Rất nhiều người hiện nay sao chép nhạc vào máy tính của họ. Ảnh: BBC.

Hiện nay có rất nhiều người sao chép nhạc từ CD vào máy tính để cho các mục đích nghe nhạc cá nhân. Hành động này có thể được hợp pháp hóa nếu đề nghị của chính phủ Anh được chấp nhận.

Hàng triệu người đã từng sao chép đĩa nhạc của họ ra máy tính theo định dạng MP3, cho dù hành động này vi phạm luật bản quyền.

Bộ trưởng bộ sử hữu trí tuệ Anh Lord (huân tước) Triesman cho rằng, luật pháp nên thay đổi để "phù hợp hơn với thời đại."

Những thành viên của nền công nghiệp âm nhạc tỏ ra thận trọng với đề nghị này, và nó sẽ được đưa ra xem xét cho đến ngày 08/04 năm nay.

Sự thay đổi này sẽ chỉ áp dụng với những người sao chép nhạc vì mục đích sử dụng cá nhân, sự phát tán dưới mọi hình thức vẫn bị coi là phạm pháp. Và người sở hữu không được bán lại hay cho đi bản CD gốc một khi họ đã sao chép nội dung. Hay nói cách khác, tương ứng với mỗi bài hát dạng MP3, chủ sở hữu phải có bản gốc hợp pháp.

Sự ảnh hưởng đến thị trường băng đĩa

"Cho phép người sử dụng sao chép nội dung sau đó chuyền tay nhau bản gốc có thể dẫn đến sự sụt giảm của thị trường," nghị luật này khuyến cáo.

Nhà chức trách của nền công nghiệp âm nhạc Anh cho biết họ sẽ ủng hộ những sửa đổi có lợi cho người tiêu dùng, nhưng mọi sự thay đổi phải không ảnh hưởng đến quyền lợi của những công ty thu âm.

Đại diện của Association of Independent Music (Aim) phát biểu rằng những dự luật này sẽ không có được ảnh hưởng xa trong tương lai, bởi những chiếc CD truyền thống sẽ trở nên lỗi thời vào thập kỉ sau.

Lord Triesman những sửa đổi được đề ra này sẽ giúp tìm hiểu giới hạn ngăn cách giữa sự bảo vệ chặt chẽ quyền sở hữu trí tuệ của nhà sản xuất và quyền sử dụng sản phẩm của người dùng.

Những thay đổi này cũng sẽ giúp cho những trường học và thư viện được trở nên linh hoạt hơn trong việc sử dụng nguồn dữ liệu CD và DVD.

Theo những tham khảo từ tạp chí Gowers Review of Intellectual Property, những điều khoản trong hệ thống luật sở hữu trí tuệ nên được hệ thống lại.

Quang Trung (theo BBC)



Bình luận

  • TTCN (0)