Eral Tal, phụ trách nhóm thiết kế phần cứng, đến Facebook ba năm trước và xây dựng đội ngũ từ vài người lên thành 25 người hiện nay.

Để đáp ứng cho mọi người chia sẻ 4,75 tỉ nội dung mỗi ngày, Facebook tự xây dựng hệ thống phần cứng của riêng mình.

Hàng ngày, Facebook ghi nhận 4,5 tỉ lượt Like cho status, ảnh, video, bình luận... và hơn 10 tỉ tin nhắn được truyền đi. Điều này đòi hỏi Facebook phải có một cơ sở hạ tầng kĩ thuật mạnh với hàng trăm nghìn máy chủ, ổ cứng... để có thể xử lí nguồn dữ liệu khổng lồ.

Vài năm nay, họ đã bắt đầu tự xây dựng hạ tầng phần cứng riêng để giảm chi phí, tiết kiệm điện năng cũng như đảm bảo chúng hoạt động hiệu quả hơn là mua sản phẩm của IBM, HP, Dell, Cisco... Đây là điều mà Google và Amazon cũng đang triển khai, nhưng hai hãng này khá kín tiếng về các sáng tạo của họ.

Trong khi đó, Facebook không chỉ thoải mái khi nói về phần cứng, mà còn "cho không" các thiết kế để hình thành nên "phần cứng mở". Có nghĩa, Facebook muốn mọi người sử dụng thiết kế của mình và đóng góp các ý tưởng mới.

Trang Business Insider đã ghé thăm trung tâm phần cứng của Facebook:

Ảnh
Đây là ba thứ mà Facebook tự phát triển: Máy chủ Winterfell dành cho các trang web, Knox chứa các ổ cứng để lưu trữ ảnh, và mộ phiên bản cũ của Winterfell.
Ảnh
Facebook loại bỏ các ốc vít khi tạo Winterfell mà thay bằng các đòn bẩy. Khi máy chủ trục trặc, kĩ sư chỉ cần nâng các đòn bẩy để kéo các bộ phận ra trong giây lát. Nhờ đó, mỗi kĩ sư Facebook có thể quản lí 25.000 máy chủ.
Ảnh
Máy chủ Winterfell và ổ cứng Knox có thể được xếp vào các giá (rack).
Ảnh
Ổ cứng dễ dàng được tháo ra bằng tay mà không cần tháo các ốc vít như thông thường.
Ảnh
Các thành phần khác, như nguồn điện, cũng dễ dàng được rút ra trong vài giây.
Ảnh
Do là một dự án mở và các thiết kế được công khai, bất cứ ai bên ngoài Facebook cũng có thể đóng góp ý kiến để tìm ra cách đưa nhiều ổ cứng hơn vào trong một rack. Hệ thống trong ảnh được nhân đôi số ổ cứng mà không làm tăng mức tiêu thụ điện.
Ảnh
Giống như laptop, các phần cứng doanh nghiệp cũng luôn nóng và cần được làm mát. Đây là nơi Facebook thử nghiệm các cách làm mát thân thiện với môi trường.
Ảnh
Đây là máy chủ làm mát bằng nước mà Facebook chưa bao giờ công bố trước đây. Dùng nước trong các thiết bị điện tử không phải là ý tưởng hay, nhưng máy chủ này lại hoạt động ổn và chưa ai bị điện giật cả.
Ảnh
Phòng thí nghiệm này là niềm mơ ước của các kĩ sư, nơi họ tạo nên đủ thứ họ nghĩ ra từ gỗ, nhựa, kim loại...
Ảnh
Trong phòng thí nghiệm còn có một máy in 3D.
Ảnh
Bảng mạch được in từ máy in 3D.
Ảnh
Trung tâm phần cứng cũng được trang trí trẻ trung đúng với phong cách của Facebook.

Theo Số Hóa




Bình luận

  • TTCN (0)