gia bảo mật, Mac OS “dính” nhiều lỗi bảo mật nghiêm trọng hơn cả Windows và hãng này không đủ tiềm lực để khắc phục nhanh như Microsoft. Bên cạnh đó, mặc dù khởi động, thực hiện các tương tác nhanh nhưng Mac OS lại không hỗ trợ tốt chơi game... , nên nhiều người dùng nhận định – dù có được công khai ra thị trường thì chắc chắn Mac OS cũng cần phải đi một lộ trình dài để có thể được xem như một đối thủ xứng tầm với Windows.

Theo Thế giới @



Bình luận

  • TTCN (0)