Khi mà nhiều người đổ xô trong việc tiết lộ thông tin cá nhân và lối sống trên web, các nhà tuyển dụng lao động bắt đầu yêu cầu người nộp hồ sơ phải tiết lộ các thông tin tài khoản Facebook của mình.

Đó là điều thực tế hiện nay, khi người lao động tiến hành nộp đơn xin một công việc, các người sử dụng lao động sẽ kiểm tra lí lịch, bao gồm cả phương tiện truyền thông xã hội về sự hiện diện của bạn. Người sử dụng lao động muốn có thể xem hình ảnh và các bài viết vốn có thể xung đột với hình ảnh khi xin việc của bạn.

Theo hãng tin AP tiết lộ, một người đàn ông tại New York trong buổi phỏng vấn cho công việc của mình, người sử dụng lao động đã yêu cầu ông tiết lộ tên người dùng và mật khẩu Facebook của mình. Sau đó, tuyển trạch viên sẽ tìm kiếm hồ sơ của ông trên mạng xã hội phổ biến. Tuy nhiên, ông đã quyết định rút lại đơn xin việc của mình và cho rằng mình cảm thấy không thoải mái trong việc làm khi mà công ty lại muốn biết nhiều thông tin cá nhân của bản thân mình.

Sẽ là quá đáng khi người sử dụng lao động muốn đi quá xa trong việc xâm nhập thông tin riêng tư của người lao động, ngay cả khi họ không có ý định xấu. Nhưng với thị trường việc làm vẫn còn khó khăn hơn bao giờ hết, sẽ không có nhiều người chấp nhận rút đơn xin việc bởi đơn giản họ đang tuyệt vọng trong công việc, sẽ không có vấn đề gì nếu họ quyết định hi sinh vấn đề tiết lộ thông tin cá nhân cho người khác.

Đáng ngạc nhiên, loại hình này trong yêu cầu của các cuộc phỏng vấn lại được cho là hợp pháp tại một số tiểu bang, bao gồm Illinois và Maryland. Tuy nhiên, việc cho người khác các thông tin đăng nhập Facebook được cho là vi phạm các điều khoản của dịch vụ (mặc dù hiện nay giới trẻ thường xuyên trao đổi mật khẩu mạng xã hội dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau). Mặc dù Sở Tư pháp tuyên bố đăng nhập tài khoản người khác là vi phạm luật pháp nhưng cơ quan này cho biết họ sẽ không truy tố các hành vi vi phạm như vậy.

Đây là hoạt động đang trở nên phổ biến hơn giữa các cơ quan công cộng, bao gồm cả trong quá trình nộp đơn xin việc tại cơ quan công an. Vào năm 2010, một người đàn ông làm việc tại trại cải huấn ở Maryland đã nghỉ việc sau cái chết của mẹ mình. Trong cuộc phỏng vấn khi trở lại làm việc, Bộ An toàn công cộng và dịch vụ của Maryland đã yêu cầu ông này đăng nhập vào trang mạng xã hội cá nhân để kiểm tra các băng đảng mà ông có thể gia nhập. Mặc dù đây là điều khó có thể chấp nhận nhưng cuối cùng ông phải tiết lộ vì nó là việc làm rất cần thiết để ông quay trở lại công việc của mình.

Facebook trước đó được biết đến như là nơi cung cấp rất nhiều thông tin liên quan đến cuộc sống con người, nhờ đó phát hiện ra nhiều loại tội phạm khác nhau cũng như các điều bất công xảy ra trong xã hội. Năm ngoái một phụ nữ và em bé 17 tháng tuổi đã được cứu sống khỏi tay bạn trai cũ ngay sau khi cô này cập nhật một lời cầu xin giúp đỡ trên trang trạng thái của mình. Tuy nhiên, ngay cả khi cập nhật thông tin cá nhân được xem là hữu ích thì việc cởi mở các trạng thái có thể làm ảnh hưởng đến việc tìm việc trong tương lai của người lao động. Có lẽ, người sử dụng lao động chỉ nên thực hiện các nghiên cứu tiêu chuẩn đối với người lao động như trong thời kì tiền Facebook mà thôi.

Theo Digitaltrends



Bình luận

  • TTCN (0)