Sự khác nhau giữa các nước Châu Âu về tỉ lệ sử dụng điện thoại di động
Theo thống kê gần đây nhất, có đến một phần năm số hộ ở Châu Âu sử dụng điện thoại di động làm điện thoại duy nhất của họ. Lithuania (Lít-va) dẫn đầu về xu hướng "tẩy chay" điện thoại cố định với tỉ lệ 48 % hộ dân thay thế điện thoại cố định bằng điện thoại di động. Đứng thứ hai là Phần Lan với 47 %.

Các thống kê của Eurostat, văn phòng thống kê của Hội đồng Châu Âu (European Commission), chỉ ra rằng điện thoại di động trở nên thiết yếu đối với cuộc sống hàng ngày của người dân Châu Âu.

Trong các bản báo cáo, trung bình hiện nay có 95 điện thoại di động cho mỗi 100 người Châu Âu.

Trong khi đó, tỉ lệ trung bình ở 25 quốc gia thành viên EU là 18 %, và các điều tra cũng chứng tỏ sự khác biệt rõ rệt giữa các thành viên cũ và mới trong việc "tận tụy" với những chiếc điện thoại cố định.

Các thành viên cũ của EU, như Anh Quốc (13 %) và Đức (11 %), dường như có ít hơn nhiều về tỉ lệ hộ dân chỉ có điện thoại di động so với các thành viên mới như Cộng hòa Séc (42 %).

Lời giải thích tạm thời cho sự khác biệt này có thể là vì trước đây, điện thoại cố định đã không thịnh hành ở các quốc gia thành viên mới, phần lớn là các nước cộng sản cũ, như đã từng được phát triển tại các nước như Pháp và Anh.

Tuy nhiên, các điều tra đã chỉ ra rằng, điện thoại cố định đã không hoàn toàn nằm ngoài những sự lựa chọn. Số đường cố định trên 100 người dân đã tăng từ 45 vào năm 1995 lên 48 vào năm 2005 - thời điểm cuối cùng mà những số liệu này được thống kê.

Số lượng đăng kí điện thoại di động trên 100 người cũng biến đổi rất lớn quanh con số trung bình 95. Luxembourg có đến 158 đăng kí trên 100 người, theo sát là Lithuania (127) và Italy (122). Romania được thống kê là nước có số lượng thấp nhất trong chỉ tiêu này với chỉ có 62 đăng kí trên 100 người.

Quang Trung (theo BBC News)



Bình luận

  • TTCN (6)
Hải Nam  30903

Ở nhà mấy khi dùng điện thoại đâu, còn buổi tối & cuối tuần muốn buôn chuyện thì dùng di động thoải mái không mất tiền, unlimited mà Smile

Luxembourg phát triển quá, 158/100 Smile Ngay cả ở Paris tỉ lệ này hình như chỉ xấp xỉ 110/100.

Quang Trung  22192

Ở các thành viên cũ của EU, những người chơi mobile chỉ là giới trẻ, hay những người có công việc nay đây mai đó. Đến khi có công việc ổn định, họ chỉ dùng ĐT cố định vì bọn nó coi trọng đời sống cá nhân rất cao, việc là việc, nhà là nhà, ko có kiểu số mobile cá nhân & địa chỉ cá nhân xuất hiện trên "card de visite" như ở nhà mình. Với lại bọn nó đi làm xong là về nhà, ko í ới nhau đi nhậu nên dùng mobile chỉ phí tiền. Big Grin

Hùng Mạnh  312

Louxembourg có GDP trên đầu người cao nhất thế giới mà lị.

nvqthinh  122

Theo mình thì con số ở Luxembourg không phải là do thu nhập cao mà chủ yếu là do cách thức đăng ký thuê bao di động dễ dàng, không quá ràng buộc như các nước khác thôi. Cụ thể là gọi bao nhiêu trả bấy nhiêu, không gọi thì khỏi trả tiền. Dĩ nhiên là điện thoại phải tự mua (giống dùng SIM card không contrat). Mà con số này cũng rất khó quản lý trên thực tế.

Omerta

Cái thực tế này xảy ra đâu chỉ ở Châu Âu, một nước nghèo như VN thì cũng đã bắt đầu manh nha vài năm rồi. Còn như ở Nhật thì ngoại trừ các công ty, đối với nhà dân thì chuyện dùng điện thoại cố định chỉ để gọi là có khi đăng ký các dịch vụ cần thiết phải có số cố định thôi.

Nemo Nguyen  21665

Các nước đang phát triển như Đông Âu thì chi phí triển khai mạng cáp điện thoại cố định mắc hơn việc tận dụng mạng di động (hiển nhiên chất lượng ko bằng). Còn các nước phát triển thì cũng do nguyên nhân dùng cáp cho Internet (mục đích chính) điện thoại cố định (phụ)