Nhiều tablet rớt hạng do không hỗ trợ HĐH Android mới, cấu hình thấp.

Sau 2 năm sôi động, gần đây thị trường tablet trong nước đang có dấu hiệu đi ngang sau những đột phá về doanh số.

Lận đận như... máy tính bảng

Tính tới thời điểm này, Apple iPad vẫn là máy tính bảng thống trị thị trường với lượng bán ra áp đảo so với các đối thủ nền tảng khác. Tại thị trường Việt Nam, iPad vẫn luôn là một biểu tượng sành điệu cũng như được người tiêu dùng đánh giá cao ở hiệu năng với kho ứng dụng phong phú.

Tuy nhiên, trước diễn biến trái chiều của thị trường so với cùng kì hàng năm, rõ ràng năm nay cùng dấu hiệu suy thoái, thị phần tablet cũng đang lộ rõ đà xuống sức.

Một điều dễ thấy là, trong năm 2011, năm được coi là bùng nổ của tablet, thị trường trong nước đã được đón nhận hàng chục chủng loại máy tính bảng khác nhau tới từ các thương hiệu Acer, Asus hay Samsung.

Điểm chung của các dòng máy này là có cấu hình cao - ít nhất là hơn iPad cũng như chạy trên nền HĐH Android - vốn được quảng cáo là kho ứng dụng mở gồm nhiều tiện ích miễn phí.

Thực tế thì theo các thống kê của các tổ chức nghiên cứu thị trường, các dòng máy tính bảng Android vẫn đang gặp cảnh tiến thoái lưỡng nan, sóng sau xô sóng trước, dẫn tới việc "tung hoả mù" người tiêu dùng về định hướng sản phẩm.

Ảnh
Các tablet nền tảng mới như Touchpad, Playbook cũng lâm vào cảnh ế hàng do kho ứng dụng nghèo nàn.

Anh Thành Trung, khách hàng mua Samsung Galaxy Tab 7 inch năm ngoái than thở: "Năm ngoái hãng quảng cáo đủ chiêu trò nào là máy cấu hình mạnh, nhiều ứng dụng, giá hợp lí nhưng dùng một thời gian thì thấy lộ ra đủ bất cập về pin, HĐH Android 2.2 đời cũ chưa được nâng cấp hay ứng dụng hỗ trợ màn hình 7 inch rất thưa thớt".

Đây cũng là lời giải khó cho các chủ hàng đã "trót" nhập các dòng máy tính bảng Motorola Xoom ngay khi ra mắt trên thị trường. Vốn nổi danh với sản phẩm tablet đầu tiên sử dụng lõi kép và HĐH Android Honeycomb 3.0 tân tiến, nhưng rốt cuộc chiếc máy tính bảng này vẫn lâm vào cảnh chợ chiều, khiến nhiều người ôm phải đại hạ giá bán tháo.

Việc kho ứng dụng tương thích và đa dạng cho các nền máy Android 3.0/3.2 là một thực tế nan giải cho các nhà sản xuất phần cứng. Mới đây trong một thông tin đồn đoán trên các diễn đàn công nghệ quốc tế thì rất có thể Asus hay Acer sẽ rời bỏ thị trường sản xuất máy tính bảng do không thể cạnh tranh với các nhà sản xuất có sẵn kho ứng dụng như Apple trong năm sau. Tuy nhiên các hãng công nghệ đã lập tức lên tiếng phủ nhận về thông tin này.

Anh Trung Vũ, một dân chơi công nghệ của diễn đàn VoZ cho biết: "Có điều kiện sử dụng nhiều máy tính bảng các HĐH khác nhau thì cuối cùng tôi vẫn phải quay lại iPad bởi kho ứng dụng AppStore không nhiều nhưng 'chất', đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng cho các tác vụ công việc".

Bi đát hơn, các máy tính bảng tiên phong trên các nền webOS hay QNX của HP, RIM cũng chịu cảnh "chợ chiều". Chị Minh Trị, chủ một cửa hàng sản phẩm công nghệ ở phố Điện Biên Phủ cho biết: "Nhập thử Touchpad, Playbook về thì thời gian đầu tiêu thụ ổn do mẫu mã lạ mắt và người dùng thích tiên phong trải nghiệm mới. Nhưng đến giờ phút này thì đang phải tính kế xả hàng cắt lỗ bởi giá bên nước ngoài đại hạ giá ghê quá mà lỡ ôm lúc giá cao, giờ bán ra cũng chẳng ai mua".

Vốn là 2 nền tảng HĐH mới, cả HP và RIM đều đang phải đối mặt với những vấn đề mang tính sống còn trên thương trường cho sự phát triển chung chứ chưa thể dồn sức cho 2 HĐH này. Chính vì thế, việc 2 tập đoàn hàng đầu của Mỹ bỏ rơi tablet Touchpad và Playbook là một việc làm đúng dự đoán nhưng nó tạo nên một hố sâu trong tiềm thức người dùng máy tính bảng về những sản phẩm mới.

Theo một dự đoán mới đây, ngay cả với Kindle Fire vốn đang soán ngôi iPad trong mùa mua sắm cuối năm thì chỉ trong vài ba tháng tới, số người "xả hàng" sản phẩm này sẽ diễn ra một cách ào ạt nếu như Amazon không có "lắm chiêu" để níu chân người dùng.

iPad cũng xuống giá và. .. mất giá

Tuy nhiên, không chỉ riêng các sản phẩm máy tính bảng Android, QNX, hay webOS ế ẩm, ngay cả Apple iPad cũng đang phải đối mặt với vấn đề lượng cầu sụt giảm. Nếu như năm 2010, iPad trở thành hiện tượng của năm với thị phần tuyệt đối thì năm nay sức mua chỉ còn 2/3 so với năm ngoái.

Tại một số cửa hàng hi-tech thời điểm này, sức tiêu thụ các máy iPad 2 là rất chậm. Theo anh Thắng, chủ cửa hàng Hi-tech tại Hàng Bài cho biết: "Trung bình 1 ngày bán được 1 máy iPad 2 và dòng máy 16 GB, 32 GB vẫn tiêu thụ nhanh nhất. Con số này chỉ bằng 1/3 so với năm ngoái, mặc dù giá bán vẫn bằng so với giá bán năm ngoái của iPad 1 cùng phiên bản".

Việc iPad 2 đang xuống giá và nhận sự thờ ơ của người dùng theo các chuyên gia phân tích thì nó đang rơi vào quy luật cung cầu của thị trường. Năm 2010 đã là đỉnh điểm của tiêu dùng trong khi các sản phẩm chưa khấu hao hết, năm 2011 lại đang đà kinh tế suy thoái, thắt chặt chi tiêu khiến các sản phẩm phiên bản kế tiếp rất khó để bứt vượt so với cùng kì năm trước.

Mặc dù tính tới thời điểm này, giá bán iPad 2 tại Việt Nam trên tất cả các phiên bản đều ngang bằng với giá bán trong khu vực cùng chế độ bảo hành toàn cầu, nhưng xem ra thị trường vẫn khá chìm lặng.

Đứng ở góc độ người tiêu dùng, chị Hoàng Lan cho biết: "Cũng tính mua iPad 2 nhưng xét mục đích sử dụng có lẽ mình sẽ mua một chiếc iPad 1 cũ với giá mềm hơn tới 30% so với giá iPad 2 cùng phiên bản dung lượng. Các ứng dụng AppStore vẫn chạy tốt ở iPad 1 và điểm hơn của iPad 2 là chipset lõi kép, camera là thứ mình không dùng đến".

Mặt khác, iPad 2 sản xuất trong thời gian từ tháng 9 trở lại đây, do sử dụng HĐH iOS 4.3.5 đã không thể jailbreak được. Điều này sẽ làm giảm "hưng phấn" đối với những ai thích sử dụng ứng dụng "chùa" bởi việc chi trả cho các ứng dụng bản quyền từ AppStore vừa lằng nhằng, vừa đòi hỏi chi phí lớn.

Anh Tuấn, khách hàng vừa có ý định mua iPad 2 tại cửa hàng cũng đã đổi ý, anh cho biết: "Mình cần dùng các tính năng văn phòng như Teamviewer, Keynote, Documents2Go nhưng mà nếu mua chiếc iPad xong kèm việc phải trả thêm vài trăm USD cho các ứng dụng này thì tốn quá. Vậy nên đành lên mạng tìm xem có ai bán máy cũ hay không để còn jailbreak".

Ngoài các iPad 2 dòng 3G GSM giảm giá, thị trường cũng lác đác xuất hiện các iPad 2 CDMA của nhà mạng Verizon. Ưu điểm của sản phẩm này là giá bán tương đương iPad 2 bản WiFi vì CDMA không dùng được tại Việt Nam cũng như tích hợp thêm kết nối GPS.

Nhưng yếu điểm của dòng máy này chính là việc nhiều khả năng máy bị FPT - đơn vị đại diện bảo hành tại Việt Nam của Apple từ chối bảo hành. Điều này sẽ đẩy người tiêu dùng vào một tình huống rủi ro rất cao nếu xảy ra hỏng hóc do nhà sản xuất.

"Thị trường rất khó tạo sóng trong thời gian tới, may ra sát Tết Âm lịch sẽ có chuyển biến nhưng sức mua sẽ không bằng mọi năm, nguồn hàng cũng không lâm vào tình trạng cháy. Khả năng phải tới lúc iPad 3 ra mắt thị trường mới tìm được lực kích mới", anh Tiến Dương, một "dân buôn" sản phẩm Apple lâu năm cho biết.

Theo VietNamNet



Bình luận

  • TTCN (5)
Ánh Tuyết  22904

Nền kinh tế đang khó khăn thì sức mua làm sao lớn được.

zava123  39

không biết làm gì với máy tính bảng

định mua con ipad nhưng nghĩ đi nghĩ lại không biết làm gì với nó.
giải trí : game, music, đọc báo = lap.
làm việc = lap
làm gì với máy tính bảng nhi?

nguyen quang  8

Minh thi muon mua 1 tab 7 co cau hinh cao vua su dung duoc phone call. ko biet bao gio moi co nhung san pham cao cap ma dap ung nhu cau do >_<

thanh  179

tab 7 in mà phone call ah...trông kệch cỡn vừa tốn pin tab một cách ko cần thiết, người khác nhìn vào tưởng hâm,.....thà mua 1 tab 7 in 1 điện thoại nokia giá rẻ thì tốt hơn.

nguyen quang  8

Neu mua dien thoai thi hien gio toi dang kinh doanh dien thoai nen ko can phai mua them nua.
Moi nguoi co quyen tu do lua chon san pham cho rieng minh.
Cung nhu toi ko the ep ban phai mac quan ao khi di ra duong vay do la 1 VD thoi nhe.