YouTube vừa thông báo đã cấm truy cập vào một video gây tranh cãi được cho là khuyến khích bạo lực ở Libi và các chống đối ở Ai Cập.

Video này, một đoạn phim quảng cáo chế nhạo niềm tin của đạo Hồi, sẽ không thể truy cập được qua YouTuble ở Libya và Ai Cập, YouTube cho biết trên CNN.

“Chúng tôi làm việc nỗ lực để hình thành một cộng đồng mà ai ai đều có thể hưởng thụ và cũng cho phép mọi người trình bày các ý kiến khác nhau. Điều này có thể là một thách thức bởi vì những gì nước này chấp nhận thì nước khác có thể không thuận”, YouTube cho biết trong một thư điện tử.

“Video này đã lan truyền rộng rãi trên web - rõ ràng là trong quy định của chúng tôi và do đó sẽ ở trên YouTube. Tuy nhiên, do tình hình rất phức tạp ở Libi và Ai Cập chúng tôi tạm thời cấm truy cập ở hai nước này”.

“Tình cảm của chúng tôi hướng về các gia đình bị thảm sát trong cuộc tấn công ngày hôm qua ở Libi”.

Video này là một trailer phim 14 phút mà nhiều hình ảnh lăng mạ người đạo Hồi và niềm tin của họ, đã được cho là tạo nên làn sóng bạo lực ở Libi và các phản đối ở Ai Cập ngày 11/3 và 12/3. Và một cuộc tấn công vào Lãnh sự Mỹ ở thành phố Benghazi, Libi giết hại đại sứ Mỹ và ba nhân viên đại sứ quán Mỹ.

Tổng thống Mỹ Obama kịch liệt chỉ trích bạo lực và gọi cuộc tấn công này là sự “xúc phạm”.

Quy định đăng tải trực tuyến của YouTube cấm hình ảnh khiêu dâm và “bạo lực hình ảnh và vô cớ” và đề nghị những người tải ảnh lên và tuân thủ các quy định bản quyền.

Bị rỡ bỏ khỏi YouTube, một video đầu tiên phải bị một trong những người sử dụng trang treo cờ. Các máy tính có thể quét clip về những đặc điểm cố định - lần đầu quét đối với những pixel màu máu - và sau đó ưu tiên các video xếp hàng. Tiếp theo, một nhóm nhân viên YouTube có mặt ở khắp nơi trên thế giới xem xét việc xếp hàng của các video đã gắn cờ và ưu tiên máy tính để đánh giá xem có chấp hành quy định của Youtube không.

Video này được cho biết là đã được các phương tiện khác ngoài YouTube đăng tải. Một phần của phim đã được phát trên truyền hình Ai Cập, theo Times.

Theo ICTPress




Bình luận

  • TTCN (0)