Ảnh: VTV.

Tội phạm công nghệ cao, tội phạm mạng ở Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng. Việc phòng chống loại tội phạm này đã và đang đặt các cơ quan chức năng cũng như cộng đồng mạng trước những thách thức mới.

Lên mạng chống tội phạm

Hàng chục ngàn nạn nhân bị lừa đảo đầu tư tài chính qua mạng. Gần trăm ngàn khách hàng Anh, Mỹ bị thiệt hại số tiền lên đến 160 triệu bảng Anh do bị hai tin tặc người Việt đánh cắp thông tin thẻ tín dụng bán cho tội phạm quốc tế.

Gần đây nhất, vụ nữ diễn viên thủ vai chính trong bộ phim truyền hình giáo dục giới trẻ “Nhật ký Vàng Anh” bị tung phim sex lên mạng đã gây cú sốc nặng nề với dư luận và tốn không ít giấy mực của báo chí...

“Với xu hướng rồi đây tất cả các lĩnh vực hoạt động trong cuộc sống sẽ được thực hiện, giao dịch trên mạng, thì bọn tội phạm cũng sẽ triệt để sử dụng công nghệ cao (CNC) làm phương tiện hành động” - Tiến sỹ, Thượng tá Trần Văn Hoà - Trưởng phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm CNC thuộc C15 Bộ Công an – nhận định.

Theo ông Hoà, từ những loại tội phạm đơn thuần như trộm cắp, đánh bạc, tổ chức đánh bạc, môi giới mại dâm, lừa đảo... đến các tội đặc biệt nghiêm trọng như buôn bán ma tuý, khủng bố và rất nhiều loại tội phạm xâm phạm an ninh - quốc phòng khác đã xuất hiện trên mạng và có xu hướng phát triển nhanh.

Theo dự đoán của cơ quan công an, tội phạm CNC cũng sẽ xuất hiện trên thị trường chứng khoán, một lĩnh vực phát triển rất sôi động tại VN năm vừa qua.

Một loại tội phạm CNC khác đã và đang phát triển rất mạnh là sử dụng công nghệ thông tin, máy tính để thực hiện các hành vi như tấn công hoạt động bình thường và an toàn của máy tính và hệ thống mạng, tạo ra và phát tán các chương trình virus; tội vi phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụng mạng máy tính…

Với chức năng đúng như tên gọi, năm qua Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm CNC đã khám phá nhiều vụ án lừa đảo trên mạng, làm giả thẻ tín dụng, trộm cước viễn thông, đe dọa khủng bố tinh thần qua tin nhắn và thư điện tử nặc danhv.v...

Ngoài phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn, các cán bộ, chiến sĩ đã phải không ngừng cập nhật, nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin, về an ninh mạng cũng như ngoại ngữ.

Tội phạm ảo - Thiệt hại lớn

Chưa có cơ quan nào đưa ra con số thống kê thiệt hại do tội phạm CNC gây ra (có thể lên đến hàng ngàn, hàng triệu hay hàng tỷ USD), bởi theo thượng tá Trần Văn Hòa, những thiệt hại vô hình rất khó định lượng.

Trong các phương thức tấn công website thì tấn công từ chối dịch vụ (DDOS-Botnet) là phương thức tấn công nguy hiểm nhất của tội phạm mạng.

Kẻ tấn công không trực tiếp ra mặt mà chỉ cần tải một file chứa lệnh tấn công dưới dạng một hình ảnh bắt mắt, một bài hát hoặc một thông tin hấp dẫn lên mạng để mọi người click vào đó.

Vô tình, các máy tính click vào file trên trở thành máy tấn công trang web mà người dùng không hay biết. Hậu quả là có thể có hàng triệu máy tính cùng tấn công, truy cập vào trang web trên theo tần suất mà tin tặc đã cài lệnh sẵn, khiến trang web này bị tê liệt.

Một thiệt hại khác không tính được bằng tiền đó là uy tín, thương hiệu của các Cty, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin, viễn thông. Mạng Mobifone đã từng bị hacker tấn công cơ sở dữ liệu, đánh cắp số đẹp v.v...

Trang web của Sở KH&ĐT TPHCM cũng từng bị hack, hậu quả là các doanh nghiệp không thể đăng ký kinh doanh qua mạng được. Sau một tuần điều tra, C15 Bộ Công an đã tóm gọn thủ phạm là Giám đốc một Cty chuyên tư vấn thành lập doanh nghiệp.

Với thủ đoạn tấn công vào cơ sở dữ liệu của trang web, đối tượng này đã thu thập được danh sách các cá nhân, đơn vị đang xin cấp ĐKKD qua mạng, rồi gửi email cho những người này, yêu cầu phải thông qua họ, nộp một khoản lệ phí mới được cấp ĐKKD...

Phòng chống thế nào?

Vụ phát tán phim sex của nữ diễn viên thủ vai chính trong phim ”Nhật ký Vàng Anh”, gây xôn xao dư luận song cũng không phải là cá biệt. Năm qua, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm CNC đã từng điều tra, bắt giữ một số vụ tương tự, song vì lý do tế nhị, các nạn nhân không muốn để lộ danh tính.

Theo thượng tá Trần Văn Hoà, để có thể xử lý hình sự những vụ việc như thế này thường phải có dấu hiệu vi phạm rõ rệt, đối tượng lấy trộm được phim, ảnh khỏa thân của nạn nhân và phát tán lên mạng, có đơn tố cáo của bị hại...

Để tránh những vụ việc như vụ “Vàng Anh” tái diễn, ông Hoà cho rằng, nguyên tắc hàng đầu là các cá nhân không nên sản xuất các phim, ảnh nhạy cảm. Khi phim đã lưu trong máy tính thì chỉ một sơ suất nhỏ khi lên mạng cũng có thể trở thành mồi ngon cho các phần mềm gián điệp chuyên đánh cắp dữ liệu...

Đặc điểm của tội phạm công nghệ cao là thủ phạm có thể ngồi một chỗ để gây án, tấn công vào bất kỳ nơi nào trên thế giới, không xuất đầu lộ diện, chỉ để lại rất ít dấu vết (là những chứng cứ điện tử, rất khó phát hiện, thu thập, rất dễ bị tiêu hủy); khâu chuẩn bị gây án đơn giản, thời gian gây án thường rất ngắn, tính quốc tế hóa rất cao.

Cảnh sát phòng chống tội phạm CNC cũng đã kiến nghị các Cty hosting phải ghi và lưu giữ lại dữ liệu trong một thời gian nhất định, để khi xảy ra sự cố còn có dấu vết truy tìm thủ phạm.

Một điều quan trọng khác, khi xảy ra sự việc, các cá nhân, đơn vị cần trình báo ngay cho cơ quan chức năng, nếu không các chứng cứ điện tử trên mạng sẽ trôi qua rất nhanh và sẽ mất dấu tội phạm.

(Theo Công Minh - TPO)



Bình luận

  • TTCN (2)
trinh truong phi

gio toi muon to giac toi pham thi phai lam sao

toi bi hai ten toi pham lua tien toi qua mang bang cach du hack vicoin truc tuyen game phi doi.va ket qua la toi bi lua gan 500 ngan ma nhan duoc la con so khong .gio toi phai lam sao de lay duoc duoc so tien do day ,ai biet chi toi voi ,ten dau tien lua toi co trang web www.cuchot.tk sdt la 0936419781 va ten thu hai la hackvcoinvtc.xitin.in co sdt la 01275515949 va 0932287469 theo toi duoc biet thi han la LE HAO HUNG so cmnd 012577807 dia chi 243 duong au co quan tay ho ,ha noi ,ai giup toi voi ,thank

Chong Chong

Chà ! Cái vấn đề bắt tội phạm này có vẻ còn mơ hồ quá !

Có một thằng gởi mail cho tôi nói là nó là giám đốc gì đó của một ngân hàng gọi là ngân hàng phát triển Châu Phi (ADB). Nó nói là ...(nội dung chi tiết xem trong bức thư đầu tiên của link này). Tôi đã có được 1 bức chụp passport của một người mà nó tự xưng là tên của nó, tôi nghĩ đó là passport giả, không biết có bạn Công An CNC nào có khả năng tóm cổ nó không, thấy bức ảnh trong passport mà nó gởi tôi hơi ngứa mắt vì tôi nghĩ nó có thể đã lừa gạt được một ai đó !?! Tôi nghĩ chính xác thì nó ở Burkina Faso. Hôm nay nó vừa gởi thêm bức thư cho tôi, yêu cầu thông tin về tk ngân hàng của tôi, mọi thứ y như trong kịch bản với đúng thứ tự đó. Tôi sẽ làm gì đây ? Có ai muốn bắt thằng này không ? Thật tốt nếu có người làm được điều này ngay bây giờ. (Tội nghiệp chú Lord Fuzzlewait ở UK -một nạn nhân điển hình từ trò lừa đảo này đã bị mất 4,350 euro mà theo yêu cầu là đặt cọc để nhận được số tiền là $ 10.500.000). Không có ai có thể làm được điều này sao (((:)))

Nếu không thì tôi sẽ bỏ qua cho thằng này thôi, vì tôi không có rảnh để mà đi máy bay qua Burkina Faso tóm cổ nó, theo kịch bản nó sẽ yêu cầu tôi đưa tiền cọc cho nó không biết là lần này nó sẽ đòi bao nhiêu tiền nhỉ (?), ít gì thì chắc cũng khoảng 10.000$-nó tăng giá ^^,