Tháng tới đây sẽ là thời điểm vô cùng quan trọng cho lĩnh vực sản xuất card đồ họa của AMD khi họ phát hành dòng 4800 với các mẫu 4850, 4870 và 4870 X2. Việc ra mắt sản phẩm lần này rất có ý nghĩa không chỉ bởi ở khía cạnh giới thiệu dòng chip mới mà còn đánh dấu sự quay trở lại chu kỳ cập nhật thiết bị mới mỗi 6 tháng của AMD/ATI.

Chúng ta hãy cùng điểm qua các chi tiết kỹ thuật chung của dòng 4800 - dựa trên chip xử lý đồ họa RV770. GPU mới có tới 480 xử lý dòng (stream processors), 32 đơn vị kết cấu (Texture units), 16 ROP, quản lý bộ nhớ 256 bit và hỗ trợ GDDR3/4/5. Số lượng bóng bán dẫn (transitor) đếm được tăng từ 666 triệu lên trên 800 triệu trong RV770.

Vi xử lý RV770 của ATI có tốc độ phủ texture đạt 20,8 - 27,2 GTexel/s (ngoại trừ phiên bản X2) chỉ ngang bằng với dòng cấp thấp của dòng GeForce 9 (9600 GT: 20,8; 9800 GTX: 43,2; 9800 GX2: 76,8). Một trong những điểm mới của dòng 4800 chính là quyết định tách riêng xung nhịp của GPU và shader tương tự như động thái mà NVIDIA đã thực hiện với GeForce 8800.

Radeon 4850 sẽ trình làng với tốc độ GPU ở mức 650 MHz trong khi shader sẽ là 850 MHz. Radeon 4870 sẽ có các thông số lần lượt là 850 MHz và 1050 MHz. Từ thông số xung nhịp của GPU ta có thể suy ra tốc độ phủ của 4850 sẽ là 20,8 GTexel/s (32 TMU x 0,65 GHz), trong khi 4870 đạt 27,2 GTexel/s (32 TMU x 0,85 GHz).

Phiên bản 4850 với bộ nhớ GDDR3 sẽ có hai dung lượng 256 MB hoặc 512 MB, tốc độ 1,14 GHz kết quả là sẽ băng thông 73,2 GB/s. Bên cạnh đó, phiên bản 4850 GDDR5 sẽ tích hợp 512 MB bộ nhớ ở tốc độ 1,73 GHz, hỗ trợ băng thồng truyền tải 110,5 GB/s. Mẫu 4870 GDDR5 sẽ sở hữu 1 GB bộ nhớ, tốc độ 1,94 GHz đạt băng thông cực đại 123,8 GB/s. Trong khi đó, card đồ họa với vi xử lý kép 4870 X2 sẽ bao gồm 2 GB bộ nhớ GDDR5, tốc độ 1,73 GHz.

Lượng điện năng tiêu thụ của 4850 trên thực tế là 110 watt so với thông số ghi trên nhãn của 4850 256 MB GDDR3 là dưới 100 watt. Về lý thuyết, có sự khác biệt lớn về lượng điện tiêu thụ giữa phiên bản GDDR3 và GDDR5 chẳng hạn như GDDR5 512 MB sẽ tiêu tốn ít hơn 34,5% so với GDDR3 512 MB. Đối với card 4870 thì điện năng cần thiết để duy trì hoạt động là 150 watt.

Phiên bản 4850 GDDR3 256 MB thừa hưởng sự thành công của người tiền nhiệm 3850 256 MB với giá dưới 200 USD. Radeon 4850 GDDR3 512 MB sẽ có giá bán lẻ là 229 USD trong khi với bộ nhớ GDDR5 giá dao động từ 249 - 269 USD. Người khổng lồ 4870 GDDR5 1 GB sẽ chạy từ 329 - 349 USD, trong khi 4870 X2 lúc có mặt trên thị trường sẽ xấp xỉ 499 USD.

Vĩnh Duy (Theo TGDaily)



Bình luận

  • TTCN (6)
Minh Linh

Nên dịch là

Tôi thấy việc dịch là "cạc đồ hoạ" nghe nửa tây-nửa ta, cách dịch này xuất phát từ âm là chính, bởi "cạc" là phát âm của "card". Một số nơi dùng "card đồ hoạ" cũng không hợp lắm. Nên chăng dùng "bo mạch đồ hoạ"?

Hải Nam  30903

Chữ "cạc" ít người dùng, nhưng cũng không sai, thậm chí nếu suy luận ra có thể đó là cách viết đúng nhất. Cũng như "bo mạch" từ board, "sạc (pin)" từ charge... Có dạo báo PCW VN dùng từ "vỉ mạch" thì phải, sau đó thôi.

Minh Linh

Đúng là bo = board, nhưng có vẻ hợp lý hơn một chút là vì liên tưởng ngay đến bản mạch. Cách này vì hồi trước tôi chuyên đọc sách điện tử ở Miền Nam, nên thành quen. Hồi trước tôi khởi tạo viết loạt bài về phần cứng máy tính ở vi.wiki, tôi toàn dùng "bo mạch" hết: bo mạch đồ hoạ, bo mạch âm thanh, bo mạch mạng...nghe lúc đầu cũng chôi chối, nhưng sau quen dần. Nên định hướng cách sử dụng hơn là mỗi nơi một cách.

Hải Nam  30903

Dùng "cạc" thay cho "card" thì cũng có, như là "cạc vi-dít". Tất nhiên giờ thì tốt nhất để nguyên "card" khi chưa dịch được.

Chúng ta có thể đi tìm cách dịch khác, không phải là vì "nghe không quen tai", mà vấn đề là phải chính xác. Bởi vì network card, graphics card không phải chỉ có mỗi mình cái "bo mạch" không thôi như là motherboard. Khi nói đến motherboard thì trên đó không có CPU, RAM... nhưng một graphics card thì bao gồm cả GPU, Video RAM...

Nếu chúng ta không tìm được từ "đắt" thì tiếng Việt sẽ dần dần bị thoái hóa đi Sad

Minh Linh

Tôi cũng ngẫm nghĩ về cái điều "bo mạch" thì bất hợp lý ở điểm không nói nó tích hợp trên bo mạch chủ. Sau đó lại phải phân biệt kiểu như "bo mạch đồ hoạ liền" và bo mạch đồ hoạ rời".

Không ngại sự thoái hoá bởi tiếp nhận một từ mới bởi dần sẽ thành quen như các từ của Pháp vào VN. Các từ kỹ thuật sẽ được bắt đầu định hướng ngay từ hôm nay, từ nhũng người trẻ này.

Cũng từ "bo mạch đồ hoạ" tôi đã phải nhượng bộ dấu "chấm" đặt ở chữ "o" thay vì ở chữ "a" bởi một anh sysop ở Viện Văn học VN. Tôi vẫn cho rằng "hoạ" chứ không là "họa". Nhưng có lẽ các scrip bỏ dấu thì chỉ thực hiện gọn nhẹ ở vị trí nguyên âm đầu nên có thể người ta cố giữ cách bỏ dấu vậy (?)

Hải Nam  30903

Dân ngôn ngữ mà bảo đặt dấu ở chữ o thay vì a thì lạ thật đấy. Hiện nay mọi nghiên cứu đều thống nhất rằng trong "họa" thì dấu nặng phải đặt ở chữ "a" vì đó là âm chính. Tuy nhiên, cái này lại hoàn toàn phụ thuộc vào tác giả bộ gõ tiếng Việt, vì các bộ gõ hiện này quá thông minh, nó luôn chọn vị trí bỏ dấu được cho là "đẹp" hơn (hòa, hoàn...). Anh Phạm Kim Long tác giả Unikey nói về chuyện này cách đây lâu lắm rồi, nhưng Unikey sao phổ biến bằng AVIM được Sad

Vấn đề thoái hóa ở chỗ chúng ta dùng 1 chữ để diễn tả 2 thực thể khác nhau: bo mạch (board) và cạc (card) hoàn toàn khác nhau như đã nói ở trên. Một graphics card = board + GPU + video RAM + ...