Theo một nghiên cứu mới nhất của đại học New South Wales (Australia), công bố ngày hôm nay (04/02) trên tạp chí Mutation Research Reviews cho biết việc sử dụng điện thoại di động cũng giống như việc uống cà phê hay cấy ghép ngực là những tác nhân có rất ít khả năng gây ra ung thư.

Kết quả nghiên cứu trên của các nhà nghiên cứu Australia được công bố đúng vào ngày thế giới phòng chống ung thư (World Cancer Day) nhằm cung cấp thông tin cho cộng đồng về một vấn đề được coi là rất đáng quan tâm và vẫn còn nằm trong vòng bí mật.

Nhóm nghiên cứu do giáo sư Bernard Stewart đứng đầu đã sử dụng một hệ thống công cụ phát triển trong chương trình sức khỏe và kiểm soát ung thư tại khu vực đông nam Sydney và Illawarra (SESIH).

Hệ thống công cụ này cho phép nhóm nghiên cứu áp dụng nghiên cứu, khảo sát cho hơn 60 loại tác nhân từ việc hút thuốc lá, sử dụng chất khử mùi nách, sử dụng nước nhiễm flo, ăn phải thức ăn nhiễm dioxin... cho đến việc uống cà phê, sử dụng điên thoại di động.

Trong mỗi tác nhân đó, các công cụ sẽ đánh giá mức độ nguy hiểm có thể dẫn đến ung thư và xếp loại theo 5 bậc từ cao xuống thấp gồm có: Đã được chứng minh (proven), có nguy cơ cao (likely), có khả năng (ìnerred), không xác định (unknown) và rất ít khả năng (unlikely).

Nghiên cứu đã chỉ ra tác nhân gây ung thư mạnh nhất chính là việc hút thuốc, uống rượu và phơi nắng. Các tác nhân khác như việc sử dụng điện thoại di động, sử dụng thuốc khủ mùi hôi nách, cấy ghép ngực, ô nhiễm không khí, ăn phải các thức ăn độc hại, sử dụng thuốc nhuộm tóc... đều được chỉ ra rằng ít nhiều có thể gây ung thư nhưng ở mức độ nhẹ hơn.

Nghiên cứu cũng chỉ ra các tác nhân sẽ trở nên mạnh hơn khi chúng đựoc kết hợp với nhau chẳng hạn như việc uống các chất có cồn và hút thuốc.

Trong việc ảnh hưởng của các phát xạ trường điện từ, Stewart cho biết việc sử dụng điện thoại di động được coi là tác nhân rất ít có khả năng gây ung thư, tuy nhiên nguy cơ liên quan đến thời gian sử dụng ĐTDĐ trong khoảng thời gian dài vẫn chưa được kiểm định.

Thành Việt (theo Reuters, ScienceAlert)



Bình luận

  • TTCN (0)