Khóa iPhone giúp điện thoại bảo mật hơn.

Apple đã giới thiệu iPhone năm 2007 và iPad năm 2010, những sản phẩm này không chỉ tạo ra nguồn lợi nhuận khổng lồ cho họ, mà còn cho hàng ngàn công ty khác. Khi thị trường điện thoại smartphone và tablet đang ngày càng lớn mạnh, thì tỉ lệ tội phạm cũng gia tăng theo.

Theo một nghiên cứu gần đây được tiến hành bởi Consumer Reports, các sản phẩm này đã trở thành mục tiêu chính cho những tên trộm cướp, và bán lại ở nơi khác chỉ với vài trăm USD. Năm ngoái, có khoảng 3,1 triệu người Mỹ đã bị đánh cắp smartphone, tỉ lệ này đã tăng gấp đôi so với năm trước.

Đối mặt với vấn nạn trộm cắp này, Apple đã giới thiệu một tính năng bảo mật mới được tích hợp trong iOS 7 vào năm ngoái gọi là iCloud Activation. Để khởi động hệ thống kích hoạt, người dùng cần phải cung cấp Apple ID và mật khẩu để xóa và tái khởi động lại hệ thống iOS.

Đối với chủ sở hữu các thiết bị iOS chủ yếu đến từ người dùng iPhone, đây là những bức tường an ninh để có thể đảm bảo chống lại những tên trộm. Hoặc nếu có ai đó xâm phạm vào điện thoại thì cũng không thể làm được gì nhiều với nó.

Tại New York và San Francisco nơi được cho là có mạng lưới tội phạm tồi tệ nhất. Các chính trị gia cùng những người tiêu dùng đã rất vui mừng với hệ thống bảo vệ mới này từ Apple. Họ cảm thấy an toàn hơn cho các thiết bị của họ.

Tuy nhiên, vào tháng 9 năm ngoái khi tính năng mới này được ra mắt. Toàn bộ hệ thống kinh doanh mua bán các sản phẩm iPhone và iPad cũ của các công ty và doanh nghiệp nhỏ lẻ hoàn toàn bị tê liệt. Hàng triệu thiết bị cũ được thải ra cùng với sự ra mắt của iPhone mới, thì một loạt các thiết bị không hoạt động sẽ bị bỏ lại, đồng thời làn sóng tiếp theo trong kinh doanh mua bán trao đổi có thể được cho là sẽ rất tồi tệ đang bắt đầu.

Chúng tôi đang đi theo hướng ngược lại

Eric Gurry, thuộc công ty trao đổi và tái chế Mindful eCycling cho biết, "thay vì thiết bị đó được đưa trở lại vào thị trường thương mại, thì cuối cùng nó lại bị tiêu hủy. Chúng ta có thể tái sử dụng được một số các bộ phận mà thôi". "Chúng tôi đang cố gắng đi theo hướng ngược lại để mang hiệu quả lại cho hàng triệu các thiết bị đã được sản xuất".

Công ty của ông Gurry là một trong số các đơn vị có thể xử lí và tái chế những thiết bị hay smartphone đời cũ. Đây cũng là nơi đánh giá phận loại trước khi các sản phẩm được quyết định được tân trang lại và bán cho một chủ sở hữu mới hoặc là được chia nhỏ ra và bán theo từng bộ phận riêng biệt. Công đoạn cuối cùng là đem đến các nhà máy phân hủy.

Một số người còn tặng các thiết bị đã sử dụng thông qua các chương trình game show như “điện thoại di động dành cho người lính”, tham gia chương trình khuyến mãi “đổi cũ lấy mới” với công ty Mindful eCycling.

Gurry cho biết: "Bạn không thể bán một chiếc điện thoại khi mà thiết bị đó chỉ có thể hoạt động với một dãy số IMEI trên từng con chip riêng biệt mà chỉ có người chủ đầu tiên được cung cấp. Có lẽ chỉ còn cách là đập cái điện thoại ra thành từng mảnh để bán màn hình, pin cùng các bộ phận của nó, hoặc là sau đó nấu chảy các bo mạch chủ và bán lại với 0.85 USD".

Giải pháp chống trộm của Apple đã làm ảnh hưởng rất nhiều cho cả hệ thống của công ty ông.

Công ty của Adam Hendin - HendinTech, có trụ sở đặt tại Toronto, Canada. Đây là khâu cuối cùng của hệ thống phân loại các thiết bị điện thoại cũ bị hư hại và sữa chữa tân trang lại các thiết bị. Hầu hết, các sản phẩm khi đến đây đều sẽ được thẩm định để được sữa lại hoặc rã ra để bán như những bộ phận thay thế.

Tuy nhiên, cũng có một số các thiết bị vẫn đang trong thời gian được bảo hành và còn rất mới, chúng được mang đến đây với hệ thống khóa đang được kích hoạt.

"Chúng tôi không được phép truy cập các thiết bị đang kích hoạt hệ thống khóa vì như vậy là sai luật”, Hendin nói. “Những thiết bị còn rất mới và hoàn toàn có thể tái sử dụng nhưng với công ty của chúng tôi, đây thực sự là một sự xấu hổ khi không có bất kì sự trợ giúp nào cho các công ty như chúng tôi nào để có thể can thiệp vào hệ thống các thiết bị”.

Hendin đã liên lạc với Apple về vấn đề này. Tuy nhiên, hãng vẫn chưa đưa ra bất kì giải pháp nào. Kết quả là, công ty HendinTech chỉ có thể rã các thiết bị đang bị khóa và biến nó thành các phụ tùng thay thế, và tháo rời toàn bộ các bo mạch chủ với hi vọng rằng Apple sẽ thu mua lại nó.

Các bộ phận bị tháo rời này càng để lâu thì giá trị của chúng càng giảm theo thời gian. Apple đã từ chối bình luận trên trang The Verge về những yêu cầu của một số công ty mua lại thiết bị cũ với số lượng lớn. Các công ty này đang phải đối mặt với vấn đề không thể sử dụng được các thiết bị đã bị khóa. Họ cũng yêu cầu Apple hỗ trợ trong vấn đề tái chế và tái sử dụng những thiết bị cũ bằng cách nhắc nhở các khách hàng, nên mở khóa kích hoạt iCloud trước khi gửi các thiết bị đến đây.

Kyle Wiens người sáng lập và là giám đốc điều hành của iFixit nói "điều này thực sự gây hại đến rất nhiều người trong vấn đề phi lợi nhuận và tái chế các thiết bị cũ", là người một nhà phê bình lâu năm các sản phẩm từ Apple. "Tôi biết hầu hết các nhà tái chế và sữa chữa các thiết bị điện tử cũ đang vô cùng hoảng loạn."

Hendin đã mô tả nó như là một sự hoảng loạn và phiền toái. Ông cũng cho biết sau khi iOS 7 đầu tiên xuất hiện thì tỉ lệ các thiết bị bị khóa ngày càng nhiều hơn. Tuy có giảm đáng kể, nhưng để quản lí các thiết bị này một cách triệt để thì chưa thể.

Giá điện thoại cũ đang thay đổi liên tục

Việc kinh doanh mua bán lại các điện thoại smartphones cũ đang ở trong tình trạng lên xuống không ngừng, các đại lí thì xem nó như là một hiện tượng tương tự như khi đang chơi thị trường chứng khoán.

Trước khi chiếc điện thoại mới ra đời, giá của nó sẽ tăng đột biến, sau đó từ từ giảm dần. Chuyện giá cả lên xuống nhanh hay chậm hoàn toàn tùy thuộc vào các nhà sản xuất cùng mô hình cơ cấu trong ngành công nghiệp điện thoại smartphone.

Khóa phần mềm của Apple, cho phép kiểm soát thiết bị tối đa, hãng đã bổ sung thêm một lớp khóa hoàn toàn mới, và điều đó càng làm cho mọi thứ trở nên phức tạp hơn cho việc kinh doanh mua bán lại các thiết bị cũ.

Hiện nay Apple cũng đã cung cấp nhiều cách thức cho người dùng loại bỏ các lớp khóa của thiết bị iOS, nhưng điều này lại không dành cho các công ty mua bán điện thoại hay máy tính bảng cũ.

Tại hội nghị phát triển hàng năm được tổ chức vào tháng 6 vừa qua, giám đốc điều hành của Apple vừa giới thiệu thêm một tính năng khóa kích hoạt mới như là một động thái "ngăn chặn hành vi trộm cắp thật sự mạnh mẽ”.

Một phần để ngăn chặn việc trộm cắp lợi dụng điều đó. Một phần để các nhà sản xuất smartphone cung cấp một hệ thống dịch vụ tìm iPhone - Find Mi iPhone cho phép người dùng xác định vị trí, khóa từ xa, và xóa thông tin trên thiết bị của họ.

Khóa iCloud được thiết kế để ngăn chặn những tên trộm

Mặc dù không ngừng nỗ lực để cải thiện sự bảo mật. Tuy nhiên, vào tháng trước, một nhóm các hacker đã công bố rằng, họ đã có thể bỏ qua tính năng khóa kích hoạt của Apple bằng cách giả mạo số ID, cho phép họ xâm nhập vào hệ thống các thiết bị của người dùng và máy chủ của Apple. Theo nhóm này cho biết, phương pháp này đã được tiết lộ cho Apple vào khoảng tháng 3 và đã được sử dụng trên 70.000 máy iOS.

Một số các công ty khác đang đi theo hướng kinh doanh của Apple, bao gồm Google và Microsoft, họ cũng cung cấp các phần mềm miễn phí cho phép xác định vị trí và vô hiệu hóa các thiết bị từ xa. Tuy nhiên, lại không có phương pháp nào để vô hiệu hóa các thiết bị trong trường hợp kẻ trộm xóa các ứng dụng này khỏi thiết bị.

Samsung cũng đã cố gắng tìm giải pháp khóa kích hoạt cho riêng mình, mặc dù ý tưởng đó đã bị từ chối bởi chính các người dùng. Theo đó với tính năng tái kích hoạt yêu cầu phải có mật mã để xóa sạch dữ liệu trên điện thoại, nhưng nó lại không được cài đặt sẵn trên các thiết bị mới.

Do đó các nhà lập pháp ở các tiểu bang và liên bang đã yêu cầu các nhà sản xuất điện thoại thêm vào tính năng xóa dữ liệu và vô hiệu hóa thiết bị từ xa như một tính năng tiêu chuẩn trong thiết bị. Một dự luật được thông qua vào tháng trước ở Minnesota, yêu cầu tất cả các điện thoại mới được bán ở trong tiểu bang phải được cung cấp một "nút tắt"- "kill switch" từ xa và dự luật này sẽ có hiệu lực vào khoảng tháng 7 năm 2015.

Một dự luật khác ở California cũng yêu cầu điều tương tự, và có thể sẽ có hiệu lực vào cuối tháng này. Ngoài ra còn có một dự luật được giới thiệu trong Quốc hội vào tháng 2, nhằm mục đích cung cấp tính năng xóa và khóa từ xa cho tất cả người tiêu dùng ở Mỹ.

Với sự gia tăng trong việc kinh doanh tái sử dụng và mua bán lại smartphone thì sẽ có một số lượng lớn lợi nhuận bị thất thoát trong năm nay. Theo NextWorth, một công ty mua bán điện thoại và các thiết bị điện tử đã qua sử dụng, “việc kinh doanh mua bán trao đổi smartphone cũ chỉ tính riêng ở Mỹ đã lên đến 3 tỉ USD”. Gazelle, một đối thủ cạnh tranh NextWorth, cho biết họ đã giao dịch hơn 2 triệu thiết bị kể từ khi khai trương cách đây sáu năm, và đã chi ra hơn 150 triệu USD.

Apple cũng đã bắt đầu chuyển hướng sang kinh doanh mô hình tương tự. Một tháng trước khi iOS 7 được phát hành, công ty đã phát động một chương trình tái sử dụng và thu gom thiết bị cũ. Khuyến khích người dùng mang iPhone đã qua sử dụng tới cho các cửa hàng bán lẽ do công ty ủy quyền để đổi iPhone mới. Dự án này được tung ra để người dùng có thể trực tiếp mua iPhone từ Apple thay vì thông qua các cửa hàng hay đại lí thứ ba.

Apple đã kí hợp đồng với PowerOn, một công ty chuyên mua bán trao đổi và thu gom các thiết bị cũ được đặt tại phía bắc trụ sở chính của Apple tiểu bang California.

Khi được hỏi về điều này, Gazelle một đại diện của PowerOn nói họ cũng đã đưa ra yêu cầu tương tự cho khách hàng của mình là “hãy vô hiệu hóa tính năng khóa trước khi gửi điện thoại đến đây”. Ông cũng cho biết thêm là công ty sẽ gửi trả lại các thiết bị cho khách hàng nếu như họ không tự vô hiệu hóa các thiết bị của họ.

Tương tự như PowerOn, một chương trình khuyến mại “đổi cũ lấy mới” cũng được cung cấp bởi hệ thống dịch vụ T-Mobile thông qua các nhà bán lẻ như Best Buy. Họ cũng đưa ra đề nghị sẽ không chấp nhận các thiết bị nào không vô hiệu hóa hệ thống khóa trước khi mang đến.

Theo Zing




Bình luận

  • TTCN (0)