Lầu Năm góc đang nỗ lực thực hiện chương trình “Technology Watch/Horizon Scanning”

Do lo ngại Trung Quốc và quốc gia khác sẽ đưa một lượng lớn thành quả sáng tạo công nghệ cao sử dụng vào lĩnh vực quân sự, Mỹ đã xây xựng một kế hoạch để theo dõi và phân tích những công nghệ được cấp bằng sáng chế vừa mới ra đời.

Ngày 9/1, tờ US Today của Mỹ cho biết, chương trình mới này có tên là “giám sát công nghệ/quét tầm nhìn” (Technology Watch/Horizon Scanning), có thể theo dõi toàn bộ công nghệ đang nghiên cứu phát triển trên toàn thế giới.

Mỹ cho rằng, những kĩ thuật này tuy có thể hỗ trợ cho hành động quân sự của Mỹ, nhưng cũng có thể gây khó khăn nghiêm trọng cho kế hoạch quân sự hiện tại của họ. Đối tượng của nó không chỉ nhằm vào Trung Quốc, nhưng những thành quả sáng tạo mới của nước này đương nhiên là đối tượng phải xem xét đầu tiên.

Ông Patrick Thomas - Giám đốc công ty Thomas, có trụ sở tại Haddonfield, bang New Jersey - nhà thầu chính của dự án này cho biết, số lượng bằng sáng chế công nghệ mới của Trung Quốc đang tăng lên, số liệu trên biểu đồ cho thấy tăng trưởng bằng sáng chế mới của nước này có “bước nhảy vọt”.

Chủ nhiệm Văn phòng tình báo công nghệ Lầu Năm Góc Brian Beachkofski khẳng định, kế hoạch này có ý nghĩa duy trì ưu thế hàng đầu trong nghiên cứu công nghệ của quân đội Mỹ từ 10 đến 20 năm nữa. Ông cho biết: “khi một số tài liệu kĩ thuật xuất hiện, để áp dụng được vào thực tiễn còn phải mất một thời gian khá dài”.

Đối tượng theo đuổi của chương trình “giám sát công nghệ” là những thuật ngữ nghiên cứu đang thịnh hành trong khoa học kĩ thuật, làm rõ nó được phát triển trong chương trình nghiên cứu và bằng sáng chế nào, đồng thời có ứng dụng vào quân sự trong tương lai hay không. “Quét tầm nhìn” thì tiến hành nghiên cứu những nguồn thông tin này, để xác định xu thế phát triển mới nhất.

Chương trình “Technology Watch/Horizon Scanning” sẽ đặc biệt tập trung vào các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành và hồ sơ cấp bằng sáng chế, để từ những nghiên cứu sơ khai của các trường đại học và doanh nghiệp tư nhân, tìm ra các công nghệ mới.

Theo báo cáo, công nghệ quân sự mới, ngay cả khi công nghệ rẻ tiền, đều có thể làm cho một số quốc gia nhanh chóng thay đổi ưu thế chiến lược của mình. Ví dụ: Trong chiến tranh Iraq và Afghanistan gia tăng trang bị bom tự tạo, bắt buộc Mỹ phải triển khai một chương trình tiêu tốn 50 tỉ USD năm 2007, để nghiên cứu ra loại xe vận chuyển thiết giáp hạng nặng có khả năng chống chịu được bom mìn.

Tháng 4 năm ngoái, dự toán của Lầu Năm Góc đã thể hiện rõ, “chương trình giám sát công nghệ” sẽ đi sâu nghiên cứu địa vị của Mỹ về khoa học và công nghệ trên toàn cầu, nhằm xác định những mối đe dọa có thể gây ra ảnh hưởng tiềm tàng đến khả năng quân sự và môi trường tương lai của nước Mỹ.

Theo An Ninh Thủ Đô




Bình luận

  • TTCN (0)