Theo Kaspersky Lab, tỉ lệ thư rác trong lưu lượng truy cập email của tháng 6 đã tăng 1,4%, đạt trung bình 71,1%. 1,8% trên tổng số email được gửi đi có chứa file đính kèm độc hại, giảm 1% so với tháng trước.

Những kẻ phát tán thư rác đã tích cực lợi dụng tên tuổi của Steve Jobs - người sáng lập Apple để chiêu dụ người nhận.

Tiêu đề các email lợi dụng tên tuổi của Steve Jobs thường là mời mọc người nhận tìm hiểu bí quyết thành công của vị doanh nhân nổi tiếng, nhưng nội dung lại chứa quảng cáo cho các khóa đào tạo miễn phí với lời hứa chỉ cần 1,5 giờ để dạy cho tất cả mọi người cách biến điểm mạnh và sở thích của họ thành một công việc kinh doanh sinh lời. Steve Jobs đã được sử dụng để thu hút sự chú ý đến khóa đào tạo này.

Ngoài ra, các chuyên gia Kaspersky Lab thường bắt gặp nhiều thư rác đưa ra những khoản giảm giá lớn cho các thiết bị của Apple.

Trong tháng Sáu, hơn một nửa số thư rác trên thế giới có nguồn gốc từ Trung Quốc (24%) và Mỹ (17%). Hàn Quốc đứng thứ 3 với 14% trên tổng số thư rác được phát tán. Hàn Quốc vẫn là nguồn thư rác hàng đầu gửi đến người dùng châu Âu (53,3%): tăng 9,6 điểm phần trăm. Mỹ (4,6%) và Việt Nam (3,7%) tuột xuống vị trí thứ 4 và thứ 5, nhường bước cho Ý (6,7%) và Đài Loan (5%) ở hai vị trí tương ứng là thứ 2 và thứ 3. Con số của Ý đã tăng 3,9 điểm phần trăm so với tháng Năm - thời điểm đất nước này chỉ đứng thứ 7 trong bảng đánh giá.

Theo Kaspersky



Bình luận

  • TTCN (8)
Tro Choi Vui  373

Việt Nam lúc nào cũng nằm trong top hết

dragonlance  291

Cách hiệu quả nhất để ngăn chặn thư rác là mọi người cứ phớt lờ nó. Bọn spammer spam miết hoài mà thấy không được cái lợi gì hết thì sẽ từ từng dừng hết thôi.

Hải Nam  30903

Spammer nó tự động mà bạn! Spam 10 người hay 10.000 người cũng vậy thôi. Cách tốt nhất để hạn chế spam là tính tiền mỗi email gửi đi.

dragonlance  291

Nhưng ai làm cho nó tự động, có phải do chính con người bỏ thời gian ra để viết mã và cung cấp tài nguyên máy, điện để cho nó có thể chạy tự động mà phải không? Nếu tính tiền email chắc là phải xài thẻ credit hay debit, mà ở nhiều nước các thẻ này còn kém phổ biến lắm.

Hải Nam  30903

Mã thì chỉ viết 1 lần thôi, mà cũng chỉ 1 người viết, dùng cho hàng nghìn khách hàng, lâu lâu cải tiến chút. Sau đó khách hàng cứ chạy, tự lọc địa chỉ email và spam. Tiền điện, tiền Internet không đáng kể gì cả, mỗi giây bạn có thể gửi hàng trăm email.

Ngày xưa (độ chục năm trước), nạn spam còn ít, người dùng Gmail cũng ít, mình có vài lần làm 1 phát 10.000 cái mail để quảng cáo cho website, thì không dưới 1000 người (10%) ghé thăm. Nhưng giờ spam dữ quá, nếu vẫn làm kiểu đó, 10.000 mail đi thì 9900 cái bị Gmail chặn, còn 100 cái đến tay người dùng và chắc 1 - 2 người click Laughing

Còn việc thu tiền, cứ tính xem có nên hay không đã, chuyện thu ra sao thì tính sau. Mình nói vậy bởi chúng ta không nên đặt nặng tính khả thi lên đầu (tính khả thi của việc thu tiền, của việc chặn email không đươc đóng tiền).

dragonlance  291

Chính vì vậy mình mới nghĩ rằng cách tốt nhất là MỌI người đều phớt lờ, spam dù chi phí có tốn ít đến mấy thì cũng là có tốn, và 1 hoạt động 0% lợi nhuận (<0% đúng hơn) thì cứ kéo dài mấy đi nữa thì cũng sẽ có lúc dừng, và nếu không dừng thì càng tốt, bọn nó spam chả được gì cả, và mình cũng chả bị sao cả. Thư rác chứ không phải là thuốc gây nghiện, không khó để tập bỏ qua đâu.
PS: lol bác thú tội trước bình minh là đã từng spam đấy à Laughing

Hải Nam  30903

Phớt lờ cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Thử tưởng tượng bạn dùng Gmail, 1 ngày nhận 1000 cái spam, cái server nó chặn 900 cái (nó trả lại cho máy chủ gửi), còn lại 100 cái thì 90 cái vào thùng spam, 10 cái bạn phải đọc (ít nhất là đọc tiêu đề), tức là bạn mất một ít thời gian. Ngoài ra thỉnh thoảng bạn còn phải lục thùng spam vì nhiều khi Gmail lọc sai (mình bị thường xuyên).

Kế tiếp, nhân con số này nhân 10 lần, vậy mỗi ngày bạn phải đọc ít nhất 100 cái tiêu đề email spam (xen kẽ với các email khác), rồi lướt qua 900 cái tiêu đề trong kho spam. Lúc đó không hẳn là "mình cũng chả bị sao cả".

Rồi sau này khi gửi SMS không mất phí, hoặc mất không đáng kể (như gửi email hiện nay), tưởng tượng 1 ngày nhận 100 cái SMS không mời mà đến thì xoá cũng mỏi tay.

dragonlance  291

Uh... nhưng thế thì sao? Biện pháp mình nói là phải 1 thời gian dài sau đó mới thấy hiệu quả, chứ không phải là "tạm thời", thấy ngay được hiệu quả. Bạn spam 1 năm, 2 năm, 10 năm,...thấy chả được gì vẫn tiếp tục à? Và nếu có tiếp tục thì tự hỏi mình để làm gì vậy? Hi vọng trong tương lai sẽ có người nào đó đọc spam, click quảng cáo trở lại à?