Khi mà chiếc smartphone HTC G1 chạy Android đầu tiên được ra mắt vào cuối năm 2008, đã có nhiều nhận định và suy đoán rằng Android khó có thể chạy được trên bất kì thứ gì ngoài một chiếc điện thoại.
Kể từ đó trở đi, Android đã nhanh chóng thống trị thị trường smartphone và bắt đầu nhen nhóm dự định sẽ xuất hiện trên các thiết bị khác. Để đạt tới ngưỡng bão hòa với Android sẽ còn là một chặng đường khá dài và cũng đã đến lúc chính Android phải suy nghĩ đến việc có thể xuất hiện trên các thị trường khác nhau hay không?
Trận chiến ở không gian phòng khách
Được nêu lên như là một thiết bị có giao diện và hiệu ứng thông minh, SmartTV đang dần trở thành mối quan tâm của nhiều hãng công nghệ, nhưng thực sự chưa có ai có thể phát triển một hệ thống giúp thiết bị này "bay cao". Thực tế, các công ty khác nhau cũng đã thử nghiệm với các dongle Android (là một phần cứng kết nối với máy tính qua USB) cho TV và đó là một bước đi đúng hướng. Nhưng vấn đề là các thiết bị này chỉ dành cho các thị trường thích hợp và có những người thực sự muốn tìm kiếm chúng.
Các nhóm người duy nhất có mối quan tâm đến chúng dường như là những nhà sản xuất sáng tạo các phần mềm quản lí media như XMBC hay Plex hoặc cũng có thể là các nhà phát triển tính năng điều khiển từ xa cho các ứng dụng trên MTB hay điện thoại. Theo phân tích của họ cho thấy, thói quen sử dụng và mang điện thoại theo đang dần trở nên phổ biến đã tạo điều kiện cho những ý tưởng về việc có thể biến chúng thành các bộ điều khiển từ xa trở thành hiện thực, bởi lẽ hầu hết điện thoại ngày nay đều có một giao diện tùy chỉnh, không hạn chế phím vật lí, kết nối giữa hai thiết bị có thể sẽ thông qua Wi-Fi.
Tạm thời đặt vấn đề bộ điều khiển sang một bên, chúng ta nói đến HĐH Android bởi đây là nền tảng cơ bản cho một hệ thống SmartTV do tính mở của nó đáp ứng được nhu cầu thưởng thức các kênh truyền hình trên các thương hiệu TV khác nhau đi kèm sự khác biệt trong thiết kế giao diện menu của người dùng.
Tất nhiên là với việc sử dụng Android sẽ tạo một lợi thế trong việc chuẩn hóa thiết bị đến một mức độ nhất định để người dùng vẫn có thể thoải mái dùng kho ứng dụng Google Play. Thêm nữa, nó còn đem đến khả năng chạy tốt các ứng dụng dù đó là các game 3D hoặc các ứng dụng cung cấp nội dung như BBC iPlayer, NetFlix...
Nhưng cũng từ ý nghĩa nền tảng mở như vậy lại đặt ra cho các nhà phát triển vấn đề "môi trường đa người dùng". Với các dịch vụ đến từ bên thứ 3, nhiệm vụ của người dùng phải tạo lập và xác thực các tài khoản gia đình. Tuy nhiên, Google cũng có thể sẽ tạo ra một cấu trúc "nhóm tài khoản" giúp cho các nội dung số như âm nhạc hay phim ảnh mua trên Play Store do một thành viên trong gia đình mua nhưng chúng cũng có thể dùng được cho các thành viên khác.
SmartTV sẽ cung cấp cho người dùng khả năng chơi game tương thích như với máy chơi chạy HĐH Android. Điều đó chứng tỏ các máy game hiện nay ra đời như một sự kết hợp hoàn hảo với tính năng trên SmartTV để tạo ra trung tâm giải trí truyền thông tại gia đích thực. Đồng thời chủ đề giảm thiểu thiểu số lượng các hộp bên dưới ti vi cũng được nhiều người quan tâm, liệu SmartTV nên là một thiết bị riêng biệt, tách rời có thể kết nối với các bộ phận của ti vi hay một chiếc ti vi đã được tích hợp tất cả bên trong. Nhà sản xuất có thể sẽ thích ý tưởng thứ hai bởi nó chắc chắn sẽ tăng tốc độ của chu kì nâng cấp ti vi. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng giá của một chiếc ti vi màn hình phẳng không hề rẻ và như vậy việc đưa Android vào một cái hộp riêng biệt có thể sẽ là giải pháp thực tế tốt nhất.
Cú đánh mạnh vào Microsoft
Có nhiều câu hỏi đã đặt ra rằng, liệu Android có thể thay thế được Windows? Thực tế cho thấy không thể nào có khả năng đó bởi cơ sở người dùng và khả năng tiếp nhận của ngành công nghiệp điện tử. Nhưng về lâu về dài Android có thể thay thế được cỗ máy Windows bởi lẽ người dùng hiện nay đang quan tâm đến các trình duyệt hơn là về mặt kĩ thuật, do đó, họ sẽ không quan tâm đến việc thiết bị đó chạy HĐH nào mà chỉ biết nó có thể khởi động trình duyệt.
Hơn nữa, môi trường ứng dụng của Android cũng được kiểm soát tốt hơn trên máy tính Windows. Về điểm này, chúng ta bắt gặp rõ ràng chúng trên Windows 8 và RT trừ việc chúng không có cùng bề rộng ứng dụng như trên Android. Với sự hỗ trợ của nhiều người sử dụng như hiện nay trên smartphone hay MTB thì ý tưởng về một chiếc desktop Android hay máy tính gia đình rõ ràng trở nên khả thi hơn bao giờ hết.
Không chỉ có thế, "cha đẻ" của Android là Google cũng đang tham vọng phát triển một HĐH riêng mang tên Chrome với những tính năng hoàn toàn riêng biệt so với các HĐH hiện nay. Do vậy, vấn đề đặt ra ở chỗ Chrome OS và Android là hai hệ sinh thái hoàn toàn khác nhau và thực tế việc cả hai cùng chạy nhân Linux là không thích hợp. Nhưng liệu Google có cần thiết phải tập trung nguồn lực cho cả 2 HĐH không?
Đặc biệt, các tranh luận về việc Android hoàn toàn có thể chạy trên một chiếc desktop dường như còn hấp dẫn hơn việc Google cho ra mắt nền tảng Chrome. Điều này cho thấy, có vẻ như "gã khổng lồ" đang học hỏi từ mô hình iOS và OS X của Apple tuy nhiên đối thủ thách đấu chính được Google xác định không phải Apple mà lại chính là Microsoft, một gã khổng lồ khác đang chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị trường HĐH thế giới. Nếu như đặt nỗ lực hiện nay của cả hai hãng lên bàn cân, có thể thấy sự cân bằng khá rõ bởi lẽ Google đang nỗ lực san sẻ cho cả hai HĐH và Microsoft cũng đang cố gắng thống nhất các nền tảng của mình.
Microsoft có thể là người thành công nhất khi đưa vào trong các smartphone, MTB hay PC cùng một nhân và phân chia được nhiều các API (giao diện lập trình ứng dụng). Nhiều dự đoán trong tương lai WP sẽ sử dụng được chung một App Store với Windows 8 và RT. Tuy nhiên với một Android đang lớn mạnh từng ngày cùng nền tảng Chrome mới phát triển có khả năng đồng bộ tốt hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều sự thay đổi lớn trong nhận thức về việc một nền tảng HĐH có thể hoạt động tốt trên nhiều thiết bị không chỉ riêng trên các thiết bị di động hiện nay.
Theo Androidauthority
Bình luận