Máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 của Trung Quốc là sản phẩm gián điệp mạng? - Ảnh: Tiếng nói nước Nga.

Máy bay chiến đấu mới J-31 thế hệ thứ năm của Trung Quốc đã hoàn tất thành công chuyến bay thử nghiệm thứ nhất.

Chiến đấu cơ sẽ đi vào lịch sử như nguyên mẫu thiết bị quân sự tinh vi đầu tiên có được nhờ sự thành công của hoạt động gián điệp mạng Trung Quốc.

Chuyên gia Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Nga Vasily Kashin là người chia sẻ ý kiến này.

Ngay khi xuất hiện những hình ảnh của máy bay chiến đấu Trung Quốc thế hệ thứ năm, có thể nhận thấy quá rõ nguồn cảm hứng của các nhà thiết kế Tập đoàn công nghiệp hàng không Thẩm Dương.

Ảnh chụp chuyến bay đầu tiên ghi lại chiến đấu cơ ở các góc độ khác nhau đã không để lại bất cứ nghi ngờ về những đường nét trùng lặp với F-35 của Mỹ.

Chẳng thể nói rằng, sự xuất hiện chiến đấu cơ Trung Quốc “phong cách” F-35 đã là một bất ngờ lớn. Từng có thông tin được biết đến rộng rãi về vụ bẻ khóa năm 2009 với nguồn gốc lãnh thổ Trung Quốc, thông qua mạng vi tính một công ty phát triển F-35 các hacker đã thâm nhập vào hệ thống Lầu Năm Góc và trộm khối lượng lớn các dữ liệu về F-35.

Tất nhiên, đã có nhận xét là ngay cả khối lượng lớn thông tin bị đánh cắp vẫn sẽ không đủ để người sao chép chế tạo F-35.

Dù cung cấp số liệu chính xác về hình khối và tính năng chiến đấu cơ, cũng như cho phép phát triển các phương pháp đối phó với vũ khí mới.

Mặt khác, rất có thể đã xảy ra những trường hợp trộm dữ liệu F-35 khác mà cơ quan tình báo Mỹ không hay biết hoặc né tránh công bố.

Chuyên gia Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Nga, Vasily Kashin cho rằng, khó nói là người Trung Quốc đã sao chép được hoàn toàn nguyên bản F-35.

Để làm điều này, phải nắm vững qui trình công nghệ chế tạo động cơ, thiết bị radio định vị các hệ thống điều khiển.

Trình độ kĩ thuật hiện đại của các cấu phần này vốn vượt xa khả năng của ngành công nghiệp Trung Quốc. Trên nguyên mẫu J-31 dự đoán đã bố trí động cơ RD-93 mà Nga bán cho Trung Quốc để trang bị phương án FC-1 xuất khẩu.

Hoạt động chế tạo động cơ của Trung Quốc tương đương với RD-93, được biết đến dưới kí hiệu Taishan WS-13, đã diễn ra liên tiếp trong nhiều năm nhưng còn rất xa đích.

Tại thời điểm này, có lẽ Trung Quốc cũng không có các cấu phần quan trọng khác dành cho chiến đấu cơ thế hệ thứ năm, đặc biệt là trạm vô tuyến định vị hiện đại với radar quét mảng pha chủ động.

Vì vậy, J-31 cũng như J-20 cất cánh trước đó một năm rưỡi nhiều phần là những sản phẩm biểu thị mẫu hình thử nghiệm, còn chờ đợi khá lâu sự trang bị những động cơ và hệ thống cần thiết.

Hơn nữa, nếu J-20 nói chung là một thiết kế gốc thì J-31 lại là bản sao hình khối, các thông số cơ bản và có khả năng cả loạt giải pháp thiết kế của nguyên mẫu nước ngoài.

Thiếu vắng sự sáng tạo của nhà phát triển, J-31 sẽ trở thành biểu tượng dễ thấy nhất của thời đại gián điệp máy tính, - chuyên gia Vasily Kashin nói. Có vẻ như là một thành công.

Nhưng theo nhà nghiên cứu, việc sao chép các giải pháp kĩ thuật nước ngoài không hẳn không có hại đối với Trung Quốc.

Khó thể coi sự phát triển dựa trên công nghệ vay mượn (được mua lại hoặc đánh cắp) là một chiến lược dài hạn và thành công.

Thói quen vay mượn cản trở tư duy sáng tạo, làm chậm lại tốc độ tích lũy kinh nghiệm tự lực trong thực hiện các dự án độc lập.

Theo VTC/Tiếng nói nước Nga




Bình luận

  • TTCN (1)
Đặng Nhật Minh  35

Ghê lắm

tụi tào khựa ác có tiếng rồi mà! ghê quá^^