Miếng nhựa có dãy ăn-ten nano được tạo bằng cách chạm nổi cấu trúc ăn-ten và sử dụng kim loại dẫn điện làm nền. Mỗi ô bao gồm 260 triệu ăn-ten.
Những nhà nghiên cứu thuộc phòng thí nghiệm quốc gia Idaho và Patrick Pinhero thuộc trường đại học Missouri (Mĩ) đang phát triển một phương pháp mới lạ thu lượm năng lượng từ mặt trời với một công nghệ cho phép in trên bất kỳ chất liệu có tính mềm dẻo nào và có thể tích năng lượng ngay cả khi mặt trời lặn.

Những tấm năng lượng mặt trời thường được thiết kế hết sức phức tạp đòi hỏi sự cẩn trọng cao và tỏ ra khá đắt trong khi thực tế hiệu năng của chúng chỉ là 40%. Điều này có nghĩa là cứ mỗi tia sáng chiếu vào bề mặt tấm năng lượng thì chỉ có 40% được chuyển thành điện năng tiêu thụ. Các nhà khoa học nghĩ rằng những tấm silicon này đã đạt đến cực hạn của nó và họ đã phát hiện ra một cách giúp tạo ra những tấm năng lượng rẻ hơn, có thể cuộn lại được và hiệu năng lên đến 80%.

Bí mật là ở công nghệ nano. Bề mặt của vật liệu được tráng các mạch ăn-ten nano ngắn có khả năng tiếp nhận bức xạ hồng ngoại phát ra thường rất dư thừa từ mặt trời, thậm chí là vào ban đêm. Cách thức này tương tự như ăn-ten của truyền hình hay di động.

Vật liệu dùng để tạo ra khá đơn giản do vậy các nhà khoa học tin rằng nó có thể dễ dàng áp dụng vào cuộc sống. Nhưng hiện nhóm nghiên cứu vẫn đang gặp khó khăn khi chưa có cách nào giữ lấy năng lượng được tạo ra.

Ảnh
Hình ảnh phóng to các ăn-ten nano



Trong khi các hạt điện tích cứ tuôn ra từ mạch ăn-ten nano thì vẫn chưa có cách bắt lấy nguồn năng lượng này. Nhưng đừng lo lắng, các nhà khoa học tại Idaho cho biết điều này có thể thực hiện bằng cách đặt một tụ điện hoặc bộ chuyển đổi điện năng AC/DC vào giữa mỗi mạch ăn-ten nhỏ.

Theo EcogeekInl



Bình luận

  • TTCN (0)