Theo hồi ức chia sẻ bởi một nhà quản lí kì cựu ở thung lũng Silicon, Steve Jobs vẫn quan tâm đến việc cấp phép hệ điều hành Mac OS cho các nhà sản xuất máy tính, ngay cả khi hệ điều hành này được cấp phép ủy quyền trên máy Mac.

Ben Rosen, cựu Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Compaq, chia sẻ trên blog của mình rằng Jobs đã tiếp cận ông vào năm 1999 trong việc cấp phép hệ điều hành Mac. Ông kể lại cách mà ông đã nói chuyện với Jobs tại một nhà hàng ở Menlo Park, California, sau khi Jobs gọi anh và đề nghị gặp nhau để thảo luận về một vấn đề quan trọng.

Rosen cho biết: "Sau khi chúng tôi kết thúc việc thưởng thức các món ăn và trao cho nhau những món quà kỉ niệm, chúng tôi đã đi vào mục đích chính của cuộc họp. Steve muốn Compaq sử dụng hệ điều hành của Apple trên dòng máy tính của chúng tôi nhằm thay thế cho hệ điều hành Windows của Microsoft, vốn luôn là lựa chọn chính của Compaq. Vào thời điểm đó, Compaq là nhà sản xuất máy tính lớn nhất thế giới, do đó việc thuyết phục Compaq sử dụng hệ điều hành Mac như là một mục tiêu của Apple".

Việc thưởng thức món ăn với Jobs diễn ra rất vui vẻ, nhưng ý tưởng hệ điều hành không thể đạt được thành công theo như ý muốn của Jobs. Sau khi phân tích sâu hơn về con đường phải đối mặt, Rosen đã tuyên bố không muốn gây chiến tranh với Microsoft, một đối tác của hãng từ ngày công ty thành lập vào năm 1982, từ bỏ những món quà từ việc cấp phép hệ điều hành mà Jobs dành cho Compaq.

Apple đã định kì cấp phép hệ điều hành để sử dụng trên các máy từ các nhà sản xuất phần cứng của bên thứ ba cho đến ngày trở lại của Jobs vào năm 1997, khi mà Mac OS chỉ được ủy quyền cài đặt sẵn trên các sản phẩm của Apple.

Nhưng việc cần các đối tác sản xuất máy tính lựa chọn Mac OS không có nghĩa là công ty thả lỏng cho mọi công ty sử dụng hệ điều hành của mình. Ví dụ như trường hợp của Psystar, vào tháng 4/2008 hãng này đã bắt đầu bán máy tính chạy một bản sao của Mac OS X trên thị trường và sau đó cài đặt chúng trên thương hiệu riêng của công ty. Một vài tháng sau Apple đã phản ứng với một vụ kiện vi phạm bản quyền, cho đến tháng 12/2009, một lệnh cấm vĩnh viễn đối với Psystar đã được ban hành.

Cũng trong blog này, Rosen nhớ lại lá thư cuối cùng của ông với Jobs. Rosen cho rằng ông đã gửi email đến Jobs trong năm 2007 sau khi hai người đã không gặp nhau trong 8 năm.

Và ông cho biết rằng mình đã rất cảm động sau khi nhận được thư phản hồi sau đó đến từ Jobs

Theo CNET



Bình luận

  • TTCN (3)
Kiến Văn  41515

Nhìn cái ngày phản hồi thư của Jobs đến Rosen cho thấy Jobs rất ít đọc mail thì phải. Từ 4/6 đến 1/8, lâu thế nên hiểu được Rosen mừng khi nhận lại thư của Jobs biết dường nào Big Grin

Hải Nam  30903

SJ đọc mail thường xuyên. Lí do ổng đưa ra là đi nghỉ mát 3 tuần (nhưng trả lời chậm đến 2 tháng).

Mà thời điểm ông cựu chủ tịch gửi mail cũng là lúc iPhone xuất hiện Wink

suzuya  221

apple ko có steve dìu dắt ko biết sẻ như thế nào đây Sad