Theo thông tin hành lang, Apple sẽ sớm tham gia cùng với Amazon và Google trong việc cung cấp một dịch vụ lưu trữ âm nhạc nền tảng đám mây và truyền tải về các thiết bị của bạn. Sẽ có những lợi ích nhất định khi sử dụng dịch vụ nền tảng đám mây này, tuy nhiên, không thể tránh khỏi những hậu quả khá nghiêm trọng mà nó có thể mang tới. Hãy cân nhắc kĩ trước khi đầu tư quá nhiều vào dịch vụ này.

Điểm mạnh

Truyền tải ở bất cứ đâu – Với thư viện âm nhạc được lưu trữ đâu đó trên Internet, bạn có thể truy cập vào bất cứ lúc nào với bất kì thiết bị nào, điều này vô cùng tiện lợi. Ví như, với một chiếc iPhone 16 GB, một chiếc iPad 32 GB, nhưng bạn lại có đến 60 GB nhạc đã lưu trữ, thật khó để tìm thấy bài hát mà mình muốn nghe bất cứ lúc nào, nếu không sử dụng thư viện ảo của nền tảng đám mây.

Giá cả - Tiêu chí này áp dụng với những ai có thói quen mua đĩa CD. Giá cả CD thường cao hơn do những hãng đĩa phải đầu tư tiền sản xuất số lượng lớn, đóng gói và vận chuyển. Ví dụ, bạn sẽ phải trả 12,99 USD cho 1 album mới của Lady Gaga trên Amazon, tuy nhiên số tiền này chỉ là 6,99 USD khi bạn mua dưới dạng MP3, bạn sẽ tiết kiệm được một nửa giá tiền.

Sao lưu - Bạn có một bộ sưu tập âm nhạc khổng lồ và muốn nó được sao lưu cẩn thận, tránh mọi thiệt hại mất mát từ việc cháy nổ, thiên tai, hay làm rơi ổ đĩa. Những nhà cung cấp dịch vụ âm nhạc đám mây như Apple, Amazon và Google có những trung tâm lưu trữ khổng lồ với vô số các server được đồng bộ tại nhiều địa điểm khác nhau, vì thế dữ liệu của bạn sẽ an toàn.

Điểm yếu

Không có kết nối – Với những người mới sử dụng, bạn sẽ làm gì khi không có kết nối tới đám mây? Muốn truyền tải âm nhạc bạn phải kết nối mạng. Nếu như nhà cung cấp dịch vụ gặp trục trặc, hoặc ISP của bạn bị lỗi, hay đơn giản là không có kết nối mạng, bạn sẽ lâm vào cảnh cô đơn, u ám.

Giới hạn thiết bị - Một số dịch vụ - điển hình là Amazon – hạn chế số lượng thiết bị bạn có thể dùng để kết nối với dữ liệu âm nhạc của mình. Có thể điều này liên quan tới các giao kèo bản quyền, bởi vì Netflix cũng hạn chế số lượng thiết bị được dùng để xem phim. Khi bạn có một chiếc đĩa CD, hoặc một file MP3, bạn có thể mở ở mọi thiết bị mà mình thích. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng quá số lượng thiết bị cho phép ở Amazon, tài khoản của bạn có thể bị khóa.

Giới hạn dung lượng – Dung lượng lưu trữ không phải là thứ miễn phí, nó cũng có giới hạn. Các công ty sẽ chỉ cung cấp đủ dung lượng để níu chân khách hàng sử dụng, sau đó họ sẽ bắt đầu tính tiền cho những dung lượng bổ sung. Amazon cung cấp 5 GB miễn phí (gói cước 20 GB thì chỉ được dùng thử trong 1 năm). Gói cước 50 GB có giá 50 USD một năm, nhưng nếu bạn có hơn 60 GB nhạc, bạn sẽ phải chi 100 USD 1 năm cho gói 100 GB. Với số tiền ấy bạn có thể mua một ổ cứng 2 TB để lưu trữ nhạc.

Thay đổi quy tắc – Đây là điểm yếu chủ chốt. Ngay cả khi dịch vụ hiện tại có thể tốt, mọi thứ cũng có thể thay đổi. Nhà cung cấp dịch vụ âm nhạc đám mây có thể tăng giá, giảm dung lượng lưu trữ, giới hạn số lượng thiết bị có thể sử dụng. Những hợp đồng bản quyền có thể hết hạn và bạn sẽ mất những bài hát mình đã mua.

Tuy dịch vụ âm nhạc nền đám mây khá hữu dụng, người sử dụng vẫn cần phải cẩn trọng. Bạn nên tải về tất cả những bài mình đã mua và sao lưu các file MP3 để sau đó có thể vẫn nghe nhạc được khi kết nối không hoạt động, hoặc các quy tắc đột ngột thay đổi.

Theo PC World



Bình luận

  • TTCN (0)