Hiện nay, hệ điều hành mở (HĐHM) vẫn là một con số khá khiêm tốn so với các HĐH bản quyền hoặc độc quyền hiện có. Trải qua vài chục năm phát triển nhưng chưa từng được sử dụng rộng rãi và cũng không ai dám chắc HĐHM sẽ chết.

Không những thế, nó còn làm được nhiều việc khác.

Thay đổi tư duy

Hệ điều hành mở vẫn được xem là một món hàng xa xỉ với phần đông người sử dụng trên toàn thế giới. Với mọi máy tính được bán ở cửa hàng, cửa hiệu hoặc máy tính do chính các công ty chuyên ngành sản xuất ra thì đều tích hợp một HĐH nào đó của Microsoft hoặc của Apple. “Việc một người thích trải nghiệm chuyển sang dùng một hệ điều hành khác được xem như một sự thay đổi lớn trong việc đi tìm những cái mới và có phần mạo hiểm”, một nhà quan sát đánh giá. Và điều quan trọng là phần lớn các phần mềm được thử nghiệm lại là các hệ điều hành mã nguồn mở. Điều đó còn có một ý nghĩa quan trọng với cộng đồng mã nguồn mở thế giới trong việc giới thiệu các thành quả trí tuệ của mình với đông đảo người dùng.

Chấp nhận rủi ro

Theo các đánh giá gần đây, khả năng bảo mật của các hệ điều hành mã nguồn mở thường là khá tệ hoặc nếu muốn nói là không có nhiều. Các nhà nghiên cứu Đức thậm chí còn cho rằng, 300.000 thiết bị dùng Android – một dạng hệ điều hành mã nguồn mở do Google xây dựng đang bị kiểm soát hoặc có khả năng nhiễm virus. “Việc sử dụng các hệ điều hành mã nguồn mở thường đi kèm với việc người sử dụng ít có điều kiện để tự bảo vệ mình”, Laptop Magazine đánh giá. Sự thực là cộng đồng phát triển các HĐHM luôn khẳng định là an toàn nhất vì chúng nhận được sự hỗ trợ của cả cộng đồng. Tuy nhiên, về lí thuyết thì có thể nói như vậy nhưng thực tế lại hoàn toàn khác.

“Vấn đề quan trọng là sự hỗ trợ tức thời chỉ là việc bình thường. Microsoft, Symbian, Mac, Unix,… mọi HĐH khi trục trặc thì cơ quan quản lí đều có biện pháp hỗ trợ tức khắc”, CNET lập luận. Nhưng có đến được với người sử dụng không thì lại là một vấn đề. Hãy nhìn tấm “gương” của Google, với tiềm lực hùng mạnh cùng một đội ngũ kĩ sư hàng đầu, Android của họ phát triển với tốc độ 3 tháng một phiên bản. Tuy thế, dường như họ chỉ tập trung vào việc phát triển còn vấn đề bảo mật lại bị gạt qua một bên. Trước các cảnh báo 300.000 thiết bị Android đã bị tấn công – Google chưa đưa ra bản vá lỗi và cách thức trám lỗ hổng ở người tiêu dùng. Thậm chí có giải pháp thì chưa chắc đã thực thi được.

“Android sẽ trở thành mục tiêu tấn công mới của hacker tương tự như Windows” – một chuyên gia bảo mật đánh giá. Việc sử dụng một HĐHM vì thế, sẽ mang nhiều rủi ro hơn bởi các cơ chế bảo vệ không đồng nhất. Tuy thế, việc “dấn thân mạo hiểm” của những dùng thử phần mềm mã nguồn mở lại được các nhà quan sát đánh giá khá cao. “Ý thức mình đang làm việc trong một môi trường không thực sự an toàn sẽ giúp người dùng cảnh giác hơn. Nó giúp họ tránh được các vụ lừa đảo vốn rất phổ biến ở trên mạng. Nếu so sánh với việc ai đó tin dùng Windows hay Mac nhưng rồi lại rất ỉ y khi không có bất kì biện pháp đề phòng nào đến mỗi – một thống kê gần đây ở Việt Nam cho biết, gần 90% người dùng “nhờn mặt” với virus nhưng vẫn “phớt tỉnh Ăng-lê” thì đó quả là một sự tiến hóa về nhận thức của người dùng” .

Và tiết kiệm

Với việc tham qua công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ, gần đây, Chính Phủ Việt Nam đã có những động thái mạnh trong việc “đánh” các công ty để “làm gương” trong việc sử dụng các phần mềm lậu. Theo các thống kê không chính xác thì gần như 99,99% người dùng ở Việt Nam đều xài các bản Windows không có bản quyền cùng nhiều phần mềm crack khác. Điều này vi phạm nghiêm trọng các kí kết của Việt Nam.

Như vậy, để tránh bị phạt vạ, các doanh nghiệp và cá nhân chỉ còn có 2 giải pháp, hoặc bỏ một số tiền khổng lồ mua các phần mềm bản quyền và lặp lại việc ấy trong một thời gian nhất định bởi các key cho từng phần mềm thường chỉ có hiệu lực trong 1, 2 hoặc 3 năm. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì điều này sẽ đưa đến kết quả là tiền mua các phần mềm sẽ bằng tiền mua… máy tính. Giải pháp thứ hai xem ra có vẻ tốt, tiết kiệm và nhẹ nhàng hơn – đó là chuyển qua dùng hệ điều hành mở cùng các phần mềm mở khác. “Đó sẽ lại tiếp tục là một sự mạo hiểm khác nhưng rất có ý nghĩa”, chuyên gia của DailyTech đánh giá.

Theo XHTT




Bình luận

  • TTCN (10)
Nguyễn Văn Thoan  115

Tôi vẫn xài Linux, không phải vì nó mở hay miễn phí. Đơn giản vì tôi thấy nó ... dễ dùng hơn Windows!

Kiến Văn  41515

Sao nhiều người nói Linux dễ dùng mà mình thấy khó thế ko biết nữa, nhất là mấy cái kiểu cài đặt ứng dụng Sad

HùngNT  164

Mình cũng mới chuyển qua dùng ubuntu 11.10, thấy thực sự... dễ dùng. Cài đặt phần mềm thì toàn thông qua ubuntu software center, dữ liệu đồng bộ qua ubuntu one sử dụng ở 2 máy 2 nơi mà chẳng cần mang máy từ chỗ làm về nhà. Nói chung thích hơn windows nhìu. Nếu một người chưa biết máy tính mà được đào tạo sử dụng ubuntu trước, sau đó cho họ sử dụng Windows chắc họ sẽ hỏi "Tại sao cài trên windows khó thế? Cái gì cũng phải... crack" Big Grin

Tạ Văn Biên  3

hi

Cứ học dần dần khác biết bạn ạ!!! Cài đặt thì cần cái gì cái cái đó. Dùng linux thì tốt nhất là có mạng!!!

Nguyễn Văn Thoan  115

Uh. Đúng là thao tác cài trên Linux có khác so với Windows rất nhiều. Cách cài hiệu quả nhất hay được dùng trong công nghiệp là bung nén rồi tạo lối tắt để chạy (như firefox), đồng thời phân quyền cái thư mục vừa bung ra để tránh bị tấn công hoặc để giới hạn người sử dụng. Một cách cài đơn giản nhất là cài từ kho, một số phần mềm thì cứ tải file.deb từ trên mạng về rồi nhắp kép.
Nhưng cách cài bằng việc nhắp kép lên tập tin Execute như Windows thì tuyệt đối không có. Không phải Linux không làm được, mà những người dùng Linux họ không thích làm vậy, nó nguy hiểm, dễ gây xung đột và tạo ra rất nhiều rác hệ thống, lâu ngày sẽ gây chậm chạp cho hệ thống và những lỗi không rõ nguyên nhân.

Tạ Văn Biên  3

hahaha

Bạn nói làm tôi buồn cười quá!!! Bạn thấy dễ dùng hơn ở chỗ nào???

Nguyễn Văn Thoan  115

Mình xài Linux và có 1 vài cảm nhận sau:
- Nói về giao diện, khi làm việc trên nhiều cửa sổ thì với Windows mình cảm thấy mệt mỏi hơn so với khi dùng giao diện GNOME. (Nhắp qua nhắp lại nhiều lần quá). Linux có nhiều giao diện phù hợp cho những hoàn cảnh nhất định (như văn phòng thì GNOME, chạy từ xa thì Openbox...)
- Khi cài phần mềm và muốn kiểm soát nó thì với Windows không thể làm được, vào Google cài mấy cái tools hack thì sợ dính virus. Với Linux mình có thể phân quyền dễ dàng để hạn chế virus phá hoại. Phần mềm crack vẫn cứ chạy phà phà mà không sợ virus (cho nó cách ly bằng tài khoàn hạn chế)
- Việc phân quyền ổ cứng trên Windows là việc làm cực khó. Mình đã gặp rắc rối rất nhiều khi phân quyền thư mục. Phân quyền xong cũng không rõ có chạy được hay không, nó rất kém ổn định, nhiều khi nó chạy không được, phải tắt cửa sổ mở lại.
- Chỉ với vài câu lệnh đơn giản cũng có thể trở thành công cụ rất hữu ích trong khi Windows phải tải cả bộ phần mềm nặng nề về cài (ví dụ mấy cái trình tạo ổ đĩa, đăng nhập từ xa...)
- Với Linux trong tay mình làm việc từ xa, làm việc đa nhiệm rất dễ dàng. Mình còn dùng nó để thể tấn công các máy khác trong khi chúng nó khó có thể đánh lại mình Big Grin

Tăng Thanh Tâm  24

Có phí vẫn hơn

Ở đây mình không nói về Linux nhé.
Mà chỉ nói bạn sử dụng Windows mà thấy khó hơn dùng Linux là chuyện lạ đó. Phân quyền trong Windows cũng rất rõ ràng mà. Chưa rõ ràng trừ khi bạn chưa tìm hiểu rõ và cũng chưa học qua lớp MCSA căn bản. Windows có nhiều virus, điều này là đương nhiên rồi vì nó là hệ điều hành quá phổ biến, nhưng cũng có rất nhiều công cụ phòng chống hiệu quả mà. Nói chung cái mình nói ở đây là sự tiện dụng, hệ sinh thái mà windows mang lại cho bạn.
Vậy hỏi bạn vài câu nhé! Windows có bao nhiêu ứng dụng và linux có bao nhiêu? Nếu chẳng mai nghề nghiệp của bạn là một lập trình viên .NET bạn có dám sử dụng linux? Và nếu linux hơn Windows thì sao thị phần (người dùng bình thường) linux lại kém như vậy?

Với góc nhìn người sử dụng như mình thì cái nào dễ sử dụng, khả năng mở rộng cao, có nhiều phần mềm hỗ trợ và giao diện đẹp mắt thì Windows là số 1.

Nguyễn Văn Thoan  115

Không biết bạn thấy sao chứ phân quyền trên Windows mình thấy rất khó. Mặc dù đã 1 thời xài Windows trước khi chuyển sang Linux.
Xài Windows mình chúa ghét cái nút Ctl+C và Ctl+V. Muốn cuộn cửa sổ phải nhắp vào nó. Mỗi khi đổi chỗ ở thì phải config lại IP, không cho phép người dùng chọn đường mạng, bắt buộc người dùng phải rút dây mạng hoặc disable nó.
Mình không nói Windows có nhiều virus. Virus bên Linux cũng có rất nhiều. Nhưng quan niệm của người dùng Linux hoàn toàn khác với những người dùng Windows hay Mac. Và với cách sử dụng máy tính như vậy, mình cảm thấy được bảo vệ an toàn hơn khi dùng Linux.
Phần mềm .NET chạy trên Linux được. Có lẽ bạn chưa thấy cái phần mềm Tomboy Note rồi, nó chạy trên .NET đấy.
Linux ít phần mềm hỗ trợ, và người dùng chọn Windows vì nó có nhiều phần mềm phổ thông hỗ trợ. Mình cài Windows cho nhỏ bạn vì AutoCAD chạy được trên Windows. Nhưng mình rất ghét điều này. Lâu lâu nhỏ bạn gọi, mình lại phải lóc cóc cầm đĩa đi Ghost máy vì nó chậm chạp và có 1 số lỗi lung tung chả biết chỗ sửa.
Phần mềm cho Linux quá ít! Nhưng đối với 1 thằng nhân viên thiết kế vi mạch như mình thì chẳng có ý nghĩa gì cả.
Bạn nên biết các đại gia như Intel, AMD, ... đều dùng Linux và Solaris. Windows chỉ để chạy Mircosoft Word, viết văn bản gửi cho khách hàng. Mặc dù Windows giá rẻ hơn so với 1 đĩa Linux hay Solaris nhiều lần, nhưng họ vẫn bỏ ra hàng chục ngàn USD chỉ để mua 1 license Linux hay Solaris!

Nguyễn Văn Thoan  115

Nói qua cũng phải nói lại. Mình rất thích thằng Windows ở chỗ khi tràn RAM, việc chuyển xuống bộ nhớ ảo xảy ra mượt mà hơn so với thằng Linux. Hibernate cũng nhanh hơn. (thực tế chưa đo thử, nhưng mình cảm thấy vậy).