1. Tyche

Tyche là giả thuyết về một hành tinh khí khổng lồ nằm trong đám mây tinh vân Oort. Tyche cách mặt trời 25.000 UA (đơn vị thiên văn - khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời, vào khoảng 150 triệu km) và có chu kì quỹ đạo lên đến 1,8 triệu năm. Khối lượng của Tyche khá lớn, Nó gấp 4 lần khối lượng sao Mộc, và duy trì nhiệt độ vào khoảng – 73 độ C.

Tuy nhiên những giả thuyết về sự tồn tại của Tyche không thực sự thuyết phục các nhà khoa học. Ngày 7/3/2014, báo cáo của NASA đã khẳng định không tồn tại hành tinh nào giống như Tyche.

2. Sedna

Sedda là một thiên thể nằm ở rất xa trong hệ Mặt trời được phát hiện vào năm 2003 bởi một nhóm các nhà khoa học. Nó phải mất 11.400 năm để hoàn thành một quỹ đạo elip quanh mặt trời với vị trí gần nhất là 76 UA. Nhưng nó có thực sự tồn tại hay không đến nay vẫn là một câu hỏi lớn đối với các nhà khoa học.

3. Hành tinh lạ trong vành đai Kuiper

Vành đai Kuiper là các vật thể của hệ Mặt Trời nằm trải rộng từ phạm vi quỹ đạo của Sao Hải Vương (khoảng 30 AU) tới 44 AU từ phía Mặt Trời.

Các thiên thể trong vành đai Kuiper đều có kích thước của một tiểu hành tinh. Sao Diêm Vương, "cựu hành tinh" nhỏ nhất trong Hệ Mặt Trời được coi là một phần của vành đai Kuiper. Số lượng những thiên thể tìm thấy trong vành đai ngày một nhiều.

Tuy nhiên, ở khoảng cách 49 AU đến Mặt Trời, số lượng các vật thể được quan sát thấy giảm sút rõ rệt hiện vẫn chưa biết nguyên nhân của nó.

Một số người cho rằng một thứ gì đó phải tồn tại ở phía ngoài vành đai và đủ lớn tới mức quét sạch mọi mảnh vỡ còn lại, có lẽ lớn như Trái Đất hay Sao Hoả.

Quan điểm này vẫn còn gây tranh cãi và rất khó khăn để có thể phát hiện tung tích hành tinh này.

4. Hành tinh – V

Hành tinh – V được cho là tồn tại giữa sao Hỏa và vành đai tiểu hành tinh. Có thể nó đã từng va chạm với mặt trăng và để lại trên mặt trăng rất nhiều mảnh vụn (một trong số đó chỉ được hình thành do sự va chạm với một thiên thể - quá trình tạo ra đủ nhiệt độ làm tan chảy cả đá) mà tàu Apollo đã từng thu lượm được.

Do đó có giả thuyết cho rằng sở dĩ hành tinh V biến mất là vì nó hút ra khỏi quỹ đạo va chạm với mặt trăng trước khi bốc hơi vì đâm phải mặt trời.

5. Phaeton

Từ năm 1802 người ta đã tin rằng Phaeton thực sự tồn tại giữa quỹ đạo của sao Hỏa và sao Mộc. Vành đai tiểu hành tinh ngày nay được hình thành chính là sản phẩm còn sót lại khi Phaeton bị phá hủy.

Tuy nhiên giả thuyết về sự tồn tại của Phaeton vẫn còn gây tranh cãi trong giới khoa học cho đến tận ngày nay.

6. Vulcan

Quỹ đạo bất thường sao Thủy khiến các nhà khoa học đưa đến một giả thuyết bên trong quỹ đạo của sao thủy tồn tại một hành tinh nhỏ có tên là Vulcan.

Tuy nhiên các nhà khoa học đã tìm kiếm Vulcan trong một thời gian dài nhưng không thấy. Đến nay, quá trình tìm kiếm vẫn tiếp tục và hi vọng một ngày không xa sẽ tìm thấy nó.

7. Theia

Theia được cho là đã va chạm với trái đất khoảng 4,4 tỉ năm trước, một phần vật chất của nó bị bắn vào quỹ đạo trái đất và tạo thành mặt trăng.

Theia có kích thước xấp xỉ sao Hỏa, nằm ở quỹ đạo giữa mặt trời và trái đất. Tuy nhiên nhiều giả thuyết cho rằng sự hình thành mặt trăng được góp mặt của nhiều yếu tố trong đó Theia chỉ là một trong số đó mà thôi.

8. Hành tinh – X

Đầu thế kỉ 20, nhà khoa học Percival Lowell đưa ra một giả thuyết rằng có một hành tinh nằm bên ngoài Hải Vương Tinh mà chúng ta chưa quan sát được.

Ông đặt tên cho nó là hành tinh – X, đơn giản vì lực hấp dẫn của sao Thiên Vương tinh không đủ để ổn định quỹ đạo của Hải Vương tinh trừ khi có thêm một hành tinh nữa.

Tuy nhiên ngày nay các nhà khoa học đã chứng minh không có hành tinh nào tồn tại bên ngoài Hải Vương tinh. Mặc dù vậy cụm từ hành tinh – X vẫn được dùng đến ngày nay để chỉ nhưng hành tinh bí ẩn chưa được khám phá.

Theo VTC.



Bình luận

  • TTCN (0)