Công nghệ màn hình OLED mới đến từ trường Đại học Bonn (Đức) có thể làm thay đổi nhược điểm quan trọng là năng lượng sử dụng và giá thành so với công nghệ OLED hiện tại.

Hiện nay, các công ty như Samsung và LG ngày càng sử dụng công nghệ màn hình OLED cho điện thoại thông minh, máy ảnh kĩ thuật số và thậm chí cả TV. Những màn hình này có khả năng hiển thị hình ảnh rất thực và kích thước siêu mỏng, nhưng thời lượng dùng pin của công nghệ OLED không bao giờ được giải quyết triệt để. Cùng với đó là chi phí cao của các panel OLED khiến nhiều công ty vẫn sử dụng công nghệ LCD cũ trên các thiết bị di động.

Ảnh

Cụ thể, chỉ khoảng 1/4 năng lượng điện cung cấp cho một điểm ảnh OLED tiêu chuẩn thực sự phát ra ánh sáng. Không giống như màn hình LCD, các điểm ảnh trong panel OLED phát ra tất cả các điểm ánh sáng mà chúng ta nhìn thấy. Hiệu quả năng lượng nhờ vậy có thể được cải thiện đến mức chấp nhận được bằng cách thêm các vật liệu như bạch kim và iridium vào các ma trận, nhưng điều này yêu cầu chi phí bổ sung đáng kể.

Những điều chỉnh được thực hiện cho công nghệ OLED trong phòng thí nghiệm tại Đại học Bonn đang được kiểm tra khá cẩn thận về các nguyên tắc cơ học lượng tử để hình thành lên cơ sở công nghệ màn hình mới.

Không chỉ có vậy, OLED có nhiều điện tích đóng vai trò khá quan trọng trong việc cung cấp ánh sáng. Hầu hết công nghệ sản xuất hiện tại chưa giải quyết được lượng năng lượng bị mất bởi sinh nhiệt thay vì sinh ánh sáng. Đó là lí do tại sao 1/4 lượng điện năng cung cấp cho màn hình OLED chỉ để tạo ra ánh sáng. Trong nghiên cứu mới này, các nhà nghiên cứu đã phát triển ra một lớp hữu cơ làm tăng hiệu quả của OLED bằng cách để các điện tử phát ra ánh sáng.

Ảnh
Các phân tử hữu cơ mới được sử dụng trong nghiên cứu của Đại học Bonn. Ảnh: AlphaGalileo.org.

Điều này được lấy ra từ nguyên lí cung cấp các lớp bạch kim trong OLED hiện tại. Các phân tử hữu cơ truyền thống không thể lưu trữ năng lượng điện đủ lâu để cho các điện tích quay vòng một cách tự nhiên. Các phân tử hữu cơ mới được sử dụng trong nghiên cứu của Đại học Bonn chỉ đơn giản là giữ lại điện tích trong một thời gian dài, cho phép nó có thể khai thác sự thay đổi tự nhiên trong các vòng quay để tạo ra ánh sáng từ nhiều nguồn cung cấp đến màn hình hiển thị.

Việc loại bỏ các thành phần platinum và iridium của OLED có thể làm cho panel rẻ hơn đáng kể và dễ dàng hơn để sản xuất. Điều đó có thể tạo ra một sự khác biệt lớn cho người tiêu dùng, đó là màn hình trên điện thoại thông minh thường chi phí nhiều như phần còn lại của các thành phần kết hợp.

Theo NLĐ/Extremetech




Bình luận

  • TTCN (0)