Cũng trong khoảng thời gian 4 năm đó, giá bán trung bình của iPad giảm 33,5%, iPad Mini và các dòng iPad kế tiếp cũng phải giảm giá khi đã qua thời kì "đỉnh cao" của chúng. Sau khi kết thúc quý 2/2011, giá trung bình của iPad giảm ít đi.

Giá trung bình của iPhone cũng giảm từ tháng 9/2010. Tính đến quý vừa rồi, giá trung bình của iPhone giảm 12% so với cách nay 4 năm.

Mặc dù Apple không tiết lộ lợi nhuận họ đạt được của 3 dòng sản phẩm phần cứng chủ đạo trên nhưng có thể đoán được rằng lợi nhuận chủ yếu đến từ máy Mac, trừ khi tỉ lệ phần trăm doanh thu ấy không quy đổi được thành lợi nhuận. Và tỉ lệ giá trung bình ấy cho thấy Mac vẫn đứng đầu, đương nhiên giá một chiếc Mac luôn cao hơn iPhone và iPad.

Sự thật về việc giá trung bình của Mac luôn ở mức ổn định trong vòng 4 năm liền có nghĩa là Apple không đẩy mạnh số lượng sản xuất để giữ mức giá trung bình không bị giảm, là điều họ từng làm với iPhone (rất thành công) và iPad (thành công ít hơn).

Điều trên không làm biến đổi tính năng động của mô hình kinh donah của Apple. Họ vẫn là hãng sản xuất và bán điện thoại thông minh với 53% doanh thu trong quý vừa rồi là đến từ iPhone. Nhưng việc giữ giá cho Mac mang lại cho Apple một guồng máy lợi nhuận cho công ty.

Ví dụ, trong 12 tháng qua, Mac đạt tổng doanh thu 23 tỉ USD, cao hơn 45% so với doanh thu của Google kiếm được trong quý vừa rồi. Nói cách khác, doanh thu từ Mac trong năm qua của Apple đạt 74% so với doanh thu Google kiếm được trong nửa đầu năm 2014. Rõ ràng so sánh như vậy là không khách quan bởi vì các cooang ti đều có mô hình kinh doanh khác nhau, và do vậy cách tính lãi cũng khác nhau.

Nhưng dùng gì đi nữa thì lợi nhuận của Mac thực sự có khác so với Google?

Theo nhà phân tích độc lập Horace Dediu đề cập trong quyển sách mang tựa "Escaping PCs", ông tính toán rằng lợi nhuận từ Mac của Apple cao hơn 5 nhà sản xuất máy tính cộng lại.

Computerworld dựa trên phương pháp tính toán của Dediu để cập nhật số liệu của quý kết thúc tháng 6/2014 (số liệu của Dedui lấy từ tháng 12/2012), và tính ra mỗi chiếc Mac bán ra, Apple lời 27,5%, tương đương 345 USD, và tổng cộng lợi nhuận họ đạt được đến 1,52 tỉ USD khi kết thúc quý vừa rồi.

Còn lợi nhuận của toàn bộ các mảng kinh doanh của Google đạt 27%.

Vậy còn Mac so với iPad thế nào?

Sử dụng cách tính của Dediu, Apple chuyển lợi nhuận trung bình 122 USD cho mỗi iPad bán ra được, nhưng bởi vì Apple bán iPad nhiều hơn Mac, 13,3 triệu máy so với 4,4 triệu máy trong quý rồi, nên tổng lợi nhuận máy tính bảng cao hơn, đạt 1,62 tỉ USD trong 3 tháng, từ tháng 4 - 6 vừa qua.

Cuối cùng, kết luận là Mac chỉ với 33% tổng số sản phẩm trong quý vừa rồi lại đạt đến 94% lợi nhuận của iPad. Do vậy, điều này có nghĩa là cứ mỗi một chiếc Mac bán ra, Apple phải bán được tương đương 3 iPad thì lợi nhuận có được mới cân bằng.

Nên nếu tăng số lượng máy Mac bán ra, doanh thu sẽ vượt quá mước lợi nhuận, nhất là khi so với iPad (cũng có thể so với iPhone).

Nên không gì ngạc nhiên khi các nhà phân tích công nghiệp luôn lạc quan về Mac, về tương lai của dòng sản phẩm này và tác động của nó đến Apple.

Ngành công nghiệp máy tính cá nhân trong khoảng thời gian dài ế ẩm (9 quý liền suy giảm) đang được dự đoán trên đà trở lại khi mà người dùng sẽ có nhu cầu nâng cấp, thay thế máy tính cũ. Với lí thuyết ấy, máy Mac mặc dù chỉ chiếm 6% trong tổng số máy tính bán ra trên toàn cầu, vẫn có cơ hội lớn bởi vì người dùng ngày càng nhận ra rằng họ cần ít máy tính hơn, và máy tính họ cần phải đẹp hơn, dùng lâu bền hơn trước và có mức giá cao hơn các thiết bị khác. Đó là những ưu điểm của Mac.

Có những dấu hiệu cho thấy máy Mac trở nên phổ biến. Trong 33 quý vừa qua, nghĩa là hơn 8 năm trời, Mac đã đánh bại mức tăng trưởng trung bình của ngành công nghiệp máy tính cá nhân. Ví dụ trong quý rồi, IDC thống kê mảng kinh doanh PC giảm 2% so với cùng kì năm ngoái. Điều này có nghĩa là Apple bán Mac nhiều hơn 18% so với quý cùng kì năm ngoái.

Apple cũng bán Mac rất tốt ở thị trường Trung Quốc, đạt 39%, gấp 2 lần tỉ lệ toàn cầu của họ. Tại thị trường này, IDC cho biết tổng lượng máy tính bán ra giảm 10% mỗi năm.

Nếu thị phần toàn cầu của Mac tăng lên 12%, nghĩa là gấp đôi so với hiện thời, Apple sẽ thêm tổng doanh thu hàng năm từ 20-25 tỉ USD, và lợi nhuận hàng năm thêm 6 tỉ USD.

Nhiều người đang trông đợi tính năng mới sẽ có trong OS X Yosemite mà Apple hứa hẹn sẽ tung ra trong tháng 10 tới và cũng có vài dấu hiệu cho thấy Apple nhận ra cơ hội để tăng lượng máy Mac bán ra. Tính liên tục và hệ sinh thái phần cứng, phần mềm giúp tương tác giữa các thiết bị, giữa hệ điều hành OS X và iOS, và nhất là tính năng "Handoff" cho phép người dùng tạo một file nào đó trên iPhone hoặc iPad, rồi tiếp tục làm việc với file đó trên máy Mac, là giải pháp mà Apple hướng đến bấy lâu nay.

Nhìn chung, tính nhất quán, liên tục như tính năng Handoff, càng làm rõ cam kết của Apple về một hệ sinh thái phần cứng: tính nhất quán này chỉ chạy với thiết bị nền iOS 8 và Mac chạy Yosemite. Bởi vì iPhone có nhiều hơn Mac nên điều này sẽ kéo thị trường chú ý đến Mac hơn, giúp tăng sản lượng Mac bán ra so với iPhone.

Một yếu tố khác là tính liên tục, nhất quán cần một chiếc máy Mac mới, nghĩa là máy Mac cách nay hơn 3 năm có thể không đồng bộ được vì công nghệ đồng bộ mới của Apple cần đến chuẩn Bluetooth LE (low energy), nên có lẽ thêm một lí do nữa để người dùng Mac cũ nâng cấp lên Mac mới.

Apple đã thay đổi chính sách giá trong thời gian qua, nhất là với MacBook Air hồi tháng 4 vừa rồi, cũng ảnh hưởng đến lượng máy bán ra, cũng là một dấu hiệu cho thấy Apple hiểu được rằng khi ngành công nghiệp gặp vấn đề thì đây là cơ hội cho họ phát triển số lượng. Đây cũng là chiến lược mà Microsoft đạt được thàn hcoong khi tung ra Windows Vista trong 2 năm 2007 và 2008.

Trong cuộc họp tại phố Wall về vấn đề tài chính trong quý vừa qua, CEO Tim Cook và CFO Luca Maestri cho biết dòng máy MacBook tăng đến 18% hàng năm, mà phần lớn nhờ vào lượng MacBook Air. Một lí do khác là Apple giảm giá MacBook Air đến 100 USD/chiếc , tương đương từ 7%-10%, nên đó là dòng máy đầu tiên có giá dưới 900 USD của Apple.

Theo PC World VN.




Bình luận

  • TTCN (0)