Sau một loạt vụ kiện các hãng lớn vi phạm bằng sáng chế, hôm 19/1, nhà sản xuất phim chụp ảnh truyền thống "kì cựu" Eastman Kodak đã chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản.

Eastman Kodak và công ty con của hãng tại Mỹ đã chính thức đệ đơn xin được bảo hộ tái cấu trúc doanh nghiệp theo Chương 11 Luật Phá sản lên Tòa án New York.

Kodak cũng cho biết rằng ngân hàng Citigroup đã đồng ý cấp cho hãng một khoảng tín dụng trị giá 950 triệu USD với thời gian 18 tháng để hãng tiếp tục tồn tại. Kodak tin rằng họ hoàn toàn đủ khả năng thanh khoản để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trả lương nhân viên và các lợi ích xã hội khác.

Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Kodak, ông Antonio Perez, cho biết: "Đây là một bước đi quan trọng hướng tới việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp của chúng tôi hoàn thành việc chuyển đổi. Sau khi xem xét những lợi thế của Chương 11 Luật Phá sản vào thời điểm này, Ban Giám đốc và toàn bộ đội ngũ quản lí cấp cao của công ty đều nhất trí rằng đây là một bước đi cần thiết và điều phải làm cho tương lai của Kodak".

Động thái này của Kodak không có gì ngạc nhiên vì chỉ cách đây vài tuần đã có tin đồn cho rằng Kodak đang trên bờ vực phá sản và bây giờ những tin đồn đó là hoàn toàn đúng sự thật. Với lịch sử hơn 131 năm hoạt động, công ty là nhà tiên phong của sản phẩm máy ảnh cầm tay sử dụng phim hiện đại. Vào thời điểm huy hoàng của Kodak, hãng sở hữu trên 90% thị phần doanh thu phim đạt được tại Mỹ, và danh từ "khoảnh khắc Kodak" được dùng rất phổ biến.

Tuy nhiên với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp điện ảnh, Kodak đã không còn theo kịp được sự phát triển đó, nhất là khi hãng phải cạnh tranh với sự phát triển mạnh mẽ của làn sóng máy ảnh kĩ thuật số - một sản phẩm mà chính họ phát minh ra vào năm 1975.

Mặc dù Kodak đã cố gắng để theo kịp với thời đại kĩ thuật số khi cho giới thiệu chiếc máy ảnh kĩ thuật số tích hợp Wi-Fi là Kodak EasyShare M750 và chiếc máy quay bỏ túi nhỏ gọn Kodak Playfull Dual Zi12 tại CES 2012 với giá dưới 200 USD. Không chỉ có vậy, gần đây nhất công ty đã đưa ra ý định chuyển sang hoạt động ở lĩnh vực máy in phun.

Nỗ lực cuối cùng của Kodak chính là việc khởi kiện các đối thủ cạnh tranh gồm Apple, Samsung và HTC vi phạm bằng sáng chế của mình, điều này nhằm tăng giá trị của 1100 bằng sáng chế mà hãng đang có ý định bán đi.

Theo PCWorld



Bình luận

  • TTCN (2)
Ếch Pay  783

Bảo hộ phá sản có phải là phá sản luôn không nhỉ, sao trong bài có đoạn "đây là một bước đi cần thiết và điều phải làm cho tương lai của Kodak" nhỉ??

Hải Nam  30903

Một chút hoài niệm: