"Bản quyền", câu chuyện đã lân la sang cả những phần mềm độc hại!
Ngay cả đến bọn tội phạm công nghệ cao, các tin tặc cũng muốn bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình, và mới đây, chúng đã tính đến chuyện "bản quyền" đối với các phần mềm hiểm độc bằng một cách thức gần giống với việc bảo vệ tác quyền của các phần mềm thương mại khác.

Các tác giả chuyên viết ra những con virus chuyên nghiệp đang bán sản phầm của mình với một bản đính kèm bất thường: bản thoả thuận bản quyền cụ thể mà theo đó, khách hàng sẽ bị phạt khi phân phối lại các mã độc khi chưa được phép.

"Tôi chỉ biết cười thầm-đó đúng là một chuyện hài hước." Zulfikar Ramzan, giám đốc cấp cao nhóm nghiên cứu an ninh mạng của Symantec Corp bày tỏ cảm xúc về chuyện này.

Các nhà nghiên cứu của Symantec cho biết, các mẫu đầu tiên của phương thức này bằng tiếng Nga đã tràn ngập mạng Internet đồng thời cũng được quảng bá trên blog chính thức của công ty bán phần mềm hiểm độc tuần vừa rồi. Họ nói, đây chỉ là ví dụ duy nhất từng thấy.

Phần mềm này được sử dụng để phá hoại máy tính nhằm đoạt quyền kiểm soát từ xa. Các máy được gọi là "zombie" có thể được dùng để bơm thư rác, càn quét để đánh cắp thông tin cá nhân cá nhân từ máy của người bị thâm nhập.

Dựa vào hệ thống của các máy zombie còn biết đến với cái tên "bot net" bọn tội phạm công nghệ cao có thể kiếm được khoản lợi nhuận khổng lồ, có khi là hàng triệu dollars cho các tác giả viết ra cũng như cho những người phân phối chúng. Các nhà nghiên cứu của Symantec chỉ ra, để kiếm được số tiền sinh lợi nhiều nhất, các phần mềm hiểm độc, một khi được bán ra thường bao gồm những điều quy định sau:

-Khách hàng không thể bán lại sản phầm này, thử nghiệm trái phép các mã của nó, sử dụng nó để kiểm soát các mạng bot khác hoặc đề xuất tới các công ty an ninh mạng và đồng ý trả thêm phí để nâng cấp.

-Cảnh báo: Nếu khách hàng mua các sản phẩm độc hại phá huỷ điều luật thì bọn tội phạm sẽ báo cáo tới các công ty an ninh mạng bằng cách cung cấp thông tin và cách thức làm thế nào để phá huỷ hệ thống bot của người sử dụng hoặc ngăn chặn để chúng khỏi "phình ra".

Trong khi chưa có một sự trói buộc nào hợp pháp, các điều khoản này ra đời như một cách thức mới để bảo vệ lợi nhuận bất chính của bọn tội phạm. Ngoài ra, mục đích của hành động này chính là nâng cao sự cảnh báo tới các khách hàng sử dụng và nhất là cố lách khỏi những án ngại không tránh khỏi từ các phần mềm an ninh mạng một khi có người thông tin.

"Chúng tôi biết trên thực tế, bọn chúng không thể bắp ép người dùng được, và hẳn sẽ không cố thêm làm gì. Thật hài hước khi những điều kiện chúng đặt ra với người sử dụng thường nhiều hơn so với các công ty phần mềm truyền thống vẫn làm."

Rõ ràng, hiểm hoạ là khôn lường khi đây không chỉ là lời tuyên bố sáo rỗng của bọn tội phạm mà chúng còn bị cộng đồng phớt lờ. Hãng Symantec cho biết, chương trình nào khua chiêng gõ trống bởi những điều lệ mới trước khi phát hành sẽ nay mai được mua bán tự do trực tuyến, và từ đó đến nay, các tác giả của chúng không kêu gọi Symantec kiểm duyệt những hiểm hoạ tiềm ẩn từ chúng.

Văn Vượng (theo AP)



Bình luận

  • TTCN (0)