Mới đây, bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng phòng cảnh sát chống tội phạm công nghệ kiểm tra và phát hiện một số doanh nghiệp vi phạm luật Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng. Tại Việt Nam, sự việc trên bao giờ chấm dứt?

Thời của dùng… chùa

Tại Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung, nhu cầu sử dụng máy tính để phục vụ học hành, công việc, du lịch, giải trí… là điều rất phổ biến. Nếu như trước kia, máy tính có vẻ trở thành một món đồ xa xỉ với phần đông người thì nay, việc trang bị một máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay để phục vụ cho các nhu cầu cá nhân là một việc không đến mức quá khó khăn với nhiều người. Giá máy tính liên tục giảm mạnh trong khi tính năng thì lại không ngừng được tăng lên – điều này giúp mọi người có thể làm chủ được thế giới công nghệ một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Tuy vậy, một chiếc máy tính, nhìn tổng quát thì có vẻ giống như một chiếc xe du lịch với động cơ và khung sườn, còn lại thì… không có gì hết. Việc này khiến cho người sử dụng máy tính, muốn dùng máy để dùng cho các mục đích khác nhau, bắt buộc phải cài thêm những phần mềm thích hợp với nhu cầu sử dụng của mình, trong đó yêu cầu đầu tiên phải kể đến chính là hệ điều hành.

Nhìn một cách tổng thể, phần lớn các máy tính hiện tại trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đều sử dụng hệ điều hành Microsoft Windows và đây là một hệ điều hành có thu phí. Không những thế, phần nhiều những phần khác được cài trên nhiều máy tính hiện tại như các phần mềm diệt vi rút, phần mềm văn phòng, nghe nhạc, game… tất cả cũng đều là những bản thương mại. Tuy vậy, tại nhiều quốc gia, việc bỏ tiền ra để trả tiền bản quyền cho tất cả những phần mềm như vậy, gộp chung lại sẽ là một con số khổng lồ và chiếm một phần khá lớn so với số tiền người tiêu dùng phải bỏ ra để mua chiếc máy tính ấy, một chuyên gia phân tích.

Song song đó, trên mạng Internet, thế giới hacker dường như liên tục hoạt động với cường độ không ngừng nghỉ để phá khóa gần như phần lớn các phần mềm để cung cấp cho mọi người sử dụng… chùa miễn phí. Hai điều này đã nhanh chóng trở thành cặp bài trùng và khiến người tiêu dùng có thêm cơ hội và… can đảm để sử dụng các phiên bản crack cho mọi phần mềm cài vào máy.

Theo các cuộc khảo sát gần đây, tại Việt Nam và những nước đang phát triển khác, nhiều tổ chức, doanh nghiệp về việc hỗ trợ người tiêu dùng cài đặt, sử dụng… lậu các phần mềm, hệ điều hành… thậm chí còn mọc lên với tốc độ còn hơn nấm mọc sau mưa. “Thay vì phải bỏ ra 300 USD cho việc trang bị “đồ nghề” cho máy tính thì nay, mức giá phải trả thậm chí còn chưa tới 100.000 đồng, người dùng có thể mang máy tính ra tiệm nhờ họ cài tất tần các phần mềm mình muốn, kể cả hệ điều hành hoặc chi phí còn có thể giảm xuống thấp hơn nếu mọi người mua đĩa về tự cài lấy. Việc này thúc đẩy nhu cầu tăng lên ngùn ngụt và vì vậy, thị trường cầu cũng có cơ hội phát triển theo” – một số nhà phân tích lí giải.

Giải pháp cho vi phạm

Luật sở hữu trí tuệ đã được quốc hội Việt Nam ban hành từ lâu nhưng từ trong thời gian trước, luật có vẻ còn chưa được cập nhật trong lĩnh vực CNTT và khiến nhiều vi phạm đã xảy ra ở mức độ từ nhẹ cho tới nặng. Tuy thế, thời gian gần đây, nhiều cuộc kiểm tra liên nghành đã được thực hiện và con số vi phạm của các doanh nghiệp đã khẳng định sự thực mà các thống kê đã cảnh báo từ trước. Từ các doanh nghiệp lớn của tư nhân cho tới doanh nghiệp nhỏ - tất cả đều xảy ra tình trạng vi phạm luật sở hữu trí tuệ. Không những thế, mặc dù đã có những chỉ định từ phía chính phủ nhưng các doanh nghiệp nhà nước vẫn nghiêm chỉnh chấp hành việc dùng… phần mềm lậu, một nhà quan sát tổng kết lại dựa trên các thông tin được báo chí phản ánh gần đây về các cuộc kiểm tra vi phạm sở hữu trí tuệ của các cơ quan liên ngành.

“Giải pháp cho các công ty vi phạm không hề không có, nhưng vấn đề là họ có muốn áp dụng hay không thôi”, - một chuyên gia nhận định. “Trước đây, khi chính phủ kí kết văn bản hợp tác với Microsoft nhằm trang bị hệ điều hành Windows cho các văn phòng làm việc của chính phủ, tuy thế - sau khi tính toán thiệt hơn, chính phủ đã chuyển hướng qua việc sử dụng các hệ điều hành mã nguồn mở để tiết kiệm ngân sách. Đó là một giải pháp hay mà nhiều tổ chức, công ty, doanh nghiệp và cá nhân nên thực hiện theo”.

Theo các quy định hiện hành, những công ty vi phạm luật sở hữu trí tuệ có thể bị phạt tới 500 triệu đồng vì các hành vi của mình. Như vậy, với tần suất các cuộc kiểm tra ngày càng nhiều và mức xử lí vi phạm ngày càng tăng như trên, các doanh nghiệp nếu không muốn chuốc họa vào thân vì việc dùng… chùa của mình, chắc chắn phải có những giải pháp để tiến tới mã nguồn mở.

“Nhiều người chê phần mềm mã nguồn mở nhưng thực chất nó lại rất mạnh, thậm chí có nhiều cái mạnh hơn phần mềm có phí rất nhiều. Những kiểm chứng của các chuyên gia cho hay, các hệ điều hành mở như Ubuntu, Hacao… không hề thua kém Microsoft Windows trong việc thực thi những nhiệm vụ tương tác với người sử dụng trong khi hàng loạt phần mềm mở khác từ trình duyệt web, phần mềm đồ họa, phần mềm văn phòng, … tất cả đều có giải pháp tương tự thay thế. Tuy thế, có thể do thói quen từ trước tới nay mà người dùng không mặn mà lắm với nguồn mở”, đại diện một công ty chuyên kinh doanh dịch vụ cài đặt phần mềm lậu tại TPHCM cho hay.

Theo một số nhà phân tích, có thể Việt Nam sẽ cần một lộ trình tương đối dài để thay đổi tư duy cho người dân trong việc sử dụng các giải pháp không vi phạm luật sở hữu trí tuệ. “Điều quan trọng là thu nhập hiện tại của người Việt Nam không đủ cao đến mức có thể bỏ ra để mua những phần mềm bản quyền. Vì vậy, song song với những cuộc kiểm tra, xử lí “mẫu” thì truyền thông nhà nước cần tiếp tục các hướng dẫn cho người dùng biết đến những giải pháp thay thế để sửa chữa sai phạm. Như thế mới đảm bảo cho việc định hướng người dân thoát khỏi những sai phạm mà vốn từ trước tới nay, luôn được họ xem là… đương nhiên”.

Theo Thế giới @




Bình luận

  • TTCN (5)
Trần Huệ  26647

Có thể khẳng định đến hơn 90% DN nhỏ sử dụng các phần mềm không bản quyền. Còn người dùng cá nhân chắc dám lên đến 98% quá.

Che Chơn  975

(đã xoá)

TanKiemVn  1043

Nhìn lại chiếc PC yêu quý của mình, có mỗi cái BKAV là có bản quyền còn lại là ...:D

tearofthesun  44

Nói hơi quá chứ mình nghĩ bjo nc ta là một nc phát triển thì hẵng học đòi mua bản quyền. Thu nhập đc bn mà đòi so sánh vs nc ngoài chứ. Vs họ 20, 30 đô cho 1phần mềm có bằng 1bữa cơm? Nếu giá bản quyền ở VN cũng như vậy mình cũng mua ngay. Kể cả Window, 300đô cho 3năm sdụng, nghĩa là chưa đến 0,3đô một ngày 1con số quá rẻ so vs thu nhập.

Dang Phuoc Duc  8

Nhieu phan mem o nuoc ngoai dau co duoc ban chinh thuc o vn, muon kiem mua con kho hon len troi . Ai mua quoc te deu phai co visa thanh toan internet , dau phai ai cung co . Ma phan mem doi voi nuoc ngoai vai chuc do la chuyen qua re nhung doi voi vn tuong duong 4 500k da la qua dat roi , ai ma mua noi ban quyen !:))