Chưa học hết lớp 9, song Phúc và Tuấn đã là những “cao thủ hái tiền” trên mạng.

Không cần phải có trình độ IT quá cao, cũng chẳng phải là những tin tặc chuyên nghiệp, song hiện đang manh nha một bộ phận giới trẻ chuyên lùng sục các thông tin hoặc tài khoản trên mạng Internet để lừa đảo.

Chúng tôi tạm gọi họ là những kẻ chuyên “hái” tiền trên mạng.

Chưa hết lớp 6, vẫn hái tiền… cán bộ ngoại giao

Một ngày tháng 6 đẹp trời, ông V.H.L. (cán bộ ngoại giao Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc) nhận được đoạn offline message (tin nhắn qua phần mềm chat Yahoo Messenger) từ nickname huan…@yahoo.com hỏi vay tiền. Do đã có nhiều lần liên lạc với nickname này (từng là của ông N.N.H., nguyên là cán bộ ngoại giao tại Panama, hiện trú tại Thanh Xuân, Hà Nội), ông L. sốt sắng trả lời.

Ông H. cho biết, vừa mua một số lượng hàng hóa lớn từ nước ngoài, mà hiện tài khoản của ông ta không đủ tiền, nên muốn vay ông L. khoảng vài trăm triệu đồng. Không mảy may nghi ngờ, ông L. đã chụp ảnh thẻ tín dụng (American express), hộ chiếu, hộ khẩu rồi gửi cho nickname kia. Làm như thế, coi như ông L. đã đưa tất cả tiền trong ví của mình cho ông H.

Một thời gian sau, tài khoản của ông L. biến mất 110 triệu đồng. Thế nhưng, khi liên lạc qua điện thoại với ông H., ông L. mới "ngã ngửa" khi ông H. thông báo rằng mình đã bị hack nick (lấy mất nickname). Và không có chuyện ông H. vay ông L. xu nào cả. Tất cả là do một kẻ nào đó đã mạo danh ông đi lừa mọi người.

Sự việc đã được chuyển cho lực lượng Công an điều tra. Phòng PC45 - Công an TP Hà Nội đã phối hợp với Cục Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) - Bộ Công an, Công an TP Hải Phòng tổ chức truy xét. Đến ngày 24/6/2011, Cơ quan điều tra đã tóm được 2 đối tượng Nguyễn Quý Phúc (19 tuổi) và Phùng Ngọc Tuấn (21 tuổi) cùng trú tại đường Hàng Kênh (Lê Chân, Hải Phòng).

Khoảng tháng 2/2011, khi đến chơi điện tử tại quán game trên đường Dân Lập (TP Hải Phòng), Phúc được M. (là bạn chơi điện tử) cho 2 tài khoản thư điện tử là: [email protected][email protected]. Các tài khoản này là nơi chứa (tiếp nhận) các thông tin (bao gồm cả mật khẩu, tên truy cập) gửi đến từ các máy tính bị cài phần mềm gián điệp Key... (Người sử dụng khi thao tác trên bàn phím máy tính bị cài phần mềm này, sẽ bị lưu lại tất cả các thông tin đã thao tác. Các thông tin đó sẽ tự động gửi về 2 hộp thư điện tử nói trên).

Từ hai hộp thư này, Tuấn và Phúc đã lần ra nick chat huan…@yahoo.com của ông H. Bằng nhiều thủ thuật, như tìm lại các log chat (những đoạn chat trước kia đã được lưu lại), rồi chịu khó mở các e-mail, search ở các trang tìm kiếm… hai đối tượng đã dần dà nắm được chức vụ của ông H., biết được các mối quan hệ và "vai trò" của người đàn ông này. Vậy là, chúng bày mưu tính kế đi "chăn tiền" các bạn bè của ông.

Mở rộng điều tra, Cơ quan Công an còn làm rõ Tuấn và Phúc (một đối tượng mới học hết lớp 6, và một mới học hết lớp 9) cũng với thủ đoạn tương tự như vậy đã lừa được khoảng 15 người, "hái" được số tiền lên đến hơn 400 triệu đồng.

Tiếp xúc với Tuấn và Phúc, chúng tôi thật sự bất ngờ vì trình độ công nghệ thông tin của cả hai thuộc loại xoàng, trình độ học vấn cũng rất thấp, song chỉ trong 4 tháng đã kịp lên mạng "hái" được khá nhiều tiền, của nhiều người có trình độ học vấn hơn hẳn chúng.

Ngoài cán bộ ngoại giao V.H.L., hai đối tượng còn lừa được chị V.T.C.Q. (sinh viên năm cuối Trường đại học Ngoại thương) một cách rất ngoạn mục. Lời khai của hai tên tại Cơ quan Công an cho thấy. Cũng từ hai hòm thư trên trời rơi xuống, Tuấn và Phúc đã lấy được tài khoản mang tên [email protected] (kẻ săn tình). Sục sạo một thời gian trong tài khoản này, Tuấn tìm ra người yêu của anh chàng này là chị Q. Vậy là, hai tên bịa ra một lý do cực kỳ hợp lý và có phần khẩn thiết, rằng: "Mẹ anh đang ốm nặng, cần phải phẫu thuật, hiện đang thiếu mất 50 triệu. Anh đang ở nước ngoài nên không thể chuyển tiền về ngay được…".

Lo cho mẹ chồng tương lai, chị Q. cuống cuồng kiếm đủ 50 triệu rồi gửi vào tài khoản cho chúng. Hôm sau, Tuấn và Phúc lại tiếp tục bài cũ: "Bác sĩ nói cần hơn trăm triệu nữa để làm hậu phẫu, mà anh mới lo được một nửa. Em cố gắng giúp anh nốt lần này, ngày mai anh về nước sẽ trả". Thấy chị Q. vẫn còn chần chừ, một tên bồi thêm: "Nếu không có, em cứ đi vay lãi cũng được, khi về anh sẽ trả đủ. Mà em thích quà gì, mỹ phẩm hay túi xách… tiện thể anh mua về cho". Và thế là Q. lại chạy đôn chạy đáo lo đủ 50 triệu nữa gửi cho chúng.

Cũng từ những tài khoản thư điện tử chiếm được trên mạng, Tuấn và Phúc đã sử dụng để "hái" của anh B.M.H. (trú tại thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương) số tiền hơn 40 triệu đồng; của anh C.N.V. (hiện công tác tại Ngân hàng ACB, chi nhánh Chợ Lớn, TP HCM) 40 triệu đồng, của Đ.B.Q. (trú tại quận Phú Nhuận, TP HCM) 15 triệu đồng…

Một điều tra viên, thuộc Đội 14, PC45 cho chúng tôi biết: Các đối tượng thực hiện được hành vi là do chúng biết đánh vào sự mất cảnh giác, hay đúng hơn là lòng tin giữa các nickchat với nhau. Thứ hai, các đối tượng cũng dày công nghiên cứu mối quan hệ của các nạn nhân để dễ bề "chăn dắt". Cũng có một số bị hại còn bị đối tượng đánh trúng tâm lý, nên cứ việc chuyển tiền cho chúng một cách vô tư.

Lập website giả để “hái tiền”

Nếu mới gặp lần đầu, người ta rất dễ lầm Lê Việt Hải (trú tại phố Lê Thanh Nghị, Hà Nội). Đeo kính trắng, quần âu, áo cổ cồn xách ca táp - Hải trông giống một doanh nhân hơn là một tay đầu nậu đĩa CD-Rom. Trong quá khứ, Hải từng nổi danh là một sinh viên "năng động". Khi vẫn còn ngồi trên ghế trường đại học, Hải đã nhảy ra kinh doanh các loại phần cứng, phần mềm cho máy tính. Trong khi bạn bè tranh nhau vài suất học bổng thì Hải phủi tay: "Một tháng làm việc của em bằng cả năm học bổng chúng nó". Thế nhưng, cũng rất ít người biết rằng Hải là một trong những chuyên gia “hái tiền” trên mạng đầu tiên.

Ảnh
Các đối tượng dùng website giả để lừa đảo bị Công an Đà Nẵng phát hiện.

Sở dĩ gọi là "hái tiền" là vì Hải (cùng một số hacker) khác thường xuyên tung các đường link (đã cài phần mềm gián điệp) lên các trang mạng, các diễn đàn… Và thường thì những cái bẫy được cài trong các websex, những đường link mời gọi rất mùi mẫn như: "Click vào đây để xem bộ ảnh mới nhất của nữ hoàng nội y"; hoặc: "Download bản full clipsex của H.T.L."… Những con mồi tò mò chỉ cần kích vào, là "a lô xô" toàn bộ các thông tin về tài khoản chat, hòm thư điện tử, thậm chí cả tài khoản ngân hàng cứ thế được chuyển vào các hòm thư mà các đối tượng đã cài đặt sẵn. Công việc còn lại của Hải là bắt đầu đi “hái”… giống hệt như của các đối tượng Phúc, Tuấn đã nói ở trên.

Thông qua Hải và một số forum trên mạng, chúng tôi mới biết được hiện chiêu gặt tiền phổ biến nhất trên mạng Internet là lập website để lừa đảo. Và đơn giản nhất là trang web lừa đảo nạp card điện thoại.

Chỉ cần mất một chút thời gian, cùng các công cụ có sẵn trên mạng, các đối tượng cũng chỉ cần có hiểu biết sơ sơ về công nghệ thông tin đã có thể tạo ra một website để lừa người nhẹ dạ. Tuy nhiên, những trò gặt tiền dù tinh vi đến mấy thì trước sau cũng sẽ bị cơ quan chức năng tìm ra. Vừa qua, Công an TP HCM phối hợp với Công an TP Đà Nẵng, Công an tỉnh Quảng Trị bắt đối tượng Phan Thành Phát (trú tại thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị; hiện đang học một trường công nghệ thông tin tại Đà Nẵng) chuyên "gieo rắc" tài khoản chùa để nhiều đối tượng lên mạng "hái tiền".

Điều tra ban đầu của Cơ quan Công an cho thấy Phát mua server ở nước ngoài để chứa các trang web giả mạo, mỗi server có từ 28-32 trang web giả mạo. Thế rồi hắn bán các site này cho 4 đối tượng khác cùng quê. Khi biết được mật mã, tài khoản của nạn nhân nào đó, các đối tượng này đọc và biết nội dung mà chủ e-mail thật đã dùng trước đó, từ đó chúng vào vai chát hoặc gửi thư, trao đổi với bạn bè, người thân của người chủ đích thực đó nói lý do này khác để mượn tiền bằng hình thức mua thẻ nạp tiền của Viettel, Mobiphone, Vinaphone… Sau khi lừa thành công, có mã số thẻ, bọn chúng lại rao bán trên mạng với giá rẻ hơn bình thường để kích thích người mua hoặc liên hệ với một số địa điểm bán thẻ card điện thoại để "giao dịch".

Trung tá Ngô Minh An, Đội trưởng Đội 14 PC45 khuyến cáo người sử dụng Internet khi nhận bất cứ thông tin gì quan trọng qua chat, e-mail thì nên cẩn trọng xác minh ngược lại (bằng điện thoại hay những cách thông thường khác), nhất là chuyện vay mượn tiền bạc... Trước khi đăng nhập vào một website thì phải kiểm tra các thông tin về xuất xứ của website, cơ quan chủ quản hoặc địa chỉ liên hệ … Hơn nữa, khi nhận những đường link thì người dùng nên copy ra máy và kiểm tra lại địa chỉ người gửi, tránh vội vàng kích vào…

Theo CAND




Bình luận

  • TTCN (12)
Ánh Tuyết  22864

Ghê quá, từ giờ phải cẩn thận thôi.

Kiến Văn  41515

9x thời nay Big Grin

Lê Tình  93

Trước nay vô tư ak?

Lê Vũ  331

ngu wa,ăn xong rùi mà không bit chùi mép..hjhj
mấy đứa nài mới mấy tuổi đầu mà làm như min gioi lắm không bằng.

Kiến Văn  41515

Đâu phải Anonymous đâu Big Grin

Hero Chou  4805

Nếu có hỏi cũng làm gì có mà cho vay. Tongue Phải chú ý hơn với tài khoản của mình mới được. Dần dần từ bỏ hết thôi, yahoo, facebook,... còn mỗi Google.

ATK  1019

2 trường hợp đầu là gặp 2 con gà nên bị họ lừa thôi! Smile 1 câu hỏi lớn đặt ra là điện thoại để đâu!? trường hợp đầu ko ai ngu gì mà đưa hết cái thông tin cái card của mình cho người khác cả,trong khi ông này cũng là cán bộ ngoại giao! Ko biết trong quá trình công tác ông này bị lừa bao nhiêu vụ rồi Smile
Vụ thứ 2 bị "người iu" lừa, mẹ người iu ốm mà ko biết gọi điện hỏi thăm anh ta thế nào,tình hình ốm đau của mẹ chồng tương lai thế nào!Cứ nghe kể qua tin nhắn thế rồi chạy đi chuyển tiền Big Grin
Tóm lại cái gì cũng thế, nói trực tiếp vẫn tốt hơn.Mấy kiểu bị lừa như trên là ko đáng có
2 người này chắc xài IE nhiều quá đây mà Laughing

Nguyễn Triết Học  953

Bác ATK nói chí phải!

Nguyễn Văn Thoan  115

Mình thì xài 2 trình duyệt. Firefox và Opera trên Ubuntu Linux, mình nghĩ 2 thằng này có Cookies khác nhau.
Bình thường duyệt web, thư, chat... bằng Firefox. Nếu có link của ai đó gửi thì copy sang opera dán và kiểm tra. Không khai báo mật khẩu trên trình duyệt Opera...
Gửi tin nhắn báo cho chủ tài khoản đổi mật khẩu khi nhận được đường link lạ từ tài khoản người đó...
Làm vậy có ổn không nhỉ?

Trần Huệ  26647

Phải công nhận ATK nói đúng. Điện thoại để làm gì không biết???

Hades Demon  266

Bài viết này cũng mang tính chất gây cười 1 chút cho người đọc. Toàn là những nhân vật có "máu me" trong xã hội mà chỉ vì vài cái tin nhắn trên net rồi đưa hết tiền cho người ta. Nhưng cũng nhờ có mấy vụ này để loại bỏ bớt cho xã hội những vỏ bọc tri thức, nếu được vậy thì tốt quá. Người ta đào tạo 1 sinh viên(thuộc loại trường tốt nhất VN) để làm gì cho cuộc sống khi không vượt qua được cả những rào cản bình thường nhất

Nguyễn Công Hoàng  2

Khoảng tháng 2/2011, khi đến chơi điện tử tại quán game trên đường Dân Lập (TP Hải Phòng), Phúc được M. (là bạn chơi điện tử) cho 2 tài khoản thư điện tử là: [email protected][email protected].

Nguỵ biện !!!