Bất kể việc bạn có đang chấp nhận hay từ chối việc áp dụng điện toán đám mây như một phần trong kiến trúc điện toán của doanh nghiệp, cái bạn cần là một chiến lược lên mây hoàn chỉnh.

Dựa trên những lợi ích mà đám mây mang lại, sau đây là một số kịch bản mà doanh nghiệp của bạn có thể triển khai nhằm bắt kịp với xu hướng phát triển của thế giới.

Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa tài nguyên tính toán với giá trị hoạt động kinh doanh hoặc phát triển sản phẩm/dịch vụ. Với một ngân sách chi tiêu cho bộ phận CNTT còn hạn chế, mối quan tâm dành cho việc xây dựng một chiến lược lên mây bị giảm đi đáng kể, nhất là khi ấn tượng về điều này vẫn còn là “phức tạp và tốn kém”. Hãy bỏ đi thiên kiến ấy để nhìn thấu đáo hơn vào một ngành công nghiệp đang trưởng thành trị giá nhiều tỉ USD. Xung quanh bạn, các đối thủ cạnh tranh đã và đang trong quá trình tiếp cận nền tảng điện toán đám mây.

Chiến lược cần thiết để lên mây

Để duy trì khả năng cạnh tranh, một doanh nghiệp phải tìm cách để giảm chi phí và tăng hiệu quả hoạt động của mình. Và như việc các nhà cung cấp dịch vụ đang tìm kiếm một mô hình kinh doanh lấy điện toán đám mây làm trung tâm đạt được nhiều lợi nhuận hơn, các doanh nghiệp cần nhắm đến một cơ sở hạ tầng lai hoặc bắt đầu sử dụng/phát triển các ứng dụng theo kiểu SaaS hoặc PaaS. Những đám mây hứa hẹn mang đến cho doanh nghiệp khả năng tối ưu hóa chi phí bằng cách chỉ phải trả tiền cho tài nguyên sử dụng “theo nhu cầu”, có độ tin cậy cao, chi phí quản lí thấp và nhiều hơn thế nữa. Đối với người phụ trách, đây là cơ hội để nâng doanh nghiệp lên, được hỗ trợ bởi một cộng đồng lớn các nhà phát triển, nhà phát triển phần mềm độc lập, nhà phân phối…Đối với nhân viên, họ có thể truy cập dữ liệu từ nhiều thiết bị kết nối đến đám mây. Đối với nhân viên CNTT, sẽ không còn cảnh lo lắng về việc giữ cho phần cứng/phần mềm luôn hợp thời; thay vào đó là việc tiếp cận với công nghệ mới nhất, thoải mái sáng tạo ứng dụng phát triển, quản lí thông tin kinh doanh quan trọng. Kết quả, những dự án sẽ được thực thi nhanh hơn, những chiến dịch sẽ lan rộng hơn với xác xuất thành công cao.

Nhưng không phải không có những vấn đề, mà cụ thể là sự nhầm lẫn liên quan đến giải pháp an ninh của điện toán đám mây, của bảo mật dữ liệu, tính pháp lí của việc lưu trữ thông tin. Về vấn đề an ninh, bạn cần hiểu rằng rủi ro xuất phát từ hệ thống tường lửa chứ không nằm quá nhiều ở nơi dữ liệu tồn tại. Cũng giống như bất kì một hệ thống máy tính nào, đám mây có thể bị truy cập trái phép hoặc lây nhiễm và chúng ta cần nhấn mạnh vai trò còn lại của nhân viên an ninh – kết hợp với mã hóa và kiểm soát lưu lượng vào ra. Về sự tin cậy, thời gian qua chứng kiến hàng hoạt sự kiện không vui mà đám mây là một diễn viên bất đắc dĩ. Những cảnh báo lặp đi lặp lại giống như một luận điệu ru ngủ về một vấn đề luôn tồn tại từ buổi bình minh của kiến trúc đa người thuê. Thực tế cho thấy các dịch vụ dựa trên điện toán đám mây của Microsoft, Gooogle hay của những người khác đã và đang đảm bảo sao lưu và phục hồi dữ liệu cho hàng trăm nghìn doanh nghiệp lớn nhỏ trên toàn cầu.

Một số kịch bản tận dụng điện toán đám mây

Thử nghiệm ứng dụng

Trường hợp đầu tiên, các đám mây (máy chủ đám mây) được sử dụng nhiều cho kiểm tra ứng dụng. Việc các nhà phát triển sử dụng máy ảo để mô phỏng các môi trường thực thi khác nhau đã tồn tại trong một khoảng thời gian nhưng đám mây cho phép họ làm điều này ở một quy mô lớn hơn. Bằng cách tạo ra nhiều bản sao của máy ảo mà có thể mô phỏng môi trường hoạt động cuối cùng, bất kì nhà phát triển nào cũng có thể nhanh chóng khởi động một máy ảo, triển khai dự án trên chúng và chạy những bài kiểm tra trên những môi trường riêng biệt – không phụ thuộc vào máy ảo trên máy tính của họ hay kể cả các trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp.

Cơ sở hạ tầng đám mây công cộng trở nên hấp dẫn trong trường hợp này bởi nó mang đến một chi phí thấp. Bỏ ra một số tiền không lớn, mọi người có thể tạo nên những máy chủ ảo với cấu hình phần cứng/phần mềm khác nhau để thử nghiệm ứng dụng theo những kịch bản khác nhau. Ngoài ra nó cũng cho phép kiểm tra và giám sát ứng dụng phân tán trên quy mô lớn mà bình thường gặp rất nhiều khó khăn. Kể từ khi dữ liệu sử dụng để thử nghiệm không còn là dữ liệu thực của khách hàng, nguy cơ của việc trộm cắp dữ liệu hoặc vi phạm quy định liên quan đến nơi lưu trữ dữ liệu đã được tối thiểu hóa. Do vậy các doanh nghiệp có thể được hưởng lợi từ việc tối ưu chi phí khi di chuyển việc thử nghiệm lên đám mây.

Dự phòng
Ảnh

Đây cũng là một khu vực khác mà các đám mây có thể tỏa sáng. Khả năng để nhanh chóng tái tạo bản sao máy ảo tại các khu vực khác nhau giúp cho công ty duy trì cơ sở hạ tầng với tri phí thấp. Nếu có vấn đề nào xảy ra với trang chủ - một lỗi phần cứng, vấn đề kết nối mạng hoặc lỗi phần mềm thì các máy chủ ứng dụng dự phòng có thể được triển khai ngay lập tức – hạn chế thời gian chết. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp có thể có một kế hoạch dự phòng tốt mà không cần đầu tư quá nhiều vào cơ sở hạ tầng, và không phải thực sự trả tiền cho giải pháp này trong toàn bộ thời gian.

Một trường hợp khác là giữ cho nhiều máy chủ hoạt động phân tán tại các khu vực địa lí khác nhau. Hầu hết các công ty đều không thể truy cập đến các trung tâm dữ liệu tại nhiều nơi khác nhau và lúc đó họ cần đến những đám mây. Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây có thể cung cấp các địa điểm khác nhau để triển khai dữ liệu cho doanh nghiệp, kèm theo đó là cung cấp cân bằng tải và IP động nhằm giúp cho việc dự phòng được dễ dàng hơn.

Cuối cùng việc dự phòng không chỉ áp dụng đối với các trường hợp bất khả kháng như thiên tai, các doanh nghiệp có thể sử dụng cơ sở hạ tầng đám mây để triển kế hoạch cho những tình huống cần nhiều sức mạnh tính toán hơn. Các trường hợp cao điểm về lượng người sử dụng xảy ra rải rác nhưng không thể xem thường, ví như việc các trang mua bán có lượng truy cập tăng vọt vào những ngày lễ, ngày nghỉ. Sử dụng các máy chủ đám mây để cân bằng tải trong những thời điểm như vậy sẽ giúp giảm chi phí tổng thể cho doanh nghiệp.

Một số chiến lược và công cụ khác có thể sử dụng để giảm thiểu rủi ro liên quan gồm có mã hóa dữ liệu hay đơn giản là lưu trữ dữ liệu riêng biệt với ứng dụng để tạo nên một môi trường sử dụng an toàn hơn.

Xử lí dữ liệu lớn

Trong khi vẫn chưa có một định nghĩa rõ ràng và chính xác về dữ liệu lớn thì các doanh nghiệp vẫn có thể hưởng lợi từ việc sử dụng đám mây để xử lí song song một lượng lớn dữ liệu. Khi đó một số lượng lớn máy chủ đám mây sẽ được triển khai cho nhiệm vụ này. Trong thực tế, nhiều nhà cung cấp dịch vụ đám mây đã cung cấp máy chủ hay dịch vụ dựa trên những công cụ phổ biến nhất cho xử lí dữ liệu hơn như Hadoop.

Ngay cả khi doanh nghiệp của bạn không có hàng petabyte để xử lí hàng ngày, những đám mây vẫn mang lại lợi ích dựa trên nhu cầu xử lí của họ. Bằng cách triển khai máy chủ đám mây dựa trên nhu cầu thiết yếu, doanh nghiệp có thể điều chỉnh cho phù hợp với chi phí và thời gian yêu cầu. Hơn nữa sử dụng cơ sở hạ tầng bên ngoài sẽ cắt giảm chi phí bỏ ra cho phần cứng và không đòi hỏi quá nhiều năng lực của bản thân doanh nghiệp. Họ chỉ cần trả tiền cho những gì họ sử dụng và chỉ thế mà thôi.

Trên đây là một số trường hợp là nơi mà các đám mây tỏa sáng, những cũng chỉ đúng với một số đối tượng chứ không phải tất cả. Theo thời gian, sẽ có những trường hợp sử dụng khác nổi lên hoặc đi xuống, chỉ có một điều không thay đổi là vai trò của những đám mây trong hoạt động của một doanh nghiệp ngày càng lớn, bất kể quy mô của doanh nghiệp đó.

Theo Tgs.vn



Bình luận

  • TTCN (0)