Thông tin và truyền thông đại chúng đóng vai trò quan trọng cuộc sống hàng ngày của chúng ta, các thiết bị lưu trữ cũng đã có tốc độ phát triển rất nhanh để đáp ứng được nhu cầu dữ liệu. Các sản phẩm trong danh sách dưới đây xuất hiện bởi vì không được hoàn thiện từ kĩ thuật, khả năng sử dụng, hoặc khó có thể bán trên thị trường.

Băng cối Reel-to-Reel

Đến thời điểm hiện tại thì băng cối vẫn đang còn trên thị trường nhưng thuộc về món đồ sưu tầm hoặc dành cho những ai có thú vui nghe nhạc hoài cổ. Nếu bạn muốn nghe Reel-to-reel thì trước tiên phải đính hai đầu cuộn tại lên cục quay. Tiếp theo là giãn băng từ rồi đưa qua đầu đọc rồi nối với cuộn băng còn lại. Nếu mọi thứ đều hoàn hảo, bạn có thể được nghe âm thanh chất lượng khá ổn và ít nhiễu. Nếu bất kì phần nào của cuốn băng bị lệch, bị ẩm mốc hoặc đặt ở nơi nào có từ tính cao thì bạn có thể tạm biệt cái phương tiện lưu trữ này. Thiết bị băng cối này được sử dụng khá tốt trong ngành công nghiệp thu âm.

Tuy nhiên sản phẩm về thiết kế, cấu tạo cũng như phương thức sử dụng không phù hợp với đại chúng. Một định dạng băng hai cuộn kèm theo đã được trình làng vào năm 1954 để cải thiện tình hình nhưng đến năm 1964 thì mọi thứ chấm dứt khi mà băng cassette ra đời.

Việc đưa vào sử dụng bằng từ làm một dấu ấn quan trong của lưu trữ dữ liệu, cassette đã làm rất tốt nhiệm vụ này nhưng băng cối thì lại không. Băng cối chỉ có giá trị duy nhất là đặt nền tảng cho dòng phương tiện sử dụng băng từ. Chất lượng lưu trữ hay khả năng hoạt động kém đã biến phương tiện này không được phổ biến rộng rãi trên thị trường tiêu dùng.

Băng điện tử của Nintendo 64 (Cartridges)

Nintendo 64 là một trong những máy chơi game huyền thoại nhưng phương tiện lưu trữ của nó không xứng tầm. Định dạng Cartridges đã báo tử vào năm 2001 tại Nhật Bản, bởi sự ra mắt của GameCube.

Sau hai nỗ lực để phát triển CD dựa trên tiện ích dành cho SNES thất bại, Nintendo muốn có một sản phẩm để quay trở lại với giới truyền thông trong những năm 90. Mặc dù thời điểm đó Sega và Sony đã bắt đầu phát hành các đĩa CD dành cho console game còn Nintendo lại tự trói mình khi đưa băng game với một bộ nhớ duy nhất thay vì bộ nhớ dành riêng cho CPU hoặc video. Điều này đã khiến Nintendo bắt đầu hụt hơi và tạo điều kiện cho Sony sớm thống trị ngành công nghiệp game

Thời điểm mà các game thủ thõa mãn với đĩa CD game của PlayStation thì Nintendo ra mắt N64 với hộp game Cartridges có dụng lượng tối đa 64 MB. Cartridges có lợi thế là tốc độ load game nhanh, độ bền cao hơn so với CD thời điểm đó nhưng giá thành cao rất nhiều lần. Một trong những điều tồi tệ khác là thiết bị này quá bất tiện đối với với nhà phát triển thứ 3, tiêu biểu là Square đã ra đi khỏi hệ sinh thái Nintendo. Tựa game đỉnh cao Final Fantasy được nhượng quyền thương mại đã được nhanh chóng chuyển đến PlayStation, và không bao giờ quay trở lại nền tảng Nintendo.

Cuối cùng, Nintendo đã cố gắng để khắc phục tình hình bằng cách tung ra các tiện ích 64DD vào tháng 12/1999. Phụ kiện này có khả năng tăng thêm 64 Mb dung lượng lưu trữ thông qua đĩa quang từ tính độc quyền. Nhưng mớ hỗn độn này nhanh chóng bị dẹp sang một bên chỉ sau vài tháng xuất hiện. Nintendo đã chấm dứt chuỗi thất bại với N64 bằng thế hệ game console mới là Nintendo DS và Wii.

Đĩa Zip- sự thất bại của superfloppy

Đĩa mềm 3.5-inch đã rất thành công từ thập nên 80 - 90 và đã có nhiều định dạng mới để nhằm thay thế. Floptical, HiFD, SuperDisk, và UHD144 đều đĩa dung lượng cao với kích thước bề ngoài tương tự như đĩa mềm 3,5 inch, nhưng đĩa Zip Iomega là nổi lên hơn tất cả. Ban đầu đĩa Zip có thể lưu trữ khoảng 100 MB dữ liệu - gấp 70 lần so với đĩa "mê tư" tiêu chuẩn. Đó được xem như niềm hi vọng mới của đĩa lưu trữ giữa những năm 90, nhưng giá thành lúc đó là 20 USD/đĩa đã gây khó khăn trong việc bình dân hóa.

Trước đó, "Zip-100" không tương thích với các ổ đọc đọc đĩa thậm chí với cả ổ đĩa 3,5 inch phổ biến lúc bấy giờ. Sự phân mảnh thị trường trong và tự tao định dạng riêng của mình đã làm đĩa Zip khó tiếp cận với người dùng người tiêu dùng.

Ổ đĩa Zip thời điểm đó sử dụng kĩ thuật định vị quang học để ghi dữ liệu nên tốc độ khá cao (khoảng 1 MB/s) và nếu dùng với card SCSI, tốc độ không thua gì ổ cứng IDE. Nhưng cùng lúc đó là việc giá thành ổ cứng máy tính và đĩa CD giảm giá thành vào cuối năm 1990 đã thay đổi cuộc chiến superfloppy

Memory Stick- Thảm họa của Sony

Sự bùng nổ thẻ nhớ Flash những năm 1990 đã tạo ra vô số đối thủ cạnh tranh. Thẻ nhớ Flash và SD nhỏ gọn đã trở nên nổi tiếng và thống trị thị trường bởi khả năng lưu trữ kèm theo tính tiện dụng. Tuy nhiên Sony lại chủ yếu tập trung vào định dạng thẻ nhớ Memory Stick độc quyền của mình kể từ khi được giới thiệu vào năm 1998. Trong nhiều năm qua, Sony luôn từ chối hỗ trợ các định dạng khác bất chấp sự tăng phổ thẻ SD, và Sony vẫn được biết đến cho đến ngày nay chỉ sử dụng định dạng độc quyền riền của mình.

Về bản chất công nghệ cốt lõi thì Memory Stick không thực sự khác biệt so với SD. Cả 2 định dạng có kích thước khác nhau, tốc độ cũng vậy nhưng nhìn chung thì SD có dung lượng lớn hơn và khả năng bao phủ thị trường tốt. Memory Stick luôn đắt hơn thẻ SD có cùng dung lượng, nhu cầu thẻ nhớ tương đối thấp, và số lượng các nhà sản xuất bên thứ ba tương đối hạn chế. Việc tiết kiệm tiền với các định dạng độc quyền sẽ thuận tiện cho Sony nhưng đẩy rắc rối đến với người dùng.

PlayStation Portable của Sony được hỗ trợ độc quyền Universal Media Disc và thẻ nhớ Memory Stick, vì vậy người tiêu dùng đã được phần lớn buộc phải lãng phí tiền bạc vào các định dạng lưu trữ khi muốn sở hữu thiết bị cầm tay hàng đầu của Sony. Khi PlayStation Vita đã được công bố, Sony đã chính thức bỏ hỗ trợ thẻ nhớ Memory Stick. Người ta kì vọng vào việc sẽ có định dạng thẻ nhớ phổ thông nhưng đáng buồn là Vita không hỗ trợ thẻ nhớ SD hoặc thậm chí Compact Flash. Thay vào đó, Vita có thẻ nhớ flash độc quyền riêng của mình và một định dạng flash riêng biệt cho các trò chơi đặc biệt. Không ngạc nhiên khi một thẻ nhớ 64 GB Vita được bán lẻ với giá cao gấp 2 lần so với microSDXC cùng dung lượng. Cuối cùng những di sản thẻ nhớ Memory Stick vẫn còn đó.

VHS (Video-Home-System)

Băng từ VHS nổi lên như một phương tiện giải trí tuyệt vời vào đầu những năm 70 và thực sự phổ biến thập niên 80-90 trước khi giãy chết bởi làn sóng đĩa DVD. Trước khi nổi lên và phổ biến toàn cầu thì VHS cũng đã có môt cuộc chiến nảy lửa với đối thủ đồng hương là Betamax. Định dạng VHS do JVC phát triển còn Betamax là sản phẩm độc quyền của Sony.

Nói về bản chất thì định dạng Betamax của Sony là lựa chọn tốt hơn. Các băng Betamax nhỏ gọn so với VHS, ít bị nhiễu âm hơn và hỗ trợ nhiều tính năng tiện dụng, tiêu biểu là Peep Search. Trên tất cả là cơ chế M-Load bên trong của VCR nổi tiếng với việc ăn mòn các băng từ, chất lượng video giảm dần mỗi lần phát lại. JVC, nhà phát triển của VHS, đã có thể nhanh chóng phát hành băng và VCR có thời lượng ghi đến 4 giờ còn Sony mãi cũng chỉ đạt tới 2 giờ là cao nhất.

Đĩa Laser

Một vài năm sau cuộc chiến định dạng giữa VHS và Betamax, đĩa laser được ra đời. Đĩa quang lớn này là một bước tiến lớn về tính năng và chất lượng video nhưng lại có quá nhiều vấn đê riêng dẫn đên sự thất bại của một phương tiện lưu trữ. Trước tiên là về kích thước khi đĩa này nặng tới hơn 200g,kích thước đường kính vành ngoài 300 mm (khá lớn so với kích thước 120 mm của đĩa CD/DVD hiện nay). khó để lưu trữ và dễ hỏng. Thậm chí các đĩa lase phải phải quay tại tốc độ 1800 RPM nên tạo ra tiếng ồn rất lớn trong phòng.

Khả năng đọc dữ liệu bị lỗi và nhiều đĩa bị môt phản ứng hóa học gọi là "thối laser" đã làm cho chất lượng nhanh chóng làm suy giảm. Tệ nhất là các đĩa khổng lồ này chỉ có thể lưu trữ 30-60 phút video mỗi bên, vì vậy một bộ phim có thể bị chia thành nhiều đĩa.

HD-DVD

Cũng giống như các cuộc chiến định dạng của những năm 70, có 2 định dạng độ nét cao cạnh tranh khốc liệ giữa những năm 2000. Và HD-DVD đã bị loại ra khỏi cuộc chiến vào năm 2008 bởi Blu-ray được Sony hậu thuẫn. Một đĩa đơn HD-DVD có dung lượng 15 GB trong khi đó Blu-ray có thể chứa 25 GB dữ liêu. Các trò chơi, phim truyền hình và sao lưu dữ liệu đạt được nhiều lợi ích từ Blu-Ray.

Hầu hết các hãng phim lớn và các công ty thiết bị điện tử không còn sử dụng HD-DVD nào. Công cụ lưu trữ này không hỗ trợ khả năng chống sao chép như Blu-Ray. Người chơi HD-DVD cần các phụ kiện để hỗ trợ âm thanh Dolby Digital Plus, Dolby TrueHD, bộ giải mã AV, và kết nối internet - trong khi, đó chính là các tính năng hoàn toàn tùy chọn với đầu đĩa Blu-Ray. Disney và Fox không có HD-DVD trong danh mục, Warner Bros rút lui vào tháng 1/2008, và ngành bán lẻ và cho thuê giảm sút ngay sau đó. Một tháng sau, Toshiba chính thức được gọi là chia tay, và Blu-Ray tiếp nhận toàn bộ thị trường.

Theo PCWorld VN




Bình luận

  • TTCN (0)