Liên quan đến vụ công ty Proview Technology muốn hải quan can thiệp để đưa ra lệnh cấm xuất khẩu và nhập khẩu iPad khỏi Trung Quốc, hôm nay công ty này cho biết rất khó để áp dụng lệnh cấm do iPad quá nổi tiếng ở nước này.

Proview Technology, công ty công nghệ từng bán bản quyền tên gọi iPad cho Apple vào năm 2009. Tuy nhiên, trong hợp đồng không nhắc đến việc cho phép Apple sử dụng tên gọi này ở Trung Quốc và đây chính là cái cớ để Proview đâm đơn kiện và đòi cấm xuất, nhập khẩu máy tính bảng của Apple tại nước này. Tuy nhiên, hải quan Trung Quốc cho rằng tablet của Apple quá nổi tiếng và có thể họ không thể ban hành lệnh cấm.

Luật sư đại diện của Proview Technology cho rằng lựa chọn tốt nhất để giải quyết tranh chấp là một thỏa thuận "bên ngoài tòa án”. Báo địa phương Trung Quốc cho biết Proview yêu cầu Apple trả cho họ khoản tiền 1,6 tỉ USD để bồi thường các thiệt hại do vi phạm bản quyền. Phiên điều trần tiếp theo dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 22 tháng 2 tới.

Proview Technology là một đơn vị của tập đoàn International Holdings, Hồng Kông. Công ty này từng là một trong những nhà sản xuất màn hình máy tính hàng đầu thế giới nhưng thảm họa tài chính năm 2008 đã khiến công ty này gặp nhiều khó khăn và hiện đang rơi vào cảnh nợ nần.

Nếu lệnh cấm xuất, nhập khẩu được áp dụng, Apple sẽ phải chịu một thiệt hại không nhỏ không chỉ ở thị trường Trung Quốc mà toàn thế giới do hầu hết iPad được sản xuất tại thị trường này.

Proview Technology cũng đã yêu cầu một số hải quan địa phương ban hành lệnh cấm. Chính quyền ở một vài thành phố nước này cũng đã yêu cầu các cửa hàng bán lẻ ngừng bán iPad khi các tranh chấp đang diễn ra.

Theo Vietnamnet (Maskonline/Reuter)




Bình luận

  • TTCN (6)
Võ Thành Luân  12

Không công bằng, khổ cho người dùng đam mê công nghệ!

Thực sự iPad tốt hơn các máy tính bảng khác của các hãng. Sản phẩm của Trung Quốc thì tất nhiên thua xa. Tại Sao Trung quốc lại không công bằng thế khi cấm bán iPad???? Quyền lựa chọn là từ phía người dùng, tại sao vì kinh doanh không cạnh tranh nổi hay sao mà Chính phủ phải cang thiệp sâu thế? Khó hiểu thật!

mixclo  43

Bạn nói hơi khó hiểu ???

Mình nghĩ bạn đang rất bức xúc khi viết comment này. Nhưng bạn ạ, việc này không phải do phía chính quyền nhà nước TQ đâu. Bạn hãy xem lại trong bài viết ấy, có đoạn ghi rất rõ là proview hoàn toàn không nhắc tới vấn đề về việc sử dụng tên ipad tại TQ trong bản hợp đồng với Apple. Phía Apple đã chủ quan nên bây giờ khi Proview bị khó khăn tài chính, họ mới vin vào cớ đó để kiếm chút tiền nhằm vực lại sản xuất đấy thôi.

Theo mình nghĩ thì vụ này Apple sẽ thua và phải dàn xếp với Proview khoản bồi thường thôi. Tuy nhiên sau vụ hải quan TQ không thể đưa ra lệnh cấm như thế này, và các nhãn hiệu "iPhone, iPad, iPod,..." được chính hải quan TQ công nhận là các nhãn hiệu nổi tiếng như thế này thì việc Apple phải bồi thường 1,47 tỉ USD chắc sẽ không diễn ra. Thay vào đó, mình nghĩ Apple sẽ chỉ phải bồi thường một khoản nhỏ thôi Big Grin

Cá nhân mình thì mình hy vọng Apple sẽ có một lý do nào đó bắt bẻ được Proview và thắng kiện. Mình rất thích iPad mà. Big Grin

Minh Tuấn  250

Bạn dựa vào đâu mà bảo : " iPad tốt hơn các máy tính bảng của các hãng". Mình nghỉ bạn nên học nhiều hơn về phương thức sản xuất công nghiệp, kinh doanh tư bản, xác xuất thống kê, lợi nhuận và giá thành, thương hiệu và sự cạnh tranh...v.v

Bạn hãy suy nghĩ kỹ khi nói nhé. Chưa chắc đâu bạn.

Trần Huệ  26647

Cho dù cái tên iPad đã quá nổi tiếng nhưng không có nghĩa nó sẽ không bị cấm, bởi điều đó là căn cứ vào luật. Khi bất kỳ sản phẩm nào vi phạm thương hiệu cũng đều bị cấm cho dù vì bất kỳ lí do gì.

Lỗi này là do Apple đã quá sơ suất khi Proview bán bản quyền tên gọi iPad cho Apple vào năm 2009 mà không có điều khoản quy định rõ ràng cho phép Apple sử dụng tên gọi này ở Trung Quốc.

Apple chỉ có cách bồi thường cho cái tội sơ suất thôi.

mixclo  43

Bạn nói thế là chưa đúng đâu.

Trong luật sở hữu trí tuệ của bất cứ một quốc gia nào cũng có những quy định về nhãn hiệu và nhãn hiệu nổi tiếng. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng thì cho dù tổ chức, cá nhân sở hữu quyền đối với nhãn hiệu đó chưa đi đăng ký tại 1 quốc gia bất kì nhưng nếu nhãn hiệu đó được công nhận là nổi tiếng tại thị trường này (rất nhiều người dân biết tới và công nhận iPad là của Apple sản xuất, NIKE tới từ Mỹ, PlayStation là sản phẩm của SONY,...) thì nghiễm nhiên nhãn hiệu đó được bảo hộ, chính quyền có nhiệm vụ ngăn chặn các vụ phá hoại quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu từ các tổ chức, cá nhân khác tại quốc gia đó.
Bạn nói tới luật nhưng không biết rõ về nó, đáng tiếc Big Grin

Tấn Hưng  23

1,6 tỉ USD áh ... còn hơn cả tiền mua lại fộ di động Sony Ericsson Plain Face