Cộng đồng là yếu tố tạo nên sức mạnh của các công ty nội dung số. ảnh: T.K

Nhìn vào thành công của các “đại gia” công nghệ như Google, Facebook… có thể thấy chính cộng đồng là yếu tố tạo nên quyền lực vô song cho họ trong làng nội dung số.

Ai có cộng đồng, người đó sẽ làm chủ

Điều này đặc biệt đúng trong môi trường kinh doanh nội dung số. Nhìn cộng đồng những người tìm kiếm trên Google, cộng đồng mạng xã hội Facebook, … ta có thể thấy những công ty này đang tạo quyền lực vô song trong làng nội dung số trên môi trường online và bắt đầu xâm chiếm sang mảng mobile.

Doanh thu nội dung số của Việt Nam năm 2011 được dự báo đạt 1,2 tỉ USD. Với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 35-40%, đây là một thị trường rất tiềm năng về tăng trưởng và sinh lợi cao, vì dịch vụ mang nặng tính chất xám.

Hiện tại ở Việt Nam có rất nhiều công ty kinh doanh nội dung số (CP), từ các CP kinh doanh dựa vào các mạng di động đến các công ty kinh doanh độc lập trên môi trường Internet.

Hai mảng nội dung số trên mobile và online thời gian qua chưa có sự liên hệ với nhau nhiều. Thị trường online tập trung vào game trên PC và quảng cáo trực tuyến, trong khi đó mobile lại là các dịch SMS đầu số, nhạc chờ. Nhưng với sự phát triển của 3G, cùng với sự xâm chiếm của smartphone, máy tính bảng, Internet TV, 2 thị trường này bắt đầu thông nhau, một dịch vụ phải sử dụng được trên nhiều màn hình.

Ông Võ Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Phát triển Nội dung Viettel cho biết:“Trong bối cảnh như hiện nay, dịch vụ Internet chủ yếu là miễn phí, di động lại chủ yếu tính phí, mà khi hai thị trường này thông nhau thì có thể thu tiền được từ các nội dung online, đây là một cơ hội cho các công ty Internet, và cũng là cơ hội đặc biệt dành cho các mạng di động. Khi đó, tài khoản di động như một cái ví tiền để mua đủ thứ hàng hoá”.

Ai sẽ có lợi thế ?

Có hai yếu tố quan trọng nhất là sản phẩm được bán và khách hàng. Sản phẩm nội dung số hiện nay được trên 300 công ty sản xuất, phân phối, tạo ra được một khối lượng khá phong phú cả trên môi trường Internet và Mobile, hiện tại việc sản xuất nội dung được xã hội hoá khá tốt. Còn người mua thì chỉ một số ít các doanh nghiệp có được, nổi trội là các mạng di động với số người sử dụng rất lớn và các doanh nghiệp tạo được cộng đồng riêng khách hàng của mình.

Như vậy, lợi thế sẽ nằm trong tay các công ty nội dung số có cộng đồng riêng của mình, khi có cộng đồng thì không chỉ bán các sản phẩm lõi mà còn bán các sản phẩm khác liên quan. Và các CP hiện tại nếu không có cộng đồng sẽ bị phụ thuộc vào những công ty có cộng đồng để bán nội dung, khi đó nếu không thực sự có “hàng” tốt, đặc sắc, CP khó có thể tồn tại được. Xu hướng này sẽ làm giảm số lượng công ty nội dung số hiện nay trên thị trường.

Được biết, Viettel ngoài việc có cộng đồng sử dụng dịch vụ di động và Internet nói chung thì còn có các cộng đồng theo dịch vụ như Imuzik, cộng đồng tin tức dành cho giới trẻ www.tiin.vn, cộng đồng fan của các sao (Mạng xã hội kết nối Sao&Fans trên di động), cộng đồng tin tức cập nhật nhanh, ngắn gọn trên www.tinngan.vn.

Hiện tại, nếu xét về quy mô, Trung tâm Nội dung Viettel là nhà cung cấp nội dung lớn nhất trên thị trường thông tin di động. Tuy nhiên, lãnh đạo của đơn vị này cho rằng, thị trường nội dung số có tiềm năng lớn và không chỉ gói gọn trên mạng di động mà phải tư duy trên băng rộng nói chung, phục vụ cho nhiều loại màn hình. Ngoài thế mạnh trên nền di động, năm 2012, đơn vị này sẽ mở rộng việc cung cấp dịch vụ cho các khách hàng trên nền Internet với các cộng đồng về nhạc số, thương mại điện tử,...

“Chúng tôi tin rằng, với sự hội tụ của các lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông, viễn thông, nội dung số, thiết bị đầu cuối thì trong thời gian tới thì Viettel sẽ là tác nhân tích cực để đẩy mạnh hệ sinh thái này, nhằm tạo ra các giá trị mới cho một cuộc sống xoay quanh công nghệ như hiện nay”, ông Hải chia sẻ thêm.

Hai mảng nội dung số trên mobile và online thời gian qua chưa có sự liên hệ với nhau nhiều. Thị trường online tập trung vào game trên PC và quảng cáo trực tuyến, trong khi đó mobile lại là các dịch SMS đầu số, nhạc chờ. Nhưng với sự phát triển của 3G, cùng với sự xâm chiếm của smartphone, máy tính bảng, Internet TV, 2 thị trường này bắt đầu thông nhau.

Theo ICTnews




Bình luận

  • TTCN (0)