Lenovo - một trong những doanh nghiệp máy tính mạnh của Trung Quốc. Ảnh: deccanchronicle.

Thung lũng Silicon đang mất dần vai trò là trung tâm công nghệ đổi mới toàn cầu, và trong vòng bốn năm tới Trung Quốc được dự đoán như sự thay thế có khả năng nhất, theo một cuộc khảo sát mới đây.

Hơn hai phần năm lãnh đạo công nghệ đã tham gia khảo sát "Đổi mới Công nghệ" của KPMG năm 2012 tin rằng Thung lũng Silicon đang mất dần vị trí là trung tâm công nghệ toàn cầu. Trong số này, 44% người trả lời dự đoán Trung Quốc sẽ thay thế vào năm 2016.

Cuộc khảo sát toàn cầu bao gồm 668 người trả lời từ châu Á - Thái Bình Dương, châu Mỹ, châu Âu, Trung Đông và châu Phi (EMEA).

Trung Quốc vươn lên cùng "mây"

Theo Ho Wah Lee, đại diện KPMG Singapore, một phần lí do cho rằng Trung Quốc đang nổi lên như một lực lượng mạnh trong ngành công nghệ thông tin toàn cầu là nhờ sự hỗ trợ tài chính và chính sách của Chính phủ trong lĩnh vực công nghệ của quốc gia này.

"Chính phủ Trung Quốc đang khuyến khích đầu tư đáng kể vào ba lĩnh vực chính - dịch vụ chia sẻ và gia công, thanh toán và điện toán đám mây", ông Ho cho biết. "Kế hoạch năm năm lần thứ 12 của Chính phủ Trung Quốc cũng tập trung đổi mới trong các lĩnh vực quan trọng".

Trung Quốc cũng sẽ được hưởng lợi từ tầm quan trọng ngày càng tăng của các dịch vụ đám mây trong thị trường công nghệ toàn cầu. Để minh họa tầm quan trọng này, các phần mềm dựa trên đám mây (SaaS) và cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS) đã được xếp hạng trong cuộc điều tra như các công nghệ có khả năng để chuyển đổi kinh doanh lớn nhất đối với các doanh nghiệp trong ba năm tiếp theo.

Theo báo cáo, Trung Quốc có lẽ có tiềm năng điện toán đám mây mạnh nhất so với bất cứ thị trường nào. Điện toán đám mây đã gần như ở khắp mọi nơi trong cả nước. Chính phủ nước này đã bổ sung 154 tỉ USD để thúc đẩy ngành công nghiệp điện toán đám mây trong vài năm tới, và đã chỉ định năm thành phố thí điểm đổi mới dịch vụ điện toán đám mây là Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến, Vô Tích và Hàng Châu.

"Tốc độ đổi mới công nghệ đang diễn ra nhanh chưa từng có, và sự gia tăng dự báo việc Trung Quốc nổi lên như một quốc gia dẫn đầu về công nghệ là một ví dụ về điều này", ông Gary Matuszak, Chủ tịch công nghệ - truyền thông KPMG toàn cầu nói.

Ứng viên sáng giá từ Ấn Độ và nhiều quốc gia châu Á khác

Tất nhiên, không phải ai cũng bị thuyết phục rằng Trung Quốc sẽ trở thành trung tâm công nghệ cao mới.

Cuộc khảo sát cho thấy một sự chênh lệch lớn giữa các ý kiến, chia theo quốc gia. Gần 3/4 số người Trung Quốc được hỏi tin rằng Trung Quốc có tiềm năng lớn nhất cho các bước đột phá với một tác động toàn cầu, so với chỉ 1/4 người Mỹ đồng tình với điều này.

Đáng chú ý là Apple và Google cũng có tên trong cuộc khảo sát này như các công ty hàng đầu thế giới nhờ đổi mới công nghệ. Điều này có thể giúp Silicon Valley vẫn duy trì được vai trò ít nhất là trong ngắn hạn.

Ấn Độ, một thị trường châu Á khác cũng là ứng cử viên cho vị trí này.

Nếu Silicon Valley nhường lại vị trí của nó như là “thủ đô” đổi mới công nghệ , nhưng đó không phải là Trung Quốc, rất có thể đó sẽ là một thị trường châu Á khác, theo kết quả điều tra.

Ấn Độ đứng thứ hai sau Trung Quốc có khả năng nhất trở thành Silicon Valley với 22% số phiếu bầu, tiếp theo là Nhật Bản (10%) và Hàn Quốc (9%).

Trong kết quả khảo sát này cũng cho thấy châu Á đang "dẫn đầu về truyền thông di động và thương mại".

Với những người coi nền tảng di động là công nghệ tiềm năng sau đám mây, thị trường di động tiên tiến như Hàn Quốc và Nhật Bản có thể nhanh chóng vượt lên.

Singapore cũng là một sự lựa chọn với 3% số phiếu bầu. Tuy nhiên, một số người trả lời cho rằng rằng cộng đồng công nghệ đánh giá thấp tiềm năng của thị trường này.

Theo PCWorld VN




Bình luận

  • TTCN (1)
Thật đấy  45

Việt Nam mới phải chứ!

Dự đoán Việt Nam sẽ là trung tâm công nghệ của thế giới, và thung lũng Mường Thanh sẽ là nơi đặt đại bản doanh của các tập đoàn công nghệ...