Nếu nhìn thoáng qua, Apple và Google có vẻ giống nhau về vẻ bề ngoài nhưng thực chất hai công ty này vô cùng khác nhau ở nhiều khía cạnh.

Google và Apple đều là những gã khổng lồ về lĩnh vực công nghệ, tạo ra các hệ thống và các sản phẩm đột phá với tổng tài sản thống kê lên đến khoảng 550 tỉ USD. Cả hai công ty đều thành công trong lĩnh vực điện thoại và trình duyệt, thêm vào đó cả hai công ty này đều có đối thủ chung là Microsoft. Tuy nhiên, hai công ty được xây dựng từ các nền tảng nguồn gốc khác nhau.

Sergey Brin và Larry Page luôn có niềm tin vào sức mạnh của số liệu và các con số cùng các phép tính metric, đó chính là những nền móng cho mọi quyết định mà công ty đưa ra. Với Google, thông tin là tất cả.

Trong khi, Steve Jobs tin vào sức mạnh của các thiết kế và thường bỏ qua các số liệu. Khi được phỏng vấn bởi tạp chí BusinessWeek vào năm 1998, ông đã có một phát ngôn nổi tiếng: “Rất khó để thiết kế một sản phẩm bởi một nhóm làm việc quá tập trung. Nhiều khi, con người không biết mình muốn gì cho đến khi bạn chỉ ra cho họ". Chúng ta hãy cùng phân tích sự khác nhau căn bản giữa 2 "gã khổng lồ" công nghệ này.

Google: Dữ liệu là tất cả

Nếu muốn hiểu thêm về Google cũng như Apple, hãy đọc cả hai cuốn tiểu sử của Steve Jobs và In the Plex cùng lúc. Bạn sẽ có các trải nghiệm khác thường, nhưng nhờ đó mà chúng ta hiểu được Google và Apple nằm ở hai thái cực hoàn toàn khác nhau.

Hãy bắt đầu với Google. Chỉ cần xem qua cuốn In the Plex, bạn sẽ thấy Google coi dữ liệu là ưu tiên hàng đầu. Từ “dữ liệu” được lặp lại trong cuốn sách của Levy chính xác 319 lần. Mặt khác, “thiết kế” chỉ xuất hiện ít hơn 60 lần.

Định nghĩa về thiết kế được trực tiếp lấy ý tưởng từ chính Larry Page và Sergey Brin. Đây là chính xác những gì Levy diễn tả về chúng tại đầu cuốn sách:

“Page và Brin cảm thấy thực sự thoải mái trong các thuật toán metric, nơi mà bộ não kiểm soát mọi thứ. Cả hai có chung sự hiểu biết bẩm sinh về thế giới đa kết nối mà họ thích và mong muốn lan tỏa chúng ra toàn xã hội. Họ đều có chung niềm tin vào dữ liệu chính là cốt lõi của mọi thứ".

Do đó, đây là một công ty được thành lập trong môi trường có sự cân nhắc của cả một tập đoàn, một chính quyền mạnh mẽ do những người tài năng đứng đầu, nơi các kĩ sư chính là vua, và hầu hết họ đều có niềm tôn trọng sâu sắc với cơ sở dữ liệu. Google nổi tiếng về sự chi li khi quản lí cơ sở dữ liệu dù là nhỏ nhất. Họ luôn chọn một trang web đơn giản hơn là những trang web được trang trí cầu kì và không có dữ liệu để có thể sao lưu lại được.

Marissa Mayer đã có lần nói với đội thiết kế vì mẫu thiết kế không làm cô vừa ý: “Có vẻ như các bạn đang không biết mình nên làm như thế nào, đừng quá chú trọng vào vẻ ngoài. Các sản phẩm của Google đều lấy sức mạnh máy móc làm chủ lực. Chúng được tạo nên bởi những cỗ máy. Chính điều đó làm chúng ta mạnh lên, cũng chính điều đó làm sản phẩm của chúng ta trở nên tuyệt vời".

Apple: Thiết kế đã thấm nhuần vào gen

Apple lại dựa vào một nền móng hoàn toàn khác. Từ “thiết kế” đã lặp lại 432 lần trong cuốn tiểu sử của Steve Jobs, trong khi đó từ “dữ liệu” chỉ xuất hiện 26 lần trong cả quyển sách.

Đã từng có lần Jobs nói với Isaacson: “Tôi thực sự thích thú khi anh đã đưa tôi một mẫu thiết kế tuyệt vời với cách sử dụng thật đơn giản và không tốn nhiều tiền. Đây cũng là quan điểm cơ bản của Apple. Chúng tôi đã thành công với máy Mac đầu tiên, và iPod cũng không ngoại lệ".

Quan niệm về thiết kế được phát triển trực tiếp từ các kinh nghiệm từ tuổi thơ của Jobs. Ngay khi còn bé, cha ông đã dạy ông rằng điều quan trọng nhất là thiết kế phần sau hàng rào và cabin sao cho phù hợp, mặc dù không ai để ý chúng. Sau đó, Jobs đã du lịch qua châu Á và học hỏi thuyết Giản đơn của Phật Giáo. Các bài học cùng kinh nghiệm đó trở thành một phần cho công cuộc tìm kiếm sự hoàn hảo, phương châm cho mọi sản phẩm của Apple.

Kết luận

Chính hai nguồn gốc khác nhau đã phân rẽ hai công ty sang hai hướng đối lập. Apple sản xuất điện thoại và máy tính, trong khi đó Google cung cấp các công cụ Bản Đồ, Tìm Kiếm, YouTube và các công cụ hữu dụng khác nữa. Tuy nhiên, khi Google quyết định cho ra mắt hệ điều hành riêng, thay vì là những người bạn của nhau như trước, họ trở thành những địch thủ nặng kí của nhau. Vì Google có lợi thế sở hữu một công ty phần cứng cùng các công nghệ sẵn có, sự cạnh tranh này sẽ trở nên ngày càng gay gắt hơn. Google đặt niềm tin của họ vào dữ liệu, trong khi đó Apple tôn thờ sức mạnh của thiết kế.

Chúng ta có thể học được điều gì từ cuộc chiến giữa dữ liệu và thiết kế? Từ mối quan hệ giữa Apple và Google? Thật khó để quyết định điều gì quan trọng hơn, Apple và Google đều thành công mĩ mãn và đều là những công ty làm thay đổi hoàn toàn thế giới.

Các công ty chú trọng vào thiết kế gặp phải những khó khăn không giống như khó khăn mà các công ty chú trọng vào dữ liệu gặp phải. Công ty tập trung vào thiết kế như Apple (hay Flipboard) sẽ tập trung vào tạo nên các đột phá, một sản phẩm chưa từng có, bởi vì dữ liệu không bao giờ là xu hướng của thị trường. Công ty có điểm mạnh về dữ liệu phần cứng như Google lại có tính cạnh tranh cao hơn ở các thị trường hiện thời, đơn giản bởi vì sản phẩm của họ hiệu quả và có chất lượng cao hơn. Mặt khác, Apple được biết đến bởi sự phát triển của hàng loạt các đột phá, bắt đầu với máy tính cá nhân.

Có thể nói, dữ liệu và thiết kế thường đối lập nhau, nhưng mặt khác chúng cũng cần đến nhau để tồn tại. Jobs có thể chú trọng vào thiết kế nhưng ông ta không hề thờ ơ dữ liệu, giống như Google ngày càng chú tâm hơn đến thiết kế các sản phẩm đẹp mắt. Các thiết kế tuyệt vời, hoặc ngay cả những sản phẩm mang tính đột phá đều được tạo thành từ những dữ liệu vững chắc.

Theo Mashable



Bình luận

  • TTCN (3)
Nguyễn Hùng Phú  5

Mình thấy chỗ cuối bài "Theo [tên trang gì đó]" thường là cái liên kết đến bài gốc, chứ chỗ đấy lại để liên kết đến chính bài này thì có tác dụng gì nhỉ. Có ai giải thích dùm với!

Hiếu Tròn  25905

Tác giả nhầm lẫn khi thêm liên kết vào thôi bạn.

Đã sửa. Vào mới thấy, lí do là vì link lỗi (dư http)

Nguyễn Hùng Phú  5

Cảm ơn bạn ^^