Tiến sĩ Phạm Ngọc Lãng (áo trắng ở giữa), Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu máy bay không người lái giới thiệu các mẫu máy bay.

2 mẫu máy bay không người lái do những người Việt Nam chế tạo đã được thử thành công tại bãi thử nghiệm của Viện Công nghệ không gian tại Hòa Lạc vào lúc 10h30 phút sáng nay 3/5/2013.

Sáng nay 3/5/2013, nhóm nghiên cứu chế tạo tổ hợp máy bay không người lái phục vụ nghiên cứu khoa học đã chính thức bay thử nghiệm 5 mẫu máy bay không người lái tại bãi thử nghiện Viện Công nghệ trước sự chứng kiến của các nhà khoa học, lãnh đạo Bộ Công An, Bộ quốc phòng.

Sự kiện bay thử nghiệm 2 mẫu máy bay không người lái trong số 5 mẫu máy bay chuyên dụng khác đã hoàn thiện tại Viện Công nghệ Không gian, khẳng định các nhà khoa học, các kĩ sư thuộc Viện Công nghệ không gian – HTI thuộc Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam lần đầu tiên, là nhóm đầu tiên nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công máy bay không người lái mang thương hiệu Việt Nam, hoàn toàn bằng sự sáng tạo của người Việt Nam. Ngay sau khi chương trình bay thử nghiệm, Viện Công nghệ không gian sẽ hoàn thiện kĩ thuật và đưa vào sản xuất hàng loạt phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học và đáp ứng nhu cầu chuyên dụng trong nước.

Chủ nhiệm đề tài, TS. Phạm Ngọc Lãng đã khẳng định kết quả bay thử nghiệm và kết quả đo kiểm tra kĩ thuật diễn ra từ ngày 27/4/2013 theo giấy phép do Bộ quốc phòng cấp, đến nay, các tính năng thiết kế đều đạt. Trong đó, cả 5 loại máy bay trên đều được thiết kế chế độ điều khiển máy bay tự động theo chương trình lập sẵn trên nền bản đồ số. Máy bay được trang bị camera máy ảnh tác nghiệp trong cả ban ngày và ban đêm cùng các trang bị nghiên cứu khoa học chuyên dụng khác. Đối với loại AV.UAV.S3; AV.UAV.S4 có thể mở rộng tầm bay xa hơn khi sử dụng liên lạc vệ tinh dẫn đường hoặc các trạm chuyển tiếp mặt đất.

Trong thời gian tới, nhóm đề tài tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các loại máy bay mới có trần bay cao hơn, tốc độ bay lớn hơn và mở rộng tầm bay trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Sự kiện bay thử nghiệm thành công 2 mẫu máy bay hôm nay, nhóm đề tài đã chính thức ghi danh mình là những người Việt Nam đầu tiên tự nghiên cứu chế tạo thành công máy bay không người lái mang thương hiệu Việt Nam.

Ông Phạm Ngọc Lãng cho biết, các loại máy bay có trang bị camera chuyên dụng để chụp ảnh, quay video. Các loại máy máy này có thể dùng vào nhiều mục đích khác nhau như dùng làm máy bay trinh sát chiến lược tầm xa, phát triển kĩ thuật phân tích và xử lí không ảnh phục vụ tinh sát mục tiêu, vẽ bản đồ chi tiết cho ảnh vệ tinh, thiết kế mang vũ khí khi tấn công, quan sát rừng, cháy rừng, quan sát đập thuỷ điện, đường dây 500 KV...

Ông Đỗ Trung Tá, Chủ tịch Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ cho rằng đây là sự kiện rất quan trọng, đánh dấu sự phát triển của khoa học kĩ thuật Việt Nam chỉ trong thời gian ngắn, với kinh phí hạn chế nhưng đã chế tạo thành công máy bay không người lái. Ông Đỗ Trung Tá cho rằng, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, Việt Nam có thể tận dụng lợi thế là người đi sau để đi thẳng vào công nghệ hiện đại nhất. Đặc biệt người Việt Nam cần phải loại bỏ tư tưởng "Tự ty" sang "Tự tin" để phát triển lĩnh vực khoa học công nghệ mà sự kiện Việt Nam có thể sản xuất thành công máy bay không người lái đã chứng minh điều đó.

Tính năng của 5 loại máy bay do Viện công nghệ không gian chế tạo

AV.UAV.MS1: Chiều dài 1,0 m; sải cánh 1,2 m; khối lượng tối đa 4 kg; tải có ích 1 kg, bán kính hoạt động 2 km, trần bay 200 m; tốc độ lớn nhất 70 km/h; thời gian hoạt động trên không 1,0h; được trang bị camera chuyên dụng, cự li truyền 2 km.

AV.UAV.S1: Chiều dài 1,80 m; sải cánh 2,70; khối lượng tối đa 12,0 kg; khối lượng tải có ích 1,5 kg; bán kính hoạt động 15 km, trần bay 3000 m; động cơ 45 cm3; tốc độ lớn nhất 120 km/h; thời gian hoạt động trên không 2h; đường cất hạ cánh 50m; có thể cất cánh bằng bệ phóng, hạ cánh bằng dù; truyền ảnh online từ camera khoảng cách 15km.

AV.UAV.S2: Chiều dài 2,60 m; sải cánh 3,20 m; khối lượng tối đa 45 kg; tải có ích 15 kg, động cơ 80m3; tốc độ lớn nhất 150km/h; trần bay 3000m; đường cất, hạ cánh 200m; có thể cất cánh bằng bệ phóng, hạ cánh bằng dù; thời gian hoạt động trên không 3h.

AV.UAV.S3: Chiều dài 3 m; sải cánh 3,4 m; khối lượng tối đa 115 kg; khối lượng tải có ích 35 kg; bán kính hoạt động 70 km; trần bay 3000 m; động cơ 350 cm3; tốc độ lớn nhất 180 km/h; thời gian hoạt động trên không tối đa 5h.

AV.UAV.S4: Chiều dài 4,20 m; sải cánh 5,0 m; khối lượng tối đa 170 kg; khối lượng tải có ích 50 kg; bán kính hoạt động 100 km; trần bay 3000 m; động cơ 400 cm3; tốc độ lớn nhất 180 km/h; thời gian hoạt động trên không 6h; bay cả ban ngày và ban đêm.

Ảnh
Các mẫu máy bay không người lái được nghiên cứu tại khu vực thí nghiệm
Ảnh
Máy bay không người lái được điều khiển bằng thiết bị vô tuyến như thế này.
Ảnh
Những chiếc máy bay không người lái có thể được phóng ngày trên nóc ô tô.
Ảnh
Chuẩn bị cho máy bay cất cánh.
Ảnh
Khởi động cho máy bay.
Ảnh
'
Ảnh
Tất cả các máy bay đều được lắp camera.

Theo ICTNews



Bình luận

  • TTCN (4)
ANHTUAN  84

Quá lạc hậu so với thế giới. Nhưng cũng vui vì chí ít cũng có thành quả.

Chu Hoành  31

Thấy chả khác gì mấy so với máy bay mô hình

dragonlance  291

Khác ở chỗ máy bay mô hình không tự lái được Smile

Kim Nguyen  2

Suy đoán

Theo suy đoán của tôi thì máy bay này sử dụng bộ vi xử lý "Haswell" của Intel