Trước đây, Apple nổi tiếng với những sản phẩm có chất lượng rất tốt, tuy nhiên giá thành lại quá cao so với mặt bằng chung. Nhưng vài năm trở lại đây, hãng bắt đầu áp dụng chiến lược giảm giá, làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh hơn.

Chiến lược hạ giá của Apple được áp dụng không chỉ với iPhone và iPad mà còn với Macbook Air, tất cả đều được giữ ở mức giá ngang bằng hoặc thấp hơn giá các sản phẩm của đối thủ. Việc cắt giảm chi phí sản xuất cũng là một phần trong kế hoạch của Apple, hãng đã kí kết hợp đồng dài hạn với các nhà sản xuất phần cứng cùng những đơn hàng có giá trị lớn.

Phiên bản iPhone 4S 16 GB có giá 199 USD, thấp hơn nhiều so với một số điện thoại Android thông dụng khác, như Motorola Droid Bionic với giá 299 USD, Samsung Galaxy S II được T-Mobile lựa chọn giá 230 USD và HTC Amaze 4G giá 260 USD. Mặc dù chúng có thể mua qua Amazon hay AT&T với giá rẻ hơn, tuy nhiên với những người đang tìm kiếm một chiếc điện thoại, dễ dàng thấy iPhone là sự lựa chọn tốt nhất, một phần dựa vào giá cả.

Chiến lược tương tự cũng từng được áp dụng với iPad. Các tablet chạy Android, đặc biệt là Xoom được bán với giá 800 USD, đã từng thất bại trong việc đưa ra 1 mức giá cạnh tranh với iPad phiên bản 499 USD của Apple, tạo cơ hội để Apple thâm nhập sâu hơn vào thị trường máy tính bảng. Nhưng gần đây các công ty đối thủ cũng đã bắt kịp xu thế, và các sản phẩm mới của họ nhanh chóng đánh bại iPad về mặt giá cả. Amazon có lẽ sẽ là trở ngại lớn nhất của Apple khi sắp sửa tung ra Kindle Fire vào tháng sau với giá chỉ 199 USD.

Ngay cả với dòng MTXT nổi tiếng là đắt đỏ của Apple, MacBook, cũng có sự điều chỉnh về giá. Vào tháng 7, công ty giảm giá phiên bản MacBook Air 11 inch xuống còn 999 USD giảm giá phiên bản 13 inch xuống còn 1299 USD.

Và cuối cùng, Apple đang chi những khoản tiền lớn để đặt mua một số lượng bộ nhớ lưu trữ flash, buộc các đối thủ phải chi nhiều tiền hơn để cạnh tranh lượng bộ nhớ flash ít ỏi còn lại trên thị trường.

Ảnh
Lưu trữ dữ liệu luôn được Apple ưu tiên

Carl Howe, chuyên gia phân tích của tập đoàn Yankee cho biết rằng: “Tôi không bất ngờ về việc này. Họ đã bắt đầu kế hoạch từ năm 2005 khi chi 1,25 tỉ USD cho việc dự trữ bộ nhớ. Đó là điều chưa từng xảy ra”. Chiến thuật dài hơi như thế này chỉ có thể áp dụng với những công ty tầm cỡ như Apple, với tầm nhìn 10 năm. Còn với những công ty nhỏ với kế hoạch ngắn hạn, “họ không có cơ hội”.

Theo CNET



Bình luận

  • TTCN (7)
Hà Văn Thái  5

csc

cxc

Hà Văn Thái  5

dsf

sf

Lê Vũ  331

" hà văn thái" spam đề nghị admin delete comment

Promise  3

dùng vào đâu ?

đầu tư tận từ năm 2005, quả là khủng khiếp. chả nhẽ bjo thiếu hụt bộ nhớ flash đến vậy ?

Hoàng Đức Quang  3250

thực ra không hẳn là thếu hụt, nhưng hành động đó góp phần đẩy giá bộ nhớ lên cao và các đối thủ thì méo mặt ^^

Promise  3

thanks for reply !!

Hoàng Đức Quang  3250

cảm ơn sự quan tâm của bạn !